2 Quyết định và 1 Thông tư do Bộ Khoa học Công nghệ ban hành vào các năm 2004 và 2005 quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô hiện không còn phù hợp với thực tiễn dự kiến sẽ được bãi bỏ.
Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) cho biết, quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô được ban hành vào năm 2004 nhằm đáp ứng được các yêu cầu về quản lý nhà nước và giải quyết việc làm cho người lao động. Năm 2005, Bộ KHCN cũng đã có quy định về mức độ rời rạc của linh kiện ô tô nhập khẩu nhằm phục vụ cho phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô.
Tuy nhiên qua thời gian triển khai, hiện nay, các văn bản quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô đã không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của ngành công nghiệp ô tô. Do đó, việc thay đổi quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô là thực sự cần thiết, phù hợp với thực tiễn sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất trong nước và phù hợp với cách tính tỷ lệ nội địa hóa của các nước thuộc khối ASEAN.
Hiện nay, quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp ô tô của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam và trên thế giới đã có nhiều thay đổi, so với thời điểm ban hành quy định về mức độ rời rạc của linh kiện ô tô nhập khẩu. Nhiều căn cứ pháp lý quy định về tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô và mức độ rời rạc của linh kiện ô tô nhập khẩu cũng đã thay đổi.
Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô ở Việt Nam (cả trong nước và FDI) hiện đang áp dụng phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô theo cách tính tỷ lệ phần trăm giá trị của linh kiện, phụ tùng so với tổng giá trị của toàn xe. Cách tính này cũng tương tự như cách tính tỷ lệ nội địa hóa của các nước thuộc khối ASEAN, bảo đảm tính khách quan và từng bước tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất ô tô toàn cầu.
Trong ngắn hạn, chênh lệch thuế suất thuế nhập khẩu của xe nguyên chiếc (CBU) và bộ linh kiện (CKD) đã không còn, thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc (CBU) từ các nước trong khu vực và trên thế giới nhập khẩu vào Việt Nam đã và đang dần giảm về 0% thông qua cam kết trong các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết như ATIGA, CPTPP, EVFTA… Do đó, tại các Nghị định, Thông tư đã ban hành, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành liên quan sửa đổi, bổ sung quy định về mức độ rời rạc, đảm bảo phù hợp với thực tế.
Theo đó, Bộ KHCN hiện đang thực hiện biên soạn dự thảo quy định nhằm bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ KHCN ban hành, quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô và mức độ rời rạc của các linh kiện ô tô nhập khẩu, bảo đảm sự phù hợp với thực tiễn áp dụng tại Việt Nam. Việc bãi bỏ các quy định này được cho là phù hợp với sự phát triển, thay đổi quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp ô tô của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam và trên thế giới hiện nay nhằm bảo đảm tính minh bạch, hợp lý; không gây phát sinh thủ tục hành chính, thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư và khoa học và công nghệ. Đồng thời, bảo đảm được các điều ước và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với các nước khác.
Xe đạp điện S1 Mosh/Tribute được Harley-Davidson sản xuất dựa trên kiểu dáng và đặt tên theo dòng mô-tô đầu tiên mà hãng sản xuất vào năm 1903.
Dùng tia laser để làm sạch kính chắn gió thay cho cần gạt nước, một ý tưởng ngỡ chừng chỉ có trong phim khoa học viễn tưởng, nhưng lần này nó lại xuất hiện thực tế trên một bằng sáng chế mới mà hãng xe điện Tesla vừa đăng ký.
Các nhà sản xuất ô tô trên toàn thế giới đang cảm thấy sự khó khăn trong việc sản xuất do ảnh hưởng của đại dịch cũng như thiếu hụt chip toàn cầu.
Vào đầu tháng 9/2021, ông Lei Jun, CEO Xiaomi đã công bố chiến lược, đồng thời cho biết lĩnh vực xe năng lượng mới đang bùng và giấc mơ về xe điện” của Xiaomi đang đến gần
Xiaomi đăng ký kinh doanh cho công ty chuyên về ô tô điện của mình là công ty Xiaomi EV với số vốn đăng ký là 10 tỷ NDT (hơn 1,5 tỷ USD).
Trường Đại học Purdue và Sở Giao thông Vận tải (Indot) của tiểu bang Indiana, Hoa Kỳ vừa chính thức bắt tay cùng với công ty khởi nghiệp Magment của Đức nghiên cứu công trình đường cao tốc bê tông có thể sạc không dây cho các phương tiện xe điện. Nếu thành công, đây là công trình hạ tầng giao thông đặc biệt có ý nghĩa trên toàn cầu.
27/8, tại Sự kiện “AI Day 2021 – Tiếp lửa đổi mới sáng tạo”, VinAI đã giới thiệu ba sản phẩm AI trong công nghệ ô tô thông minh do VinAI nghiên cứu và phát triển là Hệ thống Giám sát người lái; Tính năng Quan sát toàn cảnh 360 độ; Cơ chế tự lái cho xe (Autopilot L2+)
Sự kiện “SCOPES Driven by Porsche” được diễn ra với hình thức trực tuyến trong nhiều tuần, bắt đầu từ 1/8, có sự tham gia của những nhân vật, giới nghệ sĩ tiên phong có sức ảnh hưởng trong khu vực Đông Nam Á.
Almera, mẫu xe sedan hoàn toàn mới của hãng Nissan vừa chính thức ra mắt thị trường ô tô Việt với khẩu hiệu “Dám bứt phá”, thay đổi những tiêu chuẩn đã quá quen thuộc trong phân khúc B-sedan.
Sản xuất hệ thống phanh ABS cho xe hai bánh tại nhà máy Bosch Amata ở Thái Lan dự kiến sẽ chính thức hoạt động vào quý II năm 2022. Đây là giải pháp công nghệ nhằm nâng cao mức độ an toàn, tiện lợi và hiệu quả khi tham gia giao thông cho người lái xe gắn máy mà Bosch đã tập trung phát triển dành riêng cho phân khúc thị trường này.