Malaysia ra “tối hậu thư” cảnh báo TikTok và Meta

Malaysia yêu cầu Meta và TikTok tăng cường giám sát nội dung độc hại trên mạng xã hội. Ảnh: @adage.

Trong động thái mới nhất, Malaysia yêu cầu Meta, TikTok phải thực hiện kế hoạch chống nội dung độc hại tràn lan trên các dịch vụ mạng xã hội tương ứng của họ.

Sự phổ biến của nội dung có hại trên các nền tảng mạng xã hội trực tuyến là một vấn đề xã hội lớn, nó xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm lời nói căm thù, ngôn ngữ xúc phạm, bắt nạt và quấy rối, thông tin sai lệch, spam, bạo lực, nội dung phản cảm, lạm dụng tình dục trực tuyến, tự làm hại bản thân và nhiều nội dung có hại khác,…

Đứng trước thực trạng này, nhiều nền tảng trực tuyến đã và đang tìm cách kiểm duyệt những nội dung như vậy để hạn chế tác hại cho xã hội, tuân thủ luật pháp, và tạo ra một môi trường hòa nhập hơn cho người dùng của họ ở các thị trường.

Mặt khác, trong thời đại kỹ thuật số, sự giao thoa giữa công nghệ, chính sách thường thể hiện ở quyền tự do internet và quy định nội dung. Hai ví dụ nổi bật về điều này được thấy ở Trung Quốc và Ấn Độ. Ở Trung Quốc, Chính phủ duy trì một trong những hệ thống kiểm duyệt internet toàn diện và tinh vi nhất thế giới. Được biết đến một cách thông dụng là “Bức Tường lửa vĩ đại”, hệ thống này chặn quyền truy cập vào nhiều trang web nước ngoài, và giám sát cũng như kiểm duyệt chặt chẽ bối cảnh kỹ thuật số trong nước. Cách tiếp cận này phản ánh cam kết của Chính phủ Trung Quốc trong việc duy trì kiểm soát chặt chẽ thông tin, và diễn ngôn công khai, với lý do đảm bảo an ninh quốc gia và tính ổn định xã hội.

Ngược lại, Ấn Độ, mặc dù tự hào về một mạng lưới Internet tương đối cởi mở hơn, nhưng cũng đứng trước sự can thiệp nhất định và liên tục của Chính phủ vào bối cảnh kỹ thuật số. Đặc biệt trong thời kỳ bất ổn địa chính trị hoặc căng thẳng xã hội xảy ra, Chính phủ Ấn Độ đã tạm thời ngừng truy cập Internet ở các khu vực cụ thể, hoặc yêu cầu xóa nội dung khỏi các nền tảng truyền thông xã hội, mà họ cho là có mối đe dọa đối với trật tự công cộng hoặc an ninh quốc gia.

Không chỉ ở hai quốc gia kể trên, xu hướng tương tự trong quy định nội dung và mối quan ngại về quyền riêng tư người dùng trực tuyến cũng được thể hiện rõ ở Malaysia. Trong động thái mới nhất, Malaysia kêu gọi nhà điều hành Facebook- Meta và dịch vụ video dạng ngắn TikTok nên tăng cường giám sát trên các nền tảng dịch vụ mạng xã hội tương ứng của họ, khi Chính phủ báo cáo có sự gia tăng đột biến về nội dung truyền thông xã hội có hại xuất hiện trong năm 2024.

Cụ thể, trong ba tháng đầu năm 2024, Chính phủ Malaysia đã báo cáo có 51.638 trường hợp nội dung có hại trên các nền tảng truyền thông xã hội lên Meta và TikTok, yêu cầu hai công ty này phải có hành động tiếp theo. Con số mới nhất 51.638 trường hợp tăng cao hơn nhiều so với 42.904 trường hợp được ghi nhận trong cả năm ngoái, theo Ủy ban Truyền thông và Đa phương tiện Malaysia, và Cảnh sát Quốc gia Malaysia đồng cho biết trong một tuyên bố chung.

Các cơ quan trên không nêu rõ loại nội dung nào đã được báo cáo, nhưng các nhà chức trách cho biết, động thái mới này là một phần trong nỗ lực hạn chế sự lan truyền nội dung có hại trên các dịch vụ mạng xã hội, đặc biệt là những nội dung liên quan đến chủng tộc, tôn giáo và hoàng gia tại Malaysia.

Cả hai công ty công nghệ trên đều đã tham dự một cuộc họp do Bộ trưởng Truyền thông Fahmi Fadzil chủ trì vào hôm 8/4, và họ cũng được yêu cầu phải tăng cường nỗ lực giám sát, bao gồm việc xóa các bài đăng liên quan đến lừa đảo và đánh cờ bạc trực tuyến bất hợp pháp, đồng thời phải triển khai xác minh độ tuổi cho trẻ em từ 13 tuổi trở xuống để tăng cường an toàn trực tuyến cho trẻ vị thành niên trên các nền tảng của họ, ngay tại thị trường Malaysia.

Tuyên bố chung tại cuộc họp này nêu rõ: “TikTok và Meta đã được yêu cầu cung cấp kế hoạch, và chiến lược cải tiến với các chi tiết toàn diện như đã thống nhất trong cuộc họp”. Tuy nhiên, cuộc họp này chưa đặt ra khung thời gian bắt buộc, hoặc chỉ định hình phạt sẽ như thế nào nếu các công ty không tuân thủ.

Có thể thấy, kịch bản này cũng là một phần trong quá trình xem xét kỹ lưỡng hơn của Chính phủ các quốc gia, mà TikTok phải đối mặt ở khu vực thị trường Đông Nam Á. Ví dụ, Chính phủ Indonesia đã từng tạm dừng các giao dịch thương mại trực tuyến trên nền tảng TikTok, sau lệnh cấm giao dịch thương mại điện tử trên các mạng xã hội.

Có thể bạn quan tâm
Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc có thể vô tình được hưởng lợi từ Tesla

Hãng xe điện Tesla của Elon Musk đang gặp khó khăn thực sự ở Trung Quốc, khi các nhà sản xuất xe điện địa phương đang thách thức công ty của Elon Musk về cuộc chiến giá cả xe điện. Và một phương tiện vừa ra lò ở Trung Quốc cho thấy, các nhà sản xuất xe điện địa phương cũng có thể vô tình được hưởng lợi từ Tesla của Mỹ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Viettel về Chương trình T-09, nghiên cứu sản xuất công nghiệp quốc phòng công nghệ cao

Ngày 9/4/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) về chương trình T-09 và hoạt động nghiên cứu sản xuất công nghiệp quốc phòng công nghệ cao của Viettel.

Apple cắt giảm lượng nhân sự lớn đầu tiên sau đại dịch Covid-19

Apple đã sa thải hơn 600 nhân viên, sau khi chấm dứt hai sáng kiến ​​​​lớn bao gồm dự án xe tự lái được gọi là Project Titan và dự án phát triển màn hình Micro-LED nội bộ. Nó đánh dấu làn sóng cắt giảm việc làm lớn đầu tiên của công ty sau đại dịch Covid-19, trong bối cảnh làn sóng sa thải công nghệ đang ngày càng lan rộng.

Microsoft ngầm khơi mào cuộc chiến tranh giành nhân tài AI với Google

Microsoft đang mở một Trung tâm AI mới ở London, nơi có DeepMind của Google. Động thái này tạo tiền đề cho cuộc chiến tranh giành nhân tài nảy lửa giữa hai công ty. Google đã và đang cố gắng ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám tài năng, giờ đây có lẽ họ càng phải cố gắng nhiều hơn nữa.

Google đưa tính năng tìm kiếm thiết bị thất lạc cả khi tắt nguồn vào Android

Đúng như dự đoán, Google đã ra mắt mạng Find My Device mới dành cho các thiết bị Android, một bản cập nhật mà người dùng đã mong muốn từ lâu và làm cho nó giống với sản phẩm Apple hơn.

Nhật Bản cảnh báo hậu quả nếu AI không được con người kiểm soát tốt

Công ty viễn thông lớn nhất Nhật Bản và tờ báo lớn đã đưa ra cảnh báo nghiêm khắc về trí tuệ nhân tạo (AI), cho rằng nếu không được kiểm soát, nó có thể dẫn đến sự sụp đổ của xã hội, nhưng AI cũng được kỳ vọng sẽ cải thiện năng suất lao động ở một mức độ nhất định.

Big Tech làm gì khi dữ liệu đào tạo AI sẽ cạn kiệt vào 2026?

OpenAI, Meta, Google và các công ty Big Tech khác đã đào tạo các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) của họ bằng cách sử dụng dữ liệu trực tuyến, nhưng các mô hình AI học nhanh đến mức tất cả dữ liệu đó có thể bị cạn kiệt vào năm 2026.

Vụ kiện giữa Bộ Tư pháp Mỹ với Apple nêu bật khó khăn trong việc điều chỉnh Big Tech

Tính đầy đủ của luật chống độc quyền hiện hành được thử nghiệm trong bối cảnh thời đại kỹ thuật số đang thay đổi nhanh chóng.

Người Nga bắt đầu sửa chữa smartphone thường xuyên hơn

Số liệu thống kê từ các dịch vụ Avito Services và Profi.ru cho thấy nhu cầu dịch vụ sửa chữa đồ gia dụng và điện tử di động ở Nga đang ngày càng tăng, trong khi việc sửa chữa PC ít thường xuyên hơn.

Vì sao nhân tài AI liên tục rời bỏ Meta?

Nhu cầu tuyển dụng nhân tài trí tuệ nhân tạo (AI) đang cao đến mức Giám đốc điều hành Meta, Mark Zuckerberg được cho là đã phải thu hút các kỹ sư và nhà nghiên cứu AI hàng đầu bằng những lời kêu gọi cá nhân. Nhưng Meta cũng đang mất đi những tài năng AI giàu kinh nghiệm thực sự của mình.