Việc tiếp tục trì hoãn tiến trình sản xuất 7 nanomet khiến Intel sẽ phải tính đến việc thuê công ty ngoài sản xuất thay vì tự dựa vào hệ thống sẵn có của mình.
Trong một thông báo gần đây, Intel cho biết tiến trình sản xuất chip 7nm mới nhất của họ sẽ phải đối mặt với sự chậm chễ đáng kể trong lịch trình triển khai. Điều này khiến nhà sản xuất chip PC lớn nhất thế giới chính thức thua cuộc trước TSMC – công ty bán dẫn Đài Loan và hiện cũng là nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới hiện tại.
Ngay sau tuyên bố trì hoãn dây chuyền 7nm của Intel đến tận năm 2023, cổ phiếu của TSMC ghi nhận sự gia tăng tới 10% trong phiên giao dịch hôm thứ hai vừa qua, giúp giá trị vốn hóa công ty Đài Loan hiện đạt mức kỷ lục 10.000 tỷ Đài tệ (340,1 tỷ USD), và cũng giúp cho cổ phiếu của công ty trở nên có giá trị nhất khi xét về mặt bằng các công ty sản xuất chip. Xét về toàn bộ thị trường vốn hóa Châu Á, TSMC đang là công ty lớn thứ ba, chỉ sau hai gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba Group Holding và Tencent Holdings .
Intel, công ty bán dẫn lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, cho biết hôm thứ Năm tuần trước, họ đang tạo ra một “kế hoạch dự phòng” để gia công sản xuất một số sản phẩm chip cho các nhà sản xuất bên thứ ba để giảm bớt sự chậm trễ. Năng suất sản xuất của Intel về công nghệ xử lý 7nm hiện đang chậm hơn một năm so với mục tiêu ban đầu, và chính vì thế mà Intel quyết định lùi thời gian hoạt động của dây chuyền sản xuất mới để tối ưu năng suất tốt nhất có thể.
Mặc dù Intel mới chỉ thử nghiệm dây chuyền 7nm, nhưng các đối thủ lớn nhất Châu Á của công ty, như Samsung và TSMC, đã đưa dây chuyền sản xuất tương tự vào hoạt động từ hai năm qua, và hiện tại còn bắt đầu đưa vào hoạt động sản xuất với dây truyền 5nm, và các điện thoại iPhone 5G cuối năm nay sẽ là những thiết bị đầu tiên được tích hợp tiến trình chip mới này.
Việc lùi thời gian cho dây chuyền 7nm thêm 2 năm nữa đã khiến cho Intel chậm chân hơn các đối thủ của mình về mặt công nghệ tới 4 năm, hoặc thậm chí là 5 năm. Giám đốc điều hành Intel, Bob Swan cho biết giải pháp khả dĩ nhất cho Intel hiện tại là tìm kiếm các đối tác sản xuất thứ ba, như Samsung hay TSMC, để kịp thời đưa các con chip 7nm đầu tiên của mình ra thị trường. Trong khi đó, dây chuyền sản xuất hiện tại của Intel vẫn sẽ đảm nhiệm các con chip với tiến trình 14nm.
Trong thế giới của các bộ vi xử lý, việc giảm kích thước bóng bán dẫn đóng một vai trò rất quan trọng, bởi dây chuyền càng mới, tức kích thước (nanomet) càng nhỏ, sẽ càng nhét được nhiều bóng bán dẫn vào một đế silicon, qua đó gia tăng hiệu năng đáng kể cho bộ xử lý, cũng như hiệu suất tỏa nhiệt thấp hơn. Gordon Moore – đồng sáng lập Intel đã được coi như một “huyền thoại” trong làng chip xử lý với Định luật Moore nổi tiếng. Ngay từ những năm 1960, vị kỹ sư này đã tiên đoán rằng số lượng bóng bán dẫn trên chip sẽ tăng gấp đôi theo từng năm, dù đến hiện tại, dự đoán này đã bị lệch đi ít nhiều, nhưng sự thực là số lượng bóng bán dẫn vẫn tăng lên nhờ tiến trình sản xuất ngày một cải tiến.
Hiện tại, chỉ có TSMC, Intel và Samsung, ba công ty chip bán dẫn lớn nhất thế giới có thể đầu tư mạnh vào chi tiêu cho các hoạt động R&D nhằm tiếp tục chứng minh định luật Moore nhờ việc cải tiến tiến trình sản xuất. Trong khi Intel đang tỏ ra hụt hơi rõ rệt, thì TSMC thậm chí còn đang tiến xa hơn: công ty này cho biết đã bắt đầu nghiên cứu dây chuyền 3nm và dự kiến đi vào sản xuất hàng loạt từ năm 2022.
Việc trì hoãn dây chuyền 7nm thêm tới hai năm đang khiến các nhà đầu tư hoài nghi về tương lai Intel. Thứ Sáu tuần trước, cổ phiếu của Intel đã giảm hơn 16% trên sàn giao dịch Nasdaq, trong khi đó, của TSMC lại tăng hơn 9%.
TSMC đã tăng kế hoạch chi tiêu cho các hoạt động R&D trong năm 2020 lên tới 17 tỷ đô la, trong khi Samsung, nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới, đã tái khẳng định vào đầu năm nay rằng họ sẽ chi 133 nghìn tỷ won (107,7 tỷ đô la) cho đến năm 2030 cho chip logic. Đối với Intel, con số này trong năm nay chỉ là 15 tỷ USD.
Việc liên tục chậm chễ trong việc làm mới tiến trình sản xuất đã khiến Intel mất ngay một khách hàng lớn, Apple. Từ đầu năm đến nay, Táo khuyết đã công khai lịch trình loại bỏ hoàn toàn các con chip của Intel trên các máy tính Mac, và thay bằng bộ xử lý A-series (hoặc gọi chung là Apple Silicon), do TSMC sản xuất. Quy trình thay thế này sẽ mất khoảng hai năm và đó cũng là thời gian để các lập trình viên ứng dụng cho Apple hoàn thành việc chuyển đổi sang nền tảng xử lý mới.
Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn của Intel như AMD hay Nvidia, đều đã quyết định thuê ngoài gia công từ lâu để nâng tiến trình sản xuất mới hơn so với bộ xử lý Intel. Hai công ty này đang hi vọng sẽ “gặm bớt” được một phần thị phần của gã khổng lồ xanh trên thị trường và hiện tại AMD đang thực sự thành công. Các bộ xử lý Ryzen thế hệ mới mang đến hiệu suất rất đáng nể, thậm chí vượt trội Intel khi xét đến mặt bằng giá thành.
Mark Li, chuyên gia phân tích đến từ Bernstein Research cho biết: “Intel đang chậm chân hơn so với TSMC từ một đến hai năm về mặt công nghệ sản xuất, và ít nhất hai năm khi xét đến khả năng cải thiện năng suất và cung cấp đủ lượng hàng để cạnh tranh hiệu quả với đối thủ”. Li cho rằng, nếu Intel thực sự phải thuê ngoài sản xuất toàn bộ các con chip 7nm của mình, đồng nghĩa rằng doanh thu từ thị trường sản xuất bộ xử lý theo hợp đồng sẽ tăng lên tới 20%, và TSMC và Samsung sẽ là những công ty được hưởng lợi nhiều nhất. Sau đó là đến các nhà thầu phụ có quy mô nhỏ hơn như United Microelectronics hay GlobalFoundries, cũng có thể nhận một số đơn đặt hàng với số lượng nhỏ.
Cùng quan điểm với Li, Chang I-Chien, chuyên viên phân tích đến từ Taishin Securities , cũng cho biết TSMC có thể được hưởng lợi từ kế hoạch dự phòng của Intel trong việc tìm kiếm đối tác sản xuất.
“Thậm chí có khả năng về lâu dài, Intel có thể giảm dần việc tự sản xuất chip và tiếp tục thuê ngoài nếu điều này thực sự là một cách hiệu quả hơn về mặt chi phí”, Chang nói. “Sẽ không quá ngạc nhiên với ngành công nghiệp chip nếu Intel thậm chí bán một số nhà máy sản xuất chip của mình trong thời gian tới.”
Tính đến đầu tháng 7/2020, Realme đã có mặt tại 59 thị trường toàn cầu, ngoại trừ Bắc Mỹ, với hơn 40 triệu, đứng thứ 7 trong các thương hiệu smartphone toàn cầu trong quý một năm 2020.
Tập đoàn Hitachi và Microsoft Corp. đã công bố hợp tác liên minh chiến lược trong mục tiêu thúc đẩy quá trình chuyển đổi số dành cho ngành công nghiệp sản xuất và hậu cần, bao gồm các khu vực Đông Nam Á, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Các giải pháp đầu tiên triển khai tại Thái Lan ngay trong tháng 7 này.
Các giải pháp đo kiểm USB4 vừa được Keysight giới thiệu ra thị trường giúp tối ưu hóa hiệu năng của thiết kế USB, đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn USB, mang tới độ chính xác và tính trung thực tín hiệu cao.
Sau thời gian cũng cấp miễn phí myViewBoard cho các trường học trên toàn cầu từ tháng 3/2020 để chung tay phòng chống dịch bệnh Covid-19, ViewSonic tiếp tục cung cấp miễn phí gói dịch vụ myViewBoard Entity cho tất cả cơ sở giáo dục thường xuyên.
Nvidia có tiền và động lực để mua nhà thiết kế chip của Anh là Arm. Nhưng công ty mẹ của Arm là SoftBank có thể chưa thực sự chấp nhận Nvidia và họ có thể còn lựa chọn tốt hơn khác.
Shopee và JCB International (JCBI) đã thỏa thuận hợp tác tại thị trường Indonesia, Thái Lan và Việt Nam vào tháng 7 năm 2020, tiếp đến là thị trường Singapore và Philippines, cung cấp phương thức thanh toán và các ưu đãi giảm giá và khuyến mãi.
Kaspersky vừa cho biết, Phishing vẫn là phương thức tấn công được tội phạm mạng tinh vi thường xuyên sử dụng.
Keysight Technologies vừa công bố bộ phần mềm mở PathWave Design 2021 tăng tốc quy trình thiết kế, mô phỏng, xác nhận 5G, có khả năng mở rộng và có thể dự báo.
Tiết kiệm thời gian triển khai với hiệu suất làm việc tốt hơn, và giảm tới 75% chi phí so với các thiết kế WAN truyền thống là những ưu điểm vượt trội của giải pháp tất cả-trong-một Dell EMC SD-WAN được hỗ trợ bởi VMware.
Apple đang nghiên cứu công nghệ sạc không dây hai cuộn dây trên Smart Battery Case cho iPhone mà không cần sử dụng đến đầu nối Lightning, một thứ cần thiết cho iPhone hoàn toàn không dây.