Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc có thể vô tình được hưởng lợi từ Tesla

Elon Musk cảnh báo, các hãng xe điện Trung Quốc có thể hạ gục đối thủ như Tesla trên thị trường xe điện, bất chấp các rào cản thương mại được đặt ra. Ảnh: @STR/NurPhoto/Getty Images; Chelsea Jia Feng/BI.

Hãng xe điện Tesla của Elon Musk đang gặp khó khăn thực sự ở Trung Quốc, khi các nhà sản xuất xe điện địa phương đang thách thức công ty của Elon Musk về cuộc chiến giá cả xe điện. Và một phương tiện vừa ra lò ở Trung Quốc cho thấy, các nhà sản xuất xe điện địa phương cũng có thể vô tình được hưởng lợi từ Tesla của Mỹ.

Vào đầu năm nay, CEO Tesla, Elon Musk đã đưa ra cảnh báo rõ ràng về đối tượng, mà ông cho là thách thức lớn nhất đối với tham vọng xe điện của Tesla: Đó là các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc. Vào tháng 1/2024, tỷ phú đứng đầu Tesla đã nói với các nhà phân tích rằng, các đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc, trong đó lớn nhất bao gồm BYD và Geely, sẽ đánh bại hầu hết các công ty ô tô khác trên thế giới, khi họ tăng doanh số bán xe điện trên toàn cầu, với mức giá rẻ hơn nhiều so với mức giá mà Tesla hiện có thể đang cung cấp.

Nỗi lo ngại của Elon Musk rằng Tesla có thể gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh trên thị trường xe điện càng “thấm thía” hơn vào tuần trước, sau khi công ty công bố lượng giao hàng quý đầu tiên của năm 2024 sụt giảm mạnh nhất trong gần 4 năm qua: Giảm 8,5% xuống còn 386.810 xe trong quý đầu tiên.

Nhưng như sự gia nhập mới nhất của Trung Quốc vào thị trường xe điện cho thấy, những lo lắng của Elon Musk về sự cạnh tranh ở thị trường quốc gia tỷ dân này còn có nhiều lý do sâu sắc hơn cần phải đi sâu để hiểu được. Trước mắt, hãy chú ý đến chiếc xe điện Trung Quốc mới nhất “làm mưa làm gió” trong những tuần gần đây.

Xiaomi, công ty công nghệ khổng lồ Trung Quốc thường gắn liền với việc sản xuất điện thoại thông minh, đã cho ra mắt những chiếc xe điện đầu tiên của mình tại một sự kiện sang trọng ở Bắc Kinh vào cuối tháng 3. Speed ​​Ultra 7, một chiếc sedan có tên khác là SU7, có giá khởi điểm 30.000 USD.

Mặc dù phương tiện này bước vào một thị trường xe điện đông đúc có tính cạnh tranh khốc liệt tại Trung Quốc, nhưng việc Xiaomi ra mắt mẫu xe điện rẻ hơn mẫu rẻ nhất của Tesla (chỉ ba năm sau khi nhà đồng sáng lập và CEO tỷ phú Lei Jun công bố kế hoạch phát triển xe điện) – cũng đã thu hút được sự chú ý đặc biệt, điển hình với gần 90.000 đơn đặt hàng trong vòng 24 giờ đầu tiên. Và chính thành công này cũng thu hút sự chú ý về cách Xiaomi đạt được thành tích đó.

Vào cuối năm ngoái, Xiaomi đã chỉ ra rằng, dự án xe điện của họ một phần có thể được thực hiện dễ dàng, khẩn trương nhờ vào quá trình mà họ mô tả là quá trình “đúc khuôn siêu tốc”, mà họ cho biết chính mình đã tự phát triển.

Tuy nhiên, thực tế quy trình sản xuất biến kim loại nóng chảy thành khuôn xe điện đòi hỏi máy móc phức tạp, khổng lồ, nhưng làm thế nào mà Xiaomi, một công ty đã quá quen với việc tạo ra các dòng điện thoại thông minh lại tự quản lý, cũng như tự chủ được công nghệ đó?

Theo một số chuyên gia, có lý do để tin rằng, chính Tesla có thể đã vô tình góp phần vào thành tích xe điện mới nhất của Xiaomi. Kyle Chan, một cộng tác viên nghiên cứu sau tiến sĩ tại Princeton, gần đây đã thu hút sự chú ý đến cách sản xuất xe điện của Xiaomi, bằng các máy móc tương tự như máy “giga press”, mà Tesla từng sử dụng trong quy trình đúc khuôn xe điện của mình.

Như Kyle Chan đã lưu ý trên mạng xã hội X, khi Tesla lần đầu tiên vào Trung Quốc, họ đã hợp tác chặt chẽ với công ty nội địa LK Group để phát triển máy đúc lớn nhất thế giới “giga press” dùng để sản xuất các bộ phận xe điện của Tesla.

Chính sự hợp tác này đã đưa Tesla trở thành người tiên phong trong lĩnh vực sản xuất xe điện sử dụng quy trình công nghệ này. Tuy nhiên, chuyên môn công nghệ về đúc khuôn của LK Group không còn bị giới hạn chỉ riêng ở Tesla sau năm 2022, vì công ty này được cho là đã đạt được thỏa thuận với sáu công ty Trung Quốc khác để cung cấp máy đúc tương tự.

Mặc dù không có xác nhận nào về những công ty đó là ai, nhưng Xiaomi có thể đang sản xuất xe điện, bằng máy móc và kỹ thuật tương tự mà Tesla đã từng song hành tiên phong với LK Group ở Trung Quốc. Nếu đây là sự thật, nó có thể là một thực tế khó chấp nhận đối với Elon Musk và Tesla. Hiện phía Xiaomi đã không trả lời yêu cầu bình luận nào từ đội ngũ tờ Business Insider, sau khi thông tin này được công bố.

Trong nhiều năm qua, các công ty phương Tây luôn lo ngại về việc các công ty Trung Quốc sao chép ý tưởng và đổi mới của họ, để phục vụ thị trường công nghệ của riêng mình, bằng những lựa chọn thay thế rẻ hơn.

Có thể bạn quan tâm
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Viettel về Chương trình T-09, nghiên cứu sản xuất công nghiệp quốc phòng công nghệ cao

Ngày 9/4/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) về chương trình T-09 và hoạt động nghiên cứu sản xuất công nghiệp quốc phòng công nghệ cao của Viettel.

Apple cắt giảm lượng nhân sự lớn đầu tiên sau đại dịch Covid-19

Apple đã sa thải hơn 600 nhân viên, sau khi chấm dứt hai sáng kiến ​​​​lớn bao gồm dự án xe tự lái được gọi là Project Titan và dự án phát triển màn hình Micro-LED nội bộ. Nó đánh dấu làn sóng cắt giảm việc làm lớn đầu tiên của công ty sau đại dịch Covid-19, trong bối cảnh làn sóng sa thải công nghệ đang ngày càng lan rộng.

Microsoft ngầm khơi mào cuộc chiến tranh giành nhân tài AI với Google

Microsoft đang mở một Trung tâm AI mới ở London, nơi có DeepMind của Google. Động thái này tạo tiền đề cho cuộc chiến tranh giành nhân tài nảy lửa giữa hai công ty. Google đã và đang cố gắng ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám tài năng, giờ đây có lẽ họ càng phải cố gắng nhiều hơn nữa.

Google đưa tính năng tìm kiếm thiết bị thất lạc cả khi tắt nguồn vào Android

Đúng như dự đoán, Google đã ra mắt mạng Find My Device mới dành cho các thiết bị Android, một bản cập nhật mà người dùng đã mong muốn từ lâu và làm cho nó giống với sản phẩm Apple hơn.

Nhật Bản cảnh báo hậu quả nếu AI không được con người kiểm soát tốt

Công ty viễn thông lớn nhất Nhật Bản và tờ báo lớn đã đưa ra cảnh báo nghiêm khắc về trí tuệ nhân tạo (AI), cho rằng nếu không được kiểm soát, nó có thể dẫn đến sự sụp đổ của xã hội, nhưng AI cũng được kỳ vọng sẽ cải thiện năng suất lao động ở một mức độ nhất định.

Big Tech làm gì khi dữ liệu đào tạo AI sẽ cạn kiệt vào 2026?

OpenAI, Meta, Google và các công ty Big Tech khác đã đào tạo các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) của họ bằng cách sử dụng dữ liệu trực tuyến, nhưng các mô hình AI học nhanh đến mức tất cả dữ liệu đó có thể bị cạn kiệt vào năm 2026.

Vụ kiện giữa Bộ Tư pháp Mỹ với Apple nêu bật khó khăn trong việc điều chỉnh Big Tech

Tính đầy đủ của luật chống độc quyền hiện hành được thử nghiệm trong bối cảnh thời đại kỹ thuật số đang thay đổi nhanh chóng.

Người Nga bắt đầu sửa chữa smartphone thường xuyên hơn

Số liệu thống kê từ các dịch vụ Avito Services và Profi.ru cho thấy nhu cầu dịch vụ sửa chữa đồ gia dụng và điện tử di động ở Nga đang ngày càng tăng, trong khi việc sửa chữa PC ít thường xuyên hơn.

Vì sao nhân tài AI liên tục rời bỏ Meta?

Nhu cầu tuyển dụng nhân tài trí tuệ nhân tạo (AI) đang cao đến mức Giám đốc điều hành Meta, Mark Zuckerberg được cho là đã phải thu hút các kỹ sư và nhà nghiên cứu AI hàng đầu bằng những lời kêu gọi cá nhân. Nhưng Meta cũng đang mất đi những tài năng AI giàu kinh nghiệm thực sự của mình.

Các giám đốc tài chính ASEAN đồng ý mở rộng thanh toán QR xuyên biên giới

Hôm 5/4, các quan chức tài chính hàng đầu của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đồng ý thúc đẩy việc mở rộng thanh toán QR xuyên biên giới, thông qua các nền tảng tương thích.