Các nhà sản xuất ô tô trên toàn thế giới đang cảm thấy sự khó khăn trong việc sản xuất do ảnh hưởng của đại dịch cũng như thiếu hụt chip toàn cầu.
Một báo cáo mới cho biết Toyota đã cắt giảm mục tiêu sản xuất hàng năm 300.000 xe, nguyên nhân là do sản lượng tại các nhà máy sản xuất phụ tùng bị chậm lại do Covid-19. Toyota đã nói cụ thể rằng sản lượng chậm lại tại các nhà máy sản xuất linh kiện của họ ở Việt Nam và Malaysia đang làm gia tăng các vấn đề, bên cạnh tình trạng thiếu chip.
Các giám đốc điều hành của Toyota đã xác nhận sự kết hợp của đại dịch Covid-19 và thiếu hụt chất bán dẫn là nguyên nhân gây ra những tai ương trong sản xuất. Tuy nhiên, rõ ràng Covid-19 hiện là tác nhân lớn nhấn làm giảm sản lượng của nó.
Toyota đã có thể chống lại việc giảm mục tiêu sản lượng trong một thời gian nhờ có kho linh kiện lớn. Mặc dù vậy, giờ đây lượng linh kiện trong kho này đã bị sụt giảm mạnh mẽ kể từ sau trận động đất lớn ở Nhật Bản xảy ra vào đầu năm 2021 gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty.
Ngoài Toyota, nhiều nhà sản xuất ô tô tại Mỹ như Ford và Chevrolet đều đã giảm sản lượng do thiếu chip. Dẫu vậy, chưa có nhà sản xuất ô tô Mỹ nào thừa nhận việc gia tăng số ca nhiễm Covid-19 là lý do khiến sản lượng giảm.
Hãng xe Nhật Bản xác nhận rằng họ có kế hoạch sản xuất 9 triệu xe trong giai đoạn từ tháng 4/2021 đến tháng 3/2022. Trước đó, công ty dự kiến sản xuất 9,3 triệu xe trong khoảng thời gian đó. Điều thú vị là trong khi Toyota đang xác nhận cắt giảm đáng kể sản lượng xe, công ty không điều chỉnh lại dự báo lợi nhuận 2,27 tỷ USD trong năm tài chính tương ứng.
Được biết, nhu cầu về chip trong nhiều ngành đang tiếp tục tăng mạnh, đặc biệt trong bối cảnh nhiều người vẫn làm việc tại nhà dẫn đến doanh số smartphone, tablet và PC tiếp tục ở mức cao. Hầu hết mọi loại sản phẩm được sản xuất ngày nay sử dụng vi mạch đều cảm thấy tác động của việc thiếu chip.
Vào đầu tháng 9/2021, ông Lei Jun, CEO Xiaomi đã công bố chiến lược, đồng thời cho biết lĩnh vực xe năng lượng mới đang bùng và giấc mơ về xe điện” của Xiaomi đang đến gần
Xiaomi đăng ký kinh doanh cho công ty chuyên về ô tô điện của mình là công ty Xiaomi EV với số vốn đăng ký là 10 tỷ NDT (hơn 1,5 tỷ USD).
Trường Đại học Purdue và Sở Giao thông Vận tải (Indot) của tiểu bang Indiana, Hoa Kỳ vừa chính thức bắt tay cùng với công ty khởi nghiệp Magment của Đức nghiên cứu công trình đường cao tốc bê tông có thể sạc không dây cho các phương tiện xe điện. Nếu thành công, đây là công trình hạ tầng giao thông đặc biệt có ý nghĩa trên toàn cầu.
27/8, tại Sự kiện “AI Day 2021 – Tiếp lửa đổi mới sáng tạo”, VinAI đã giới thiệu ba sản phẩm AI trong công nghệ ô tô thông minh do VinAI nghiên cứu và phát triển là Hệ thống Giám sát người lái; Tính năng Quan sát toàn cảnh 360 độ; Cơ chế tự lái cho xe (Autopilot L2+)
Sự kiện “SCOPES Driven by Porsche” được diễn ra với hình thức trực tuyến trong nhiều tuần, bắt đầu từ 1/8, có sự tham gia của những nhân vật, giới nghệ sĩ tiên phong có sức ảnh hưởng trong khu vực Đông Nam Á.
Almera, mẫu xe sedan hoàn toàn mới của hãng Nissan vừa chính thức ra mắt thị trường ô tô Việt với khẩu hiệu “Dám bứt phá”, thay đổi những tiêu chuẩn đã quá quen thuộc trong phân khúc B-sedan.
Sản xuất hệ thống phanh ABS cho xe hai bánh tại nhà máy Bosch Amata ở Thái Lan dự kiến sẽ chính thức hoạt động vào quý II năm 2022. Đây là giải pháp công nghệ nhằm nâng cao mức độ an toàn, tiện lợi và hiệu quả khi tham gia giao thông cho người lái xe gắn máy mà Bosch đã tập trung phát triển dành riêng cho phân khúc thị trường này.
CEO Tesla, Elon Musk, đã nhắc đến Apple hai lần trong buổi báo thu nhập hàng quý của công ty, lưu ý rằng pin trong ô tô của Tesla sử dụng ít coban hơn so với các thiết bị do Apple sản xuất.
Hôm 22/7, Mercedes Benz đã công bố bước đi mới nhất của mình đối với điện khí hóa, nơi công ty đặt mục tiêu cung cấp toàn bộ xe chạy bằng điện vào cuối thập kỷ này.
Xpeng Motors, hãng ô tô điện Trung Quốc, vừa công bố giá chiếc sedan P5 mới ở mức 160.000 nhân dân tệ (24.694 USD), một ngày sau khi Tesla tung ra phiên bản rẻ hơn của mẫu xe thể thao đa dụng Model Y.