Máy bay không người lái ‘siêu nhân” vỗ cánh bay, nhào lượn như chim én

Một nhóm kỹ sư quốc tế đã phát triển nguyên mẫu máy bay không người lái mới, có khả năng bắt chước các động tác nhào lộn trên không của một trong những loài chim bay nhanh nhất thế giới, đó là chim én Chimney swift.

Theo đó, một nhóm nghiên cứu đến từ Singapore, Úc, Trung Quốc và Đài Loan đã thiết kế Ornithopter, là chiếc máy bay không người lái bay bằng cách vỗ cánh, bắt chước cách bay vỗ cánh của chim, dơi và côn trùng.

Ornithopter có chiều dài thân máy khoảng 200 mm, nặng 26 gram có thể bay lượn, phóng, lướt giống như một con chim Chimney swift (là một loài chim thuộc họ chim én Apodidae) đời thực. Từ đó giúp Ornithopter bay linh hoạt hơn, an toàn và yên tĩnh hơn, so với các máy bay không người lái 4 cánh quạt hiện nay.

Một nhóm kỹ sư quốc tế đã phát triển nguyên mẫu máy bay không người lái mới, có khả năng bắt chước các động tác nhào lộn trên không của một trong những loài chim bay nhanh nhất thế giới đó là chim én Chimney swift.
Phó giáo sư cơ khí Gih-Keong Lau hình dung nguyên mẫu máy bay không người lái mới. Ảnh: @National Chiao Tung University.

“Trong tự nhiên, chim Chimney swift có tốc độ tối đa đạt 31m/s, tương đương với 112 km/h với khả năng nhào lượn, xoay thân cực đỉnh trong không trung. Thế nên, chúng tôi muốn sao chép 10% khả năng bay đặc biệt của loài chim này lên thiết bị Ornithopter mới”, tiến sĩ Yao-Wei Chin, nhà khoa học nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Singapore, người đứng đầu dự án này cho biết.

Chỉ với 26 gam, Ornithopter đã được tối ưu hóa về trọng lượng để tăng khả năng bay, lượn, cũng như dễ dàng tránh các va chạm trên không trung, các địa hình mà bản thân một máy bay không người lái 4 cánh quạt hiện nay vẫn chưa thể làm trọn vẹn.

Một nhóm kỹ sư quốc tế đã phát triển nguyên mẫu máy bay không người lái mới, có khả năng bắt chước các động tác nhào lộn trên không của một trong những loài chim bay nhanh nhất thế giới đó là chim én Chimney swift.
Chim Chimney swift là một loài chim thuộc họ chim én Apodidae. Ảnh: @Naturecanada.

Cũng theo Tiến sĩ Yao-Wei Chin, máy bay không người lái Ornithopter có cánh vỗ kích thước tương tự như của một con bướm đêm hoặc lớn một chút, nó có thể thực hiện một số động tác đặc thù của loài chim trong tự nhiên.

“Không giống như các máy bay 4 cánh quạt thông thường, máy bay không người lái Ornithopter lấy từ cảm hứng sinh học, có thể được sử dụng thành công trong một loạt các nhiệm vụ thăm dò, khám phá, phân tích môi trường một cách hiệu quả, linh hoạt hơn rất nhiều trong tương lai”, Tiến sĩ Chin nói.

Một nhóm kỹ sư quốc tế đã phát triển nguyên mẫu máy bay không người lái mới, có khả năng bắt chước các động tác nhào lộn trên không của một trong những loài chim bay nhanh nhất thế giới đó là chim én Chimney swift.
Về cơ bản, chiếc ornithopter này là sự kết hợp giữa thiết kế dù lượn, máy bay không người lái và kết cấu máy bay trực thăng”. Ảnh: @Revolution-green.

Trong thử nghiệm, Ornithopter có thể phục hồi độ lướt ổn định sau khi lật cơ thể ở một góc 90 độ. Chính phần đuôi công nghệ tạo dưới lực đẩy cao, cùng một bộ truyền chống xoáy tối đa hóa lực đẩy vận hành đã mang lại khả năng ưu việt này cho thiết bị.

Do có khả năng duy trì được sự ổn định, cân bằng cao trong gió mạnh nên Ornithopter cũng có thể được sử dụng để đuổi chim ra khỏi sân bay, giảm nguy cơ loài vật này bị hút vào động cơ phản lực, gây ra các sự cố đáng tiếc.

Kỹ sư hàng không vũ trụ của Đại học Nam Úc (UniSA), Giáo sư Javaan Chahl cho biết: “Hiện cũng có những chiếc Ornithopter có thể bay tới và lui nhưng không thể nào nhào lượn, phóng, tăng tốc, vỗ cánh, len lỏi linh hoạt. Chúng tôi đã khắc phục những vấn đề trên ở nguyên mẫu mới nhất của mình, tất cả đạt được nhờ lực đẩy khủng do cánh quạt tạo ra”.

“Cấu trúc cánh vỗ của Ornithopter này có thể giúp nâng và kéo, tái tạo mô hình cách bay của những con chim ở mức độ tương đồng cao nhất. Về cơ bản, chiếc Ornithopter này là sự kết hợp giữa thiết kế dù lượn, máy bay không người lái và kết cấu máy bay trực thăng”.

Một nhóm kỹ sư quốc tế đã phát triển nguyên mẫu máy bay không người lái mới, có khả năng bắt chước các động tác nhào lộn trên không của một trong những loài chim bay nhanh nhất thế giới đó là chim én Chimney swift.
Do có khả năng duy trì được sự ổn định, cân bằng cao trong gió mạnh nên ornithopter cũng có thể được sử dụng để đuổi chim ra khỏi sân bay. Ảnh: @revolution-green.

Bằng cách cải tiến thiết kế, chiếc Ornithopter mới có thể tạo ra lực đẩy đủ để mang theo máy ảnh và thiết bị điện tử đi kèm, dùng để theo dõi đám đông và thám sát tình trạng giao thông công cộng, thu thập thông tin hay khảo sát tình trạng rừng, động vật hoang dã.

“Trọng lượng nhẹ và đôi cánh đập chậm của Ornithopter ít gây nguy hiểm hơn cho nhiều người, vật cản so với máy bay không người lái 4 cánh”, Giáo sư Javaan Chahl nói thêm.

Thiết bị này được chế tạo từ tháng 11/2019, sau đó được chấp thuận phát hành vào 18/6/2020 và được đăng tải trên Tạp chí Science Robotics (2020) vào ngày 22/7.

Theo Techxplore

Có thể bạn quan tâm
Vivo X50 series lộ ngày ra mắt tại Việt Nam

Vivo Việt Nam xác nhận sẽ trình làng bộ đôi flagship X50 và X50 Pro vào ngày 30/7 tới. Trong đó, X50 Pro là chiếc smartphone đầu tiên tích hợp camera có hệ thống chống rung như gimbal.

Đà Nẵng có ca nghi nhiễm Covid-19 sau hơn 3 tháng Việt Nam không phát hiện ca bệnh nào

Sau hai lần xét nghiệm đều cho kết qủa dương tính Covid-19, Đà Nẵng đã có ca nhiễm Covid-19 mới và bệnh viện C Đà Nẵng đã bị phong tỏa 14 ngày kể từ sáng nay. Đây là ca nhiễm đầu tiên của Việt Nam sau hơn 3 tháng không phát hiện ca bệnh mới nào.

MG chào sân thị trường ô tô Việt với hai mẫu SUV mới

Thương hiệu ô tô MG (Morris Garages) đến từ Vương Quốc Anh đã chính thức gia nhập thị trường ô tô Việt bằng hai dòng SUV sở hữu ngoại hình ấn tượng, nhiều công nghệ hiện đại và khả năng vận hành mạnh mẽ.

Facebook sẽ bỏ nút Like

Nút Like sẽ có thể biến mất trên Fanpage trong thời gian tới.

Doanh thu giảm, Twitter muốn thu phí người dùng

Doanh thu từ quảng cáo sụt giảm mạnh do dịch COVID-19 là nguyên nhân khiến Twitter cân nhắc đến việc thu phí người dùng.

Cá heo robot trị giá 26 triệu USD sắp có mặt trong các thủy cung

Trong tương lai, các bể thủy cung giải trí sẽ chứa những chú cá heo robot nhưng diện mạo y như thật rất khó để phân biệt.

Cận cảnh OPPO Watch: smartwatch của “sếp” Sơn Tùng M-TP

Ngoài phiên bản 41mm có thiết kế khá giống Apple Watch, dòng đồng hồ thông minh OPPO Watch vẫn có nét độc đáo riêng với thiết kế cong hai cạnh bên ở phiên bản 46mm, cùng tính năng Huấn luyện viên độc quyền.

Xiaomi ra mắt loạt sản phẩm công nghệ mới

Bao gồm smartphone Redmi 9C, vòng tay thông minh Mi Smart Band 5, tai nghe true-wireless Mi True Earphone 2 Basic, remote đa năng Mi TV Stick và robot hút bụi Mi Robot Vacuum-Mop Essential.

Nvidia muốn thâu tóm Arm, giới công nghệ lo ngại

Nvidia có tiền và động lực để mua nhà thiết kế chip của Anh là Arm. Nhưng công ty mẹ của Arm là SoftBank có thể chưa thực sự chấp nhận Nvidia và họ có thể còn lựa chọn tốt hơn khác.

Milky Way: Nuôi con bằng sữa mẹ với công nghệ cảm biến và IoT

Dự án Milky Way do Công ty Bosch Việt Nam vừa ra mắt khá độc đáo. Đó là giải pháp bao gồm một chiếc hộp thông minh ứng dụng công nghệ cảm biến và IoT, giúp các bà mẹ sau kỳ nghỉ thai sản có thể từ nơi làm việc gửi sữa về cho trẻ ở nhà dùng với mức độ chất lượng sữa được bảo đảm cao nhất.