Tiêm tế bào gốc của người vào phôi thai khỉ, tạo nội tạng cấy ghép, khoa học đối diện đạo đức

Bằng cách sử dụng công nghệ thăm dò dựa kháng thể huỳnh quang và kính hiển vi tiên tiến, các nhà nghiên cứu có thể hình dung các tế bào có nguồn gốc loài khác nhau trong phôi giai đoạn đầu. Màu đỏ cho biết các tế bào có nguồn gốc từ con người. Ảnh: @Weizhi Ji / Đại học Khoa học và Công nghệ Côn Minh

Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã tạo ra phôi thai là sự kết hợp giữa các tế bào của người và khỉ, nhưng công trình này đã dấy lên làn sóng tranh cãi dữ dội về mặt đạo đức.

Theo một công trình nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Cell vào ngày 15/4, nhóm các nhà khoa học quốc tế đã thực hiện việc tiêm tế bào người vào phôi thai khỉ. Với phương thức này, các nhà khoa học hy vọng sẽ tìm ra những cách mới để tạo ra nội tạng thích ứng cho những người cần cấy ghép. Dù mang ý nghĩa thực tiễn về mặt y sinh học, nhưng công trình này cũng đặt ra nhiều vấn đề đạo đức khoa học gây bối rối cho nhân loại nhiều năm nay.

Tiêm tế bào gốc của người vào phôi thai khỉ, tạo nội tạng cấy ghép, khoa học đối diện đạo đức - phoi thai khi 2
Ảnh: @Pixabay.

Trong nghiên cứu này, 6 ngày sau khi tạo ra phôi thai từ loài khỉ macaque, loài có quan hệ di truyền gần với người hơn cừu và lợn, nhà nghiên cứu Juan Carlos Izpisua Belmonte, giáo sư Phòng thí nghiệm biểu hiện gene ở Viện Sinh học Salk phối hợp với Đại học Khoa học và Công nghệ Côn Minh tại Vân Nam, Trung Quốc, tiến hành tiêm 25 tế bào người vào mỗi phôi thai. Tế bào được lấy từ dòng tế bào vạn năng cảm ứng gọi là tế bào gốc toàn năng, có thể hình thành các mô ở phôi thai. Sau một ngày, nhóm nghiên cứu phát hiện tế bào người ở 132 phôi thai.

Tiêm tế bào gốc của người vào phôi thai khỉ, tạo nội tạng cấy ghép, khoa học đối diện đạo đức - phoi thai khi 5
Ảnh: @Weizhi Ji / Đại học Khoa học và Công nghệ Côn Minh.

Sau 10 ngày, 103 phôi thai loài lai vẫn phát triển. Tỷ lệ sống sót nhanh chóng giảm dần. Tính đến ngày thứ 19, chỉ có 3 phôi thai loài lai còn tồn tại. Mặc dù vậy, tỷ lệ tế bào người ở các phôi thai vẫn cao trong suốt thời gian phát triển.

Tiêm tế bào gốc của người vào phôi thai khỉ, tạo nội tạng cấy ghép, khoa học đối diện đạo đức - phoi thai khi 4
Ảnh: @Weizhi Ji / Đại học Khoa học và Công nghệ Côn Minh.

Các nhà nghiên cứu tiến hành phân tích phiên mã trên cả tế bào người và khỉ từ phôi thai. Từ phân tích, họ xác định một số lộ trình liên lạc phân tử di truyền mới ở tế bào loài lai. Bước quan trọng tiếp theo của nghiên cứu là đánh giá chi tiết hơn mọi lộ trình phân tử liên quan ở khác loài.

Về lâu dài, nhóm nghiên cứu hy vọng có thể sử dụng loài lai này cho nghiên cứu quá trình phát triển ban đầu của con người và lập mô hình dịch bệnh, và cả phát triển phương pháp mới đối với thử thuốc cũng như tạo tế bào, mô và nội tạng phục vụ cấy ghép.

Belmonte nói với trang NPR: “Những phôi thai hỗn hợp như vậy được gọi là Chimeras, lấy từ tên một sinh vật thần thoại Hy Lạp, nó có hình hài của một phần sư tử, một phần dê và một phần rắn. Từ này cũng được sử dụng khá phổ biến trong khoa học khi họ tạo ra một cái gì đó “lai tạp giữa các loài””.

Belmonte nói: “Mục tiêu của chúng tôi không phải là tạo ra bất kỳ sinh vật mới nào, hay  bất kỳ quái vật nào. Và chúng tôi không làm bất cứ điều gì như vậy. Chúng tôi đang cố gắng hiểu cách các tế bào từ các sinh vật khác nhau giao tiếp với nhau ra sao”.

Ngoài ra, Belmonte cho biết ông hy vọng loại công việc này có thể dẫn đến những hiểu biết mới về sự phát triển sớm của con người, quá trình lão hóa và các nguyên nhân cơ bản của bệnh ung thư và các bệnh khác.

Mục tiêu nhân đạo cao cả hay phản đạo đức?

“Câu hỏi đầu tiên của tôi là: Tại sao?” Said Kirstin Matthews, một thành viên cho khoa học và công nghệ tại Viện Baker thuộc Đại học Rice nói. “Tôi nghĩ rằng công chúng sẽ quan tâm, và tôi cũng vậy, rằng chúng ta chỉ đang thúc đẩy khoa học ngang nhiên bước lên phía trước, mà không hề một lần ngồi lại cùng nhau để xem, điều đó có nên làm hay không”.

Tuy nhiên, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu và một số nhà dinh dưỡng sinh học khác đã bảo vệ công trình thí nghiệm này.

Tiêm tế bào gốc của người vào phôi thai khỉ, tạo nội tạng cấy ghép, khoa học đối diện đạo đức - phoi thai khi 3
Ảnh: @Pixabay.

“Đây là một trong những vấn đề lớn trong y học – cấy ghép nội tạng”, ông Juan Carlos Izpisua Belmonte, một giáo sư tại Phòng thí nghiệm Gene Biểu hiện của Viện Salk ở La Jolla, California cho biết trong một tuyên bố. Bởi theo ông, ở thực trạng hiện tại nhu cầu được cấy ghép tạng ở người đang cao hơn nhiều so với nguồn cung.

Insoo Hyun, nhà đạo đức học tại Đại học Case Western Reserve và Đại học Harvard cho biết: “Tôi không thấy loại nghiên cứu này có vấn đề về mặt đạo đức. Nó hướng tới những mục tiêu nhân đạo cao cả”.

Hyun lưu ý rằng, có hàng nghìn người chết mỗi năm ở Hoa Kỳ để chờ ghép tạng . Vì vậy, trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu ở Mỹ và hơn thế nữa đã tiêm tế bào gốc của người vào phôi cừu và lợn để xem liệu chúng có thể phát triển nội tạng người ở những động vật như vậy để cấy ghép hay không. Nhưng cho đến nay, cách làm đó vẫn chưa hiệu quả.

“Công trình này là một bước quan trọng để cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng, một ngày nào đó, chúng ta có thể có được một trái tim hay thận hoặc phổi tương quan với cơ thể con người lấy từ động vật”, Tiến sĩ Jeffrey Platt, một giáo sư về vi sinh học và miễn dịch học tại Đại học Michigan, người đang thực hiện các thí nghiệm liên quan nhưng không tham gia vào nghiên cứu mới này cho biết.

Nhưng loại công trình khoa học này cũng đặt ra những câu hỏi nghiêm túc đối với một số nhà đạo đức học.

Theo TS. Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư City of Hope, California, USA- Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím, ông chia sẻ một bài đăng trên Facebook rằng: “Các nhà khoa học khác đã tỏ ra lo ngại về “tính nhân đạo” trong nghiên cứu này nếu tiến xa hơn nữa… Matthews, một nhà khoa học ở đại học Rice bày tỏ rằng “Có nên chăng các sản phẩm này cần được xem xét như người vì nó chứa khá nhiều phần người trong đó và nếu như thế thì việc chúng ta thu hoạch nội tạng có đúng đắn không?”. Hank Greely, người phụ trách về đạo đức sinh học (bioethicist) ở đại học Stanford nhận định rằng “Đây là thời điểm thích hợp để chúng ta bắt đầu nghĩ về việc chúng ta có nên để những thứ này đi xa hơn nữa không?”

“Với tiến bộ của khoa học hiện nay có lẽ con người đang phá vỡ rất nhiều trở ngại trong nghiên cứu mà trước đó phải tốn rất nhiều thời gian. Việc đi quá nhanh này cũng có thể làm cho con người không có đủ thời gian để “cân nhắc” về rủi ro có thể xảy ra. Chúng ta từng chứng kiến nhà khoa học Trung Quốc He Jiankui đã làm thế giới sửng sốt khi “đã” sử dụng công nghệ CRISPR để thay đổi gene của những đứa bé mà theo ông là “với mục đích tốt đẹp” để trở nên miễn dịch với virus HIV. Nhưng mau chóng sau đó cộng đồng khoa học đã chỉ trích nặng nề việc làm này vì việc biến đổi gene những đứa bé hoàn toàn khỏe mạnh là một việc không nên làm”.

“Con người chúng ta vẫn chưa hiểu rõ cơ chế tương tác phức tạp của các gene trong chính cơ thể chúng ta, việc tự biến đổi gene của những đứa trẻ khỏe mạnh có thể sẽ gây tác hại cho chúng và việc này ảnh hưởng đến vấn đề đạo đức sinh học một cách trầm trọng”.

Một mối quan tâm khác dựa trên cách lai này đó là nhiều người sẽ sử dụng tế bào người theo cách này có thể tạo ra động vật có tinh trùng hoặc trứng của con người.

“Không ai thực sự muốn khỉ lại có trứng người và tinh trùng người bên trong chúng”, Hank Greely nói.

“Bởi vì nếu một con khỉ có tinh trùng của con người gặp một con khỉ với trứng của con người, không ai muốn có một phôi thai người bên trong tử cung của một con khỉ cả”.

Ngoài ra, quan niệm sử dụng nội tạng từ động vật để cấy ghép từ lâu cũng làm dấy lên lo ngại về việc lây lan virus từ động vật sang người. Vì vậy, nếu nghiên cứu hiện tại có kết quả thực tiễn, các nhà khoa học sẽ phải thực hiện các bước khác thận trọng để giảm nguy cơ lây nhiễm đó.

Huỳnh Dũng (Tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm
5G còn sơ khai, cuộc chơi 6G đã bắt đầu

Chủ tịch luân phiên của Huawei Xu Zhijun tiết lộ rằng, công ty dự kiến năm 2030 sẽ khởi động việc triển khai công nghệ mạng 6G thế hệ tiếp theo của mình.

Mỹ chính thức cấm Big Tech triệt tiêu các công ty nhỏ

Văn phòng đại diện David Cicilline của Ủy ban Tư pháp Hạ viện Hoa Kỳ cho biết, Hạ viện đã chính thức thông qua một lệnh cấm các công ty Big Tech mua hoặc “nghiền nát” các công ty nhỏ hơn.

Solve for Tomorrow 2021, nhìn thấy tương lai từ ý tưởng của trẻ em vùng sâu vùng xa

Cuộc thi ứng dụng giáo dục STEM vào việc nghiên cứu và xây dựng giải pháp Solve for Tomorrow 2021 do Samsung tổ chức, không chỉ mở rộng đối tượng tham dự ra nhiều tỉnh thành hơn so với năm ngoái, mà còn tập trung hướng đến trẻ em vùng sâu vùng xa.

Trung tâm dữ liệu EcoDC như khu nghỉ dưỡng cao cấp chính thức vận hành

Hôm nay 15/4, Trung tâm dữ liệu EcoDC – một dự án thuộc Công ty Cổ phần HTC Viễn Thông Quốc Tế (HTC-ITC) chính thức công bố cung cấp dịch vụ ra thị trường, đồng thời tiến hành ký kết hợp tác với các đối tác cung cấp các giải pháp về điện toán đám mây, bảo mật thông tin và thiết bị phần cứng.

Epson thêm 3 mẫu máy chiếu thông minh EpiqVision giải trí gia đình

Epson ra mắt 3 sản phẩm thuộc dòng máy chiếu Laser thông minh EpiqVision nhỏ gọn, bao gồm EF-12, EH-LS300B ATV, EH-LS500B ATV với những tính năng nâng tầm trải nghiệm giải trí tại gia cho người dùng.

Việt Nam tăng tốc trong cuộc đua sản xuất vaccine ngừa Covid-19

Phát sinh những khó khăn mới trong việc tiếp cận và đàm phán với các nguồn mua vaccine, Việt Nam khẳng định vaccine AstraZeneca vẫn đảm bảo an toàn và tiếp tục tiêm chủng, đồng thời sẽ đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tiến đến sản xuất vaccine trong nước.

Dyson ra mắt thị trường Việt Nam với loạt máy làm đẹp tóc và chăm sóc nhà

Ngày 14/4, Dyson chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam với những sản phẩm tiên phong của hãng, gồm máy sấy tóc, hút bụi và máy lọc không khí.

iPhone 2022 sẽ tạo đột phá với camera 48 MP, quay video 8K

Nhà phân tích Ming-Chi Kuo vừa cho biết dòng sản phẩm iPhone 2022 sắp tới sẽ có đến hai thành viên 6,1 inch và hai thành viên 6,7 inch, tức không có thành viên iPhone mini 5,4 inch.

Tiền điện tử bùng phát, mồi ngon cho tội phạm mạng

Mặc dù nhà nước và các chuyên gia liên tục cảnh báo về những rủi ro có thể xảy ra, bao gồm cả tội phạm mạng, song tiền điện tử vẫn đang bùng phát trở lại tại Việt Nam.

Apple bất ngờ công bố tổ chức sự kiện đặc biệt vào ngày 20/4

Apple vừa công bố sẽ tổ chức một sự kiện đặc biệt vào ngày 20/4, nơi nhiều người mong đợi gã khổng lồ công nghệ sẽ ra mắt các mẫu iPad Pro mới và các sản phẩm khác thay vì chờ đến WWDC21 diễn ra trong tháng 6.