Các công tố viên Mỹ đã cáo buộc tin tặc Trung Quốc đang nhắm vào các công ty công nghệ sinh học nghiên cứu về vắc-xin và phương pháp điều trị Covid-19 không chỉ ở Mỹ mà còn nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) buộc tội hai hacker từ Trung Quốc đã đột nhập vào các công ty nghiên cứu hôm 21/7. Bản cáo trạng cho biết các tin tặc đã tấn công vào lỗ hổng trong mạng lưới công nghệ sinh học cũng như các công ty chuyên nghiên cứu vắc-xin, phương pháp điều trị và công nghệ xét nghiệm Covid-19.
Ngoài các công ty Mỹ tham gia nghiên cứu về Covid-19, tin tặc còn được cho là có thể xâm nhập vào một công ty trí tuệ nhân tạo của Anh, một nhà thầu quốc phòng ở Tây Ban Nha và một công ty năng lượng mặt trời ở Úc. Các tin tặc bị cáo buộc đã đánh cắp hàng trăm triệu USD bí mật thương mại, sở hữu trí tuệ và các thông tin kinh doanh khác.
Các tin tặc đã thành công trong việc truy cập vào các mạng lưới bằng cách khai thác các lỗ hổng trong các phần mềm máy chủ web mới để người dùng cài đặt các bản vá kịp thời.
Cáo trạng của DOJ được đưa ra chưa đầy một tuần sau khi nhà chức trách tiết lộ rằng tin tặc Nga đang nhắm vào các trung tâm nghiên cứu vắc-xin Covid-19 ở Mỹ, Anh và Canada. Nhóm hacker của Nga, được gọi là APT29, có thể xâm nhập vào các hệ thống bằng cách tiến hành quét lỗ hổng cơ bản đối với các địa chỉ IP bên ngoài thuộc sở hữu của các tổ chức nghiên cứu khác nhau.
Khi cuộc đua tạo ra vắc-xin Covid-19 vẫn tiếp tục trên thế giới, các hành vi hack như thế này có thể cản trở rất nhiều nỗ lực và phát hiện của các nhà nghiên cứu. Khoảng 35 công ty và tổ chức học thuật hiện đang tìm kiếm một loại vắc-xin. Ngay cả với các ứng viên vắc-xin dạng này, các chuyên gia vẫn dự đoán có thể mất hơn 1 năm để vắc-xin trở nên phổ biến rộng rãi.
Tình trạng tấn công Ransomware đã trở nên phổ biến hơn khi đại dịch Covid-19 xuất hiện và lây lan mạnh mẽ, đặc biệt là ở quy mô hệ thống mạng các trường đại học, cao đẳng.
Các nhà khoa học máy tính đến từ Đại học Aston, Birmingham đã phát triển một ứng dụng sử dụng thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) mới lạ, để chống lại sự lừa đảo và bắt nạt trực tuyến.
Nhờ một camera siêu nhỏ, siêu nhẹ mới, bạn có thể quan sát thế giới tự nhiên một cách chân thực nhất từ phía sau lưng con bọ cánh cứng.
Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas A & M đã phát minh ra một công nghệ mới có thể ngăn chặn pin lithium không bị nóng và hỏng.
Dịch bệnh COVID-19 có thể khiến tình trạng diễn biến nặng hơn ở những bệnh nhân mắc các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh phổi nặng, bệnh tim, cũng như có hệ thống miễn dịch yếu…
Các nhà khoa học tại King College London và Zoe Global Ltd đã thực hiện một công trình nghiên cứu cho thấy, phát ban trên da có thể là biểu hiện triệu chứng mới ở bệnh nhân Covid-19.
Áp dụng chế độ ăn kiêng giàu thực vật có thể trì hoãn quá trình lão hóa sớm, giúp giảm bớt gánh nặng bệnh tật toàn cầu, theo một công bố mới từ Đại học Nghiên cứu Chế độ Dinh dưỡng Hoa Kỳ.
Dơi được coi là nguồn lây nhiễm virus nguy hiểm ảnh hưởng đến con người, bao gồm Ebola, bệnh dại và gần đây nhất là chủng virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch Covid-19. Vậy vì sao cơ thể dơi lại có khả năng dung nạp và kháng các loại virus này?
Nhiếp ảnh gia David Doubilet và Jennifer Hayes vừa hoàn thành bộ ảnh độc đáo về những loài động vật chỉ được phát hiện về đêm dưới biển sâu.
Viện Kiểm soát Tình trạng Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID) vừa thành lập Mạng thử nghiệm phòng ngừa Covid-19 (COVPN) mới, nhằm tuyển dụng nhiều tình nguyện viên thử nghiệm các loại vắc-xin khác nhau, chống lại virus SARS-CoV-2.