Các cơ quan quản lý thừa nhận, tiền phạt không phải là “liều thuốc chữa bách bệnh” để kiềm chế sức mạnh ngày càng tăng của Big Tech. Còn các nhà phê bình cho rằng, hình thức phạt tiền chỉ được coi là một phần chi phí kinh doanh mà các Big Tech phải bỏ ra.
Nhiều công ty Big Tech đã bị phạt hàng tỷ USD, vì bị cáo buộc vi phạm luật pháp của khu vực Liên minh Châu Âu (EU) trong thập kỷ qua, tuy nhiên tính hiệu quả của hình thức này tới nay vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi. Phía các nhà phê bình cho rằng, cách này không giúp ích gì nhiều trong việc mở cửa thị trường, và tạo điều kiện cho cạnh tranh công bằng, thay vào đó, hãy chia nhỏ các công ty ra, họ nhấn mạnh.
Ví dụ, Google trong nhiều năm đã tranh cãi về khoản tiền phạt khoảng 8 tỷ euro do Ủy ban Châu Âu đưa ra, vì cáo buộc hành vi phản cạnh tranh công bằng trong ba vụ kiện mang tính bước ngoặt trước tòa án ở Luxembourg. Gần đây hơn, Apple cho biết, họ sẽ kháng cáo khoản tiền phạt 1,8 tỷ euro do Châu Âu ban hành, vì đã cản trở sự cạnh tranh công bằng từ các dịch vụ phát nhạc trực tuyến đối thủ. Chắc chắn, về mặt con số thì những khoản tiền phạt này rất cao.
Vụ phạt liên quan đến Apple vào tháng trước là mức phạt cao thứ ba mà Châu Âu từng áp dụng đối với một công ty (sau hai hình phạt lớn đối với Google). Nhưng ngay cả các quan chức cũng tự hỏi, liệu các mức phạt đó có đủ sức răn đe để ngăn chặn các công ty công nghệ lớn hành xử tồi tệ trên thị trường hay không.
Các cơ quan quản lý khác cũng đã đi theo con đường áp đặt các hình phạt tài chính lớn. Vào năm 2020, Pháp đã phạt Apple 1,1 tỷ euro vì vi phạm phân phối trực tuyến, mặc dù mức phạt sau đó đã giảm xuống còn 372 triệu euro khi Apple kháng cáo. Và vào năm 2021, Ý đã phạt Amazon 1,13 tỷ euro, vì cáo buộc phân biệt đối xử với người bán bên thứ ba.
Gần đây hơn, những công ty như Meta và Apple đã chuẩn bị tinh thần cho những khoản tiền phạt mới khổng lồ, khi Châu Âu tìm cách xác định xem liệu họ có tuân thủ đúng Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số mang tính bước ngoặt hay không. Đây vốn là một đạo luật mới nhằm mở cửa thị trường, và nuôi dưỡng các công ty khởi nghiệp Châu Âu, đồng thời giúp cải thiện trải nghiệm của người tiêu dùng khu vực.
Những công ty Big Tech vi phạm đạo luật phải đối mặt với hình phạt lên tới 5% doanh thu toàn cầu của họ. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý thừa nhận, tiền phạt không phải là “liều thuốc chữa bách bệnh” để kiềm chế sức mạnh ngày càng tăng của Big Tech.
Margrethe Vestager, Phó Chủ tịch Điều hành EU phụ trách Chính sách kỹ thuật số, đã nói vào tháng trước: “Mục đích của việc xử lý các vụ việc không phải là đưa ra các khoản tiền phạt. Vấn đề là chúng ta cần có những biện pháp ngăn chặn thực sự mạnh mẽ để buộc những “kẻ gác cổng công nghệ” phải thực hiện những gì họ cần phải làm để mở cửa thị trường, khiến thị trường trở nên cạnh tranh công bằng, và khiến người tiêu dùng được hưởng lợi nhiều từ những điều đó, đó chính là sự đổi mới, mức giá thấp hơn, cũng như mang đến nhiều sự lựa chọn hơn cho người tiêu dùng“.
Các nhà phê bình cũng cho rằng, các công ty công nghệ lớn chỉ coi tiền phạt là một phần chi phí kinh doanh mà họ phải bỏ ra. Damien Geradin, một luật sư chống độc quyền, cho biết các khoản tiền phạt không có tác dụng răn đe hiệu quả. Ông nói: “Mức phạt chỉ là chi phí kinh doanh mà Big Tech phải ra, và cũng không có khoản tiền phạt nào vượt quá lợi nhuận từ việc Big Tech phớt lờ các quy định có được”.
Thay vì loay hoay tìm kiếm những khoản tiền phạt không hiệu quả, một số nhà phê bình Big Tech đã lập luận rằng, cách duy nhất để tạo ra sự thay đổi là chia nhỏ cơ cấu các công ty. Châu Âu đang xem xét liệu có nên buộc Google bán một phần hoạt động kinh doanh công nghệ quảng cáo của mình, trong nỗ lực mang lại sự cạnh tranh công bằng cho lĩnh vực này hay không.
Tháng 6 năm ngoái, Ủy Ban Châu Âu cho biết, cách duy nhất để Google có thể ngăn chặn các cáo buộc lạm dụng vị trí thống lĩnh của mình là nên bán bớt một phần hoạt động kinh doanh của mình. Google cho biết họ không đồng tình với đánh giá của Ủy Ban Châu Âu. Những người ủng hộ cho rằng, việc chia nhỏ cơ cấu thành các bộ phận nhỏ hơn trong các tập đoàn công nghệ lớn sẽ buộc phải cạnh tranh công bằng hơn về giá cả, và sự đổi mới, do đó mang lại nhiều lợi ích thực sự cho người tiêu dùng.
Giám đốc điều hành OpenAI, Sam Altman được cho là đang gặp gỡ các quan chức chính phủ và ngành ở một số quốc gia, trong nỗ lực hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Vì 2023 là năm của sự phát triển điên cuồng của trí tuệ nhân tạo (AI), nên có lo ngại rằng AI sẽ thúc đẩy những điều tồi tệ liên quan đến các cuộc bầu cử trong năm 2024. Tuy nhiên, theo đại diện của công ty Meta, AI ít được sử dụng trên cơ sở hệ thống để phá hoại các cuộc bầu cử.
Hôm nay 10/4, ASUS Việt Nam chính thức tung dòng laptop Zenbook DUO (UX8406) trang bị hai màn hình cảm ứng 14” Lumina OLED 3K 120Hz, sở hữu nhiều chế độ sử dụng, đặc biệt bàn phím mỏng nhẹ và bàn di chuột Bluetooth® ASUS ErgoSense tháo rời có thể tự sạc điện từ máy mà không cần dây cắm.
Ngày 10/4/2024, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) khai trương Trung tâm dữ liệu Viettel Hoà Lạc lớn nhất Việt Nam với công suất 30MW, được sử dụng nhiều công nghệ mới nhất để xây dựng trung tâm dữ liệu (DC) xanh.
Ngày 9/4/2024, tại Hà Nội, Công ty TNHH MTV Viễn thông Quốc tế FPT (FPT Telecom International – FTI) và Palo Alto Networks đã phối hợp tổ chức sự kiện “An ninh mạng vượt trội từ FTI & Palo Alto Networks” mang tới cho doanh nghiệp các giải pháp toàn diện ngăn chặn tấn công mạng và dữ liệu.
Các nhà nghiên cứu đã khám phá điện toán mô phỏng thần kinh, lấy cảm hứng từ cấu trúc của não để tạo ra một siêu máy tính mạnh gấp 2.000 lần so với bộ não con người.
Trong động thái mới nhất, Malaysia yêu cầu Meta, TikTok phải thực hiện kế hoạch chống nội dung độc hại tràn lan trên các dịch vụ mạng xã hội tương ứng của họ.
Hãng xe điện Tesla của Elon Musk đang gặp khó khăn thực sự ở Trung Quốc, khi các nhà sản xuất xe điện địa phương đang thách thức công ty của Elon Musk về cuộc chiến giá cả xe điện. Và một phương tiện vừa ra lò ở Trung Quốc cho thấy, các nhà sản xuất xe điện địa phương cũng có thể vô tình được hưởng lợi từ Tesla của Mỹ.
Ngày 9/4/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) về chương trình T-09 và hoạt động nghiên cứu sản xuất công nghiệp quốc phòng công nghệ cao của Viettel.
Apple đã sa thải hơn 600 nhân viên, sau khi chấm dứt hai sáng kiến lớn bao gồm dự án xe tự lái được gọi là Project Titan và dự án phát triển màn hình Micro-LED nội bộ. Nó đánh dấu làn sóng cắt giảm việc làm lớn đầu tiên của công ty sau đại dịch Covid-19, trong bối cảnh làn sóng sa thải công nghệ đang ngày càng lan rộng.