TikTok và ByteDance chính thức đệ đơn khởi kiện chống lại đạo luật buộc TikTok phải bị bán hoặc cấm tại Mỹ

TikTok và ByteDance kiện Mỹ, ngăn chặn luật buộc bán ứng dụng. Ảnh: @Viva Tung/CNET.

ByteDance, chủ sở hữu nền tảng truyền thông xã hội TikTok, đã đệ đơn kiện Chính phủ Mỹ trong nỗ lực ngăn chặn một đạo luật buộc họ phải thoái vốn khỏi TikTok tại Mỹ.

Hôm 7/5, TikTok và công ty mẹ Trung Quốc ByteDance đã kiện lên tòa án liên bang Mỹ, nhằm tìm cách ngăn chặn một đạo luật do Tổng thống Joe Biden đã ký gần đây, nhằm buộc ByteDance phải thoái vốn khỏi ứng dụng video dạng ngắn được 170 triệu người Mỹ sử dụng, bằng không TikTok sẽ bị cấm hoàn toàn tại Mỹ.

Các công ty đã đệ đơn kiện lên Tòa án phúc thẩm Mỹ thuộc Khu vực Quận Columbia, tiểu bang Washington. Họ lập luận rằng, luật này vi phạm Hiến pháp Mỹ vì một số lý do, bao gồm cả việc vi phạm các biện pháp bảo vệ quyền tự do ngôn luận của Tu chính án thứ nhất. Đạo luật do Biden ký vào ngày 24/4/2024 cho phép ByteDance có thời hạn đến ngày 19/1/2025 để bán TikTok, nếu không ứng dụng này sẽ phải đối mặt với lệnh cấm hoàn toàn.

Đơn kiện nêu rõ lập trường như sau: “Việc yêu cầu ByteDance thoái vốn khỏi TikTok đơn giản là không thể thực hiện được, nó không phải về mặt thương mại, không phải về mặt công nghệ, hay không hợp pháp, mà chính đạo luật sẽ buộc TikTok phải đóng cửa trước ngày 19/1/2025 khiến 170 triệu người Mỹ phải im lặng”.

Các luật sư của ByteDance cũng lập luận rằng, cả ByteDance và TikTok đang bị nhắm mục tiêu một cách không công bằng, bởi một đạo luật vi phạm Bản sửa đổi đầu tiên của Hiến pháp Mỹ nhằm bảo vệ quyền tự do ngôn luận. “Lần đầu tiên trong lịch sử, Quốc hội Mỹ đã ban hành luật cấm một nền tảng phổ biến trên toàn quốc, và cấm người Mỹ tham gia vào một cộng đồng trực tuyến duy nhất với hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới”, vụ kiện mới cho biết thêm.

Ngoài ra, đơn kiện cũng giải thích rằng, hàng triệu dòng mã sẽ phải được chuyển nhượng, và bất kỳ chủ sở hữu tiềm năng mới nào cũng sẽ phải truy cập vào các thuật toán của ByteDance để duy trì hoạt động của TikTok (nếu đã mua được), nhưng điều này cũng sẽ bị luật pháp cấm.

Có thể thấy, vụ kiện này là động thái mới nhất của TikTok nhằm đi trước nỗ lực đóng cửa ứng dụng này ở Mỹ, khi các công ty như Snap và Meta tìm cách lợi dụng sự bất ổn đang xảy ra ở TikTok để lấy đi các hợp đồng quảng cáo về phía mình.

Do các nhà lập pháp Mỹ lo ngại rằng, Trung Quốc có thể truy cập dữ liệu của người Mỹ hoặc theo dõi họ bằng ứng dụng này, biện pháp trên đã được Quốc hội Mỹ thông qua với số phiếu áp đảo chỉ vài tuần sau khi được đưa ra.

Đại diện Raja Krishnamoorthi, đảng viên Đảng Dân chủ hàng đầu trong Ủy ban Hạ viện Mỹ về các vấn đề Trung Quốc, cho biết luật này là cách duy nhất để giải quyết mối đe dọa an ninh quốc gia do quyền sở hữu các ứng dụng như TikTok của ByteDance gây ra. Ông nói: “Thay vì tiếp tục các chiến thuật lừa đảo, đã đến lúc ByteDance phải bắt đầu quá trình thoái vốn khỏi TikTok”.

Trong đơn kiện, TikTok cũng đã phủ nhận rằng họ đã hoặc sẽ chia sẻ dữ liệu người dùng Mỹ, đồng thời cáo buộc các nhà lập pháp Mỹ đã đưa ra những lo ngại mang tính đầu “đầu cơ”. Vụ kiện mới cũng cho biết, Chính phủ Trung Quốc đã nói rõ rằng, họ sẽ không cho phép bất cứ thỏa thuận thoái vốn nào như vậy xảy ra, đồng thời dẫn thông tin rằng, TikTok đã chi 2 tỷ USD để thực hiện các biện pháp bảo vệ dữ liệu của người dùng Mỹ.

Thậm chí, TikTok cũng đã đưa ra các cam kết bổ sung trong dự thảo Thỏa thuận An ninh Quốc gia dài 90 trang được phát triển thông qua đàm phán với Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ.

Jameel Jaffer, giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu Knight First tại Đại học Columbia, nói với tờ Associated Press rằng, ông dự đoán ByteDance sẽ thắng thế trong vụ kiện mới nhất. Jaffer cho biết trong một tuyên bố: “Tu chính án thứ nhất có nghĩa là chính phủ không thể hạn chế người Mỹ tiếp cận các ý tưởng, thông tin hoặc phương tiện truyền thông từ nước ngoài mà không có lý do chính đáng cho việc đó – và không có lý do nào như vậy tồn tại ở đây”.

Về phần mình, Trung Quốc đã thực hiện các hành động tương tự chống lại các công ty có trụ sở tại Mỹ như Meta, nền tảng WhatsApp và Threads của công ty này gần đây đã được lệnh xóa khỏi các cửa hàng ứng dụng đang hoạt động tại Trung Quốc vì các vấn đề an ninh quốc gia. Hiện tại, phía Nhà Trắng và Bộ Tư pháp Mỹ đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận nào về thông tin này.

Có thể bạn quan tâm
DSA 2024: Viettel mở rộng kinh doanh sản phẩm quốc phòng-công nghệ cao ở Malaysia

Tại Lễ Khai mạc Triển lãm Quốc phòng, An ninh Châu Á – DSA & NATSEC diễn ra ngày 06/05/2024 tại Kuala Lumpur (Malaysia), đại diện của Viettel Group là Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech), đã ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược với các công ty hàng đầu tại Malaysia.

Công cụ mô phỏng mạch tần số vô tuyến thế hệ mới cho các nhà thiết kế chip RFIC

Keysight Technologies vừa giới thiệu ra thị trường công cụ RFPro Circuit mô phỏng tần số vô tuyến (RF) thế hệ sau, đáp ứng các yêu cầu phức tạp, đa hiệu ứng của các nhà thiết kế mạch tích hợp tần số vô tuyến (RFIC) ngày nay.

Thông tin Samsung Galaxy S25 sẽ được trang bị tính năng “Pin AI” gây xôn xao

Việc giới thiệu tính năng “Pin AI” trên dòng Galaxy S25 thể hiện cam kết của Samsung đối với sự đổi mới, và luôn dẫn đầu trên thị trường điện thoại thông minh.

Báo cáo xu hướng nhu cầu vàng toàn cầu và tại Việt Nam

Báo cáo về Xu hướng Nhu cầu Vàng của Hội đồng Vàng Thế giới trong quý 1 năm 2024 vừa công bố cho thấy, tổng nhu cầu vàng toàn cầu (bao gồm lượng mua vào của thị trường phi tập trung OTC) tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1.238 tấn, đánh dấu quý 1 tăng mạnh nhất kể từ năm 2016. Không tính thị trường OTC, nhu cầu vàng giảm 5% xuống còn 1.102 tấn trong quý 1 so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó, Việt Nam ghi nhận nhu cầu đầu tư vàng miếng và vàng xu tăng 12%, với tổng nhu cầu tiêu dùng tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Khởi động giải đấu lập trình “Da Nang Code League 2024” chuẩn quốc tế, mở rộng đối tượng tham gia

Từ ngày 6/5 đến 2/6, giải đấu lập trình “Da Nang Code League 2024” chính thức mở cổng đăng ký dành cho các bạn đam mê lập trình toàn quốc tiếp nối thành công 2023. Cuộc thi do FPT Software hợp tác với Đại học (ĐH) Bách khoa – Đại học Đà Nẵng cùng Hội đồng ICPC Miền Trung tổ chức, thiết lập theo tiêu chuẩn kỳ thi lập trình quốc tế ICPC với tổng giải thưởng lên tới hơn 200 triệu đồng.

Microsoft đầu tư 2,2 tỷ USD vào dịch vụ đám mây và AI tại Malaysia

Tập đoàn Microsoft sẽ đầu tư 2,2 tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số ở Malaysia như là một phần của loạt đầu tư lớn của công ty vào thị trường công nghệ Đông Nam Á.

Nhận “Lương Linh Hoạt” với sáng kiến của Visa và Vui App

Vui App hiện thực hóa mô hình EWA, hay còn gọi là mô hình trả lương tức thì, trả lương theo yêu cầu, đây là một sáng kiến công nghệ cho phép người lao động tiếp cận một phần thu nhập trước ngày trả lương cố định. Đặc biệt, thoả thuận hợp tác này đánh dấu lần đầu tiên Visa triển khai sáng kiến EWA tại thị trường Việt Nam.

Cuộc chiến bán dẫn Mỹ – Trung khiến Hàn Quốc rơi vào thế khó

Áp lực của Mỹ không thể làm chậm sự trỗi dậy ngành bán dẫn của Trung Quốc, và Hàn Quốc cảm nhận được sức nóng từ nó.

Nhật Bản trình làng thiết bị 6G đầu tiên thế giới, nhanh hơn 20 lần so với 5G

Các chuyên gia ở Nhật Bản lần đầu tiên đã truyền dữ liệu ở tốc độ 100 gigabit/giây (Gbps) ở dải bước sóng tần số cao trên khoảng cách 100m.

Apple tích cực đàm phán với nhiều bên để đưa các tính năng AI tạo sinh vào iPhone

Apple đã nối lại các cuộc đàm phán quan trọng với công ty OpenAI (cha đẻ của ChatGPT) về các tính năng trí tuệ nhân tạo, hứa hẹn có thể có mặt trên các sản phẩm iPhone sắp tới. Apple cũng được cho là đang tìm kiếm giải pháp về vấn đề này với cả Google và Baidu.