Intel chống dịch Covid-19 bằng dữ liệu lớn, y tế thông minh

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Thế Giới Số, ông Santhosh Viswanathan, Giám đốc điều hành khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Intel đã có những chia sẻ một số thông tin quý giá, tầm nhìn, hoạt động trong tương lai của Intel.

Trước tình hình diễn biến dịch bệnh của Covid-19 do virus Corona chủng mới gây ra, ông Viswanathan nhấn mạnh cách công nghệ giúp mọi người nhận được thông tin nhanh chóng về tình hình dịch bệnh, sử dụng những ứng dụng trò chuyện trực tuyến để chia sẻ thông tin, truy vết tình hình dịch bằng các ứng dụng được chính phủ cho phép, bên cạnh những sáng kiến của Intel để đồng hành chống dịch.

Bệnh viện tự điều hướng bệnh nhân bằng AI ở Việt Nam

Thưa ông, các vấn đề cốt yếu mà Intel cùng với công nghệ của mình đã đóng vai trò quan trọng thế nào trong đại dịch này?

Có 4 vấn đề cốt yếu, đó là Cập nhật thông tin, Phòng ngừa, Chữa bệnh và Tính bền vững.

Đối với lĩnh vực Phòng ngừa bao gồm ba trường hợp nghiên cứu. Thứ nhất, là công nghệ iThermo cho phép đo nhiệt độ tại những nơi tập trung đông người, giúp hạn chế việc đo nhiệt độ thủ công ở Singapore. Thứ hai, là sự hợp tác của Intel với Tập đoàn tin học y tế (MIC) về Chương trình Scale to Serve nhằm giúp các bệnh viện cài đặt và mở rộng nhanh chóng nền tảng Sickbay của MIC – được thiết kế để giúp các bệnh viện nhanh chóng tăng công suất số lượng giường bệnh tại các Khoa hồi sức (ICU) và chăm sóc hiệu quả hơn những bệnh nhân nguy kịch hiệu quả hơn.

Tiếp theo, nền tảng này đồng thời giúp giảm nguy cơ phơi nhiễm Covid-19 cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ quan trọng có nguy cơ phơi nhiễm cao do tính chất công việc của họ. Nền tảng cung cấp các chỉ số sức khoẻ bệnh nhân trong thời gian thực đến các thiết bị di động, vì vậy hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. SureHIS của LacViet, giúp đẩy nhanh quá trình thăm khám thông qua tự chẩn đoán di động và đăng ký ID khuôn mặt tại Việt Nam.

Trong lĩnh vực Chữa bệnh, Intel hợp tác với BGI Genomics và Lenovo nhằm đẩy nhanh tốc độ phân tích các đặc điểm bộ gen của Covid-19. Intel cũng đã phát triển một công nghệ giúp đẩy nhanh quá trình giải trình tự bộ gen, cho phép xác định các gen mang ung thư, các bác sĩ từ đó sử dụng dữ liệu được tạo ra để xác định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Công nghệ giải trình tự gen của Intel giờ đây có thể được thực hiện chỉ trong một ngày với chi phí khoảng 1.000 đô la Mỹ, so sánh với dự án bộ gen người (The Human Genome) trước đây phải mất khoảng 13 năm và 2,7 tỷ USD để hoàn thành.

Cuối cùng đối với Tính bền vững, Bộ vi xử lý Intel vPro cung cấp năng lượng cho sự đổi mới máy tính trong kinh doanh của thế hệ tiếp theo cho người lao động khi phải làm việc cách xa nhau và cách thức phát sóng trực tiếp (livestream) để giúp nông dân duy trì kinh tế trong thời gian thử nghiệm này.

Bên cạnh đó, Intel đã cam kết thêm 50 triệu đô la Mỹ cho một sáng kiến công nghệ ứng phó với đại dịch, thông qua việc tăng cường ứng dụng công nghệ trong quá trình chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân, đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu khoa học và đảm bảo học sinh và giáo viên được tiếp cận việc học trực tuyến.

Intel chống dịch Covid-19 bằng dữ liệu lớn, y tế thông minh - Intel khong con la cong ty san xuat chip 5
Ảnh: Intel.

Hệ thống nào của Intel hợp tác với bệnh viện Việt Nam chống dịch Covid-19?

Đó là SureHIS, công nghệ Intel hợp tác cùng Lạc Việt triển khai tại bệnh viện Mỹ Phước, tỉnh Bình Dương. Giải pháp là dựa trên hệ thống tự động hóa trên AI để hỗ trợ nhân viên y tế phát hiện ra virus trong phổi đặc biệt là virus Corona.

Hệ thống này hoạt động bằng cách phân tích kết quả hình ảnh của CT- scan hoặc X-quang ở bệnh nhân ( bằng cách sử dụng OpenVINO làm nền tảng phát triển, Xeon Silver cho hệ thống học tập của AI và NUC Core i7 để đưa ra được những kết luận).

Hệ thống có thể phân biệt giữa những bệnh nhân chỉ bị viêm phổi bình thường và bệnh nhân nhiễm COVID-19 để giúp các bác sĩ thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại như phân tích kết quả X-Ray hoặc CT- Scan hiệu quả hơn.

Định hình một công ty dữ liệu

Quan điểm của Intel về việc các robot được hỗ trợ bởi công nghệ trí tuệ nhận tạo (AI) và liệu nó sẽ thay thế lao động của con người?

Trên thực tế, những gì chúng ta biết về AI và AI có thể giúp được chúng ta thế nào vẫn đang chỉ ở mức độ bề mặt. AI có thể đảm nhận các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và giải quyết rất nhiều vấn đề đơn giản và phức tạp, bổ sung cho các hoạt động của con người. Tôi tin rằng công nghệ thông minh sẽ giúp khuếch đại sự khéo léo của con người, để chúng ta có thể đạt được nhiều thành tựu hơn nữa. Tuy nhiên đây vẫn còn là giai đoạn quá sớm để nói đến chuyện AI sẽ có thể thay thế cho con người.

Intel có một niềm tin rất lớn vào AI. Chúng tôi cũng đầu tư vào điện toán mô phỏng não người, và chip sử dụng trong nghiên cứu mô phỏng não người của chúng tôi, Loihi, có thể nhận ra các hóa chất nguy hiểm khi có những dấu hiệu về âm thanh và những tắc nghẽn đáng kể.

Ông đánh giá thế nào về vai trò của nhà máy Intel tại Việt Nam cũng như có thể chia sẻ những chiến lược, cam kết mới tại thị trường này?

Đầu tư đầu tiên của Intel vào Việt Nam vào năm 2006 đã đem lại sự gia tăng các khoản đầu tư nước ngoài khác của các đối tác trong ngành, mang lại nhiều khả năng, quy mô kinh tế và nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng cho ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.

Intel Việt Nam là một trong 9 điểm sản xuất của Intel trên thế giới và là một thị trường rất quan trọng với Intel. Ở giai đoạn hiện tại, Intel tập trung để nâng cao việc giáo dục tại Việt Nam.

Intel cũng đã hợp tác với các đối tác trong ngành để hiện đại hóa các trường đại học kỹ thuật và dạy nghề kỹ thuật hàng đầu tại Việt Nam – thông qua chương trình Liên minh giáo dục kỹ thuật cao (HEEAP) với kết quả được ABET công nhận vào năm 2018. Ngoài ra, chương trình Intel K12 đã đào tạo hiệu quả hơn 150.000 giáo viên ở 28 thành phố và cách mạng hóa cách học sinh học tập.

Intel chống dịch Covid-19 bằng dữ liệu lớn, y tế thông minh - Intel khong con la cong ty san xuat chip 1
Khung cảnh nhà máy Intel Việt Nam – Ảnh: Intel.

Nhắc đến Intel, người ta chỉ biết đến là nhà sản xuất chip. Vậy những thông tin mà ông vừa chia sẻ cho thấy Intel đang chuyển mình?

Intel đang trong quá trình chuyển đổi từ một công ty tập trung vào PC thành một công ty tập trung vào dữ liệu, tập trung chia sẻ dữ liệu nhanh hơn, lưu trữ nhiều dữ liệu hơn và xử lý mọi thứ từ điện toán đám mây đến biên.

Intel chống dịch Covid-19 bằng dữ liệu lớn, y tế thông minh - Intel khong con la cong ty san xuat chip 2
Ảnh: Intel.

Xin cảm ơn về cuộc trò chuyện này!

Intel chống dịch Covid-19 bằng dữ liệu lớn, y tế thông minh - Santhosh Viswanathan Managing Director APJ Intel

Santhosh Viswanathan

Giám đốc điều hành khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản của Tập đoàn Intel, ông chịu trách nhiệm quản lý tiếp thị và bán hàng của công ty trên khắp Đông Nam Á, Úc, New Zealand và Hồng Kông. Viswanathan đã làm việc với Intel từ năm 2003, giữ một số vai trò quản lý bán hàng trên toàn khu vực bằng việc tiếp xúc với các kênh, phân phối và những khách hàng cuối cùng trên khắp châu Á.

Trước khi giữ vị trí này, Viswanathan là Giám đốc điều hành tập đoàn bán hàng khu vực của Intel, nơi ông đã phát triển và thực hiện chiến lược bán hàng toàn cầu. Ông cũng là thành viên chủ chốt với các nỗ lực chuyển đổi Intel, đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch và thực hiện chuyển đổi lực lượng bán hàng lớn nhất của công ty trong lịch sử.

Santhosh Viswanathan có bằng cử nhân Kỹ thuật công nghiệp tại Đại học Kỹ thuật BMS và bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của Học viện Quản lý T. A. Pai.

Để những kiêu hùng lên tiếng

“Một sự kiện nghệ thuật hiếm thấy và vô cùng thú vị. Tôi nghiêng mình cảm phục!”, đó là những chia sẻ đầy cảm xúc của nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc sau buổi công chiếu “Tử chiến thành Đa Bang” của nhóm Việt Sử Kiêu Hùng.

Thế giới đã đổi khi AI vẽ tranh sơn dầu

“Tranh do trí tuệ nhân tạo vẽ bất ngờ bán giá 432.000 USD” có thể chỉ là một dòng tin rất ít thu hút trong bể thông tin ồn ào, giật gân và nhiễu loạn ngày nay. Thế nhưng, về mặt lịch sử loài người, lịch sử trí tuệ và lịch sử sáng tạo, có thể nói thế giới đã sang trang. Vì xưa nay con người được cho là chủ nhân của độc quyền sáng tạo, nay điều ấy không còn nữa.