Tích hợp AI vào thiết bị bay giúp tìm người bị lạc trong rừng với độ chính xác cao

Công trình này được công bố trên tạp chí Nature Machine Intelligence. Ảnh: @Đại học Johannes Kepler.

Một bộ ba nhà nghiên cứu tại Đại học Johannes Kepler đã sử dụng công nghệ trí tuệ thông minh nhân tạo để cải thiện việc tìm kiếm những người bị lạc trong rừng, bằng camera chụp ảnh.

Cụ thể, ba nhà nghiên cứu gồm David Schedl, Indrajit Kurmi và Oliver Bimber đã mô tả cách họ áp dụng mạng học sâu vào vấn đề tìm những người bị lạc trong rừng, và khẳng định công nghệ mới này hoạt động rất tốt.

Tích hợp AI vào thiết bị bay giúp tìm người bị lạc trong rừng với độ chính xác cao - camera 1
Ảnh: @Đại học Johannes Kepler.

Khi mọi người bị lạc trong rừng, các chuyên gia tìm kiếm và cứu hộ sử dụng trực thăng hoặc thiết bị bay không người lái để bay qua khu vực có nhiều khả năng được tìm thấy. Ngoài việc quét mặt đất bên dưới một cách đơn giản, các nhà nghiên cứu sử dụng ống nhòm và máy ảnh nhiệt. Người ta hy vọng rằng, những camera như vậy sẽ làm nổi bật sự khác biệt về nhiệt độ cơ thể của người trên mặt đất so với môi trường xung quanh, giúp họ dễ dàng phát hiện hơn.

Tuy nhiên, thật không may trong một số trường hợp, camera hình ảnh nhiệt không hoạt động như dự định, do thực vật bao phủ lớp đất bị mặt trời sưởi ấm khiến chúng cũng có nhiệt độ tương tự như thân nhiệt của người bị lạc.

Tích hợp AI vào thiết bị bay giúp tìm người bị lạc trong rừng với độ chính xác cao - camera 2
Ảnh: @Đại học Johannes Kepler.

Trước tình trạng nan giải này, các nhà nghiên cứu đã tìm cách khắc phục bằng cách sử dụng một ứng dụng công nghệ học sâu để cải thiện hình ảnh được tạo ra.

Giải pháp mà nhóm đã phát triển liên quan đến việc sử dụng một ứng dụng AI để xử lý công nghệ chụp ảnh. Nhờ nó mà camera nhiệt có thể chụp được các hình ảnh có độ sâu trường ảnh cao hơn nhiều, giúp phân biệt, nhận diện vật thể với độ chính xác cao hơn, dù cho mức nhiệt như nhau.

Để đào tạo hệ thống AI trên ứng dụng này, các nhà nghiên cứu phải tạo cơ sở dữ liệu hình ảnh của riêng họ, bằng cách dùng thiết bị bay không người lái để chụp ảnh các tình nguyện viên trên mặt đất ở nhiều vị trí khác nhau, sau đó cho ứng dụng phát huy tính năng.

Thử nghiệm hệ thống ngoài thực tế cho thấy, nó có độ chính xác đạt khoảng 87 đến 95%, cao hơn 25% nếu so với camera nhiệt đơn lẻ không tích hợp ứng dụng AI.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, hệ thống của họ đã sẵn sàng để cung cấp cho các đội tìm kiếm và cứu hộ sử dụng, và nó cũng có thể được sử dụng bởi các đội thực thi pháp luật, quân đội hoặc trong công tác quản lý động vật hoang dã.

Xem video:

Theo Techxplore

Có thể bạn quan tâm
Vừa bị bán xong, Honor được chỉ đạo phải vượt mặt ông chủ Huawei

Huawei đã bán thương hiệu smartphone phổ thông Honor cho một tập đoàn với các công ty Trung Quốc, và giờ đây ông chủ công ty này đã có những phát biểu liên quan đến hành động này.

Apple dự tính chuyển một số hoạt động sản xuất sang Việt Nam

Một số thiết bị mới của Apple sẽ không được sản xuất từ Trung Quốc khi nguồn tin từ Reuters cho biết Foxconn đang chuyển một số hoạt động sản xuất iPad và MacBook sang Việt Nam.

Nokia 9.3 PureView 5G đã bị trì hoãn đến năm 2021

HMD Global đã đầy lùi việc ra mắt bản kế nhiệm của Nokia 9 PureView một vài lần, và lịch sử dường như đang lặp lại với sản phẩm này khi mà lịch phát hành có thể vào nửa đầu năm sau thay vì cuối năm nay.

Trở thành đại lý phân phối chính thức, các cửa hàng bán lẻ đồng loạt mở bán iPhone 12 mã VN/A

Đúng 0h00 ngày 27/11, đồng loạt các hệ thống cửa hàng FPT Shop, Di Động Việt, Minh Tuấn Mobile,… đã mở bán và trao tận tay khách hàng những chiếc iPhone 12 chính hãng mã VN/A.

Ra mắt Hệ sinh thái tiêu dùng – công nghệ bán lẻ Giga1

Tập đoàn Yeah1 vừa ra mắt Hệ sinh thái tiêu dùng – công nghệ bán lẻ Giga1 và công bố các đối tác chiến lược Tân Hiệp Phát, Budweiser, Oishi, M150 cùng tham gia hoàn thiện hệ sinh thái.

Cơ hội đột phá cho ngành công nghiệp thiết yếu khu vực ASEAN

Quá trình số hóa nhanh chóng của các ngành công nghiệp thiết yếu khu vực ASEAN như giáo dục đào tạo, y tế và chuỗi cung ứng trong bối cảnh đại dịch toàn cầu đã và đang mở ra nhiều cơ hội mới cho những tổ chức đột phá – theo một nghiên cứu mới của Cisco và quỹ đầu tư Jungle Ventures thực hiện vừa công bố.

Bị chỉ trích như quái vật, một vũ công vẫn nuôi mái tóc dài 6m làm vũ khí tỏa sáng

Rin Kambe 35 tuổi được mệnh danh là Rapunzel của Nhật Bản (một nhân vật hư cấu xuất hiện trong bộ phim hoạt hình Nàng công chúa tóc mây) có mái tóc dài gần 6 mét đã không cắt trong 15 năm.

AI phát hiện Covid-19 từ ảnh X-quang nhanh hơn chuyên gia 10 lần

Các nhà khoa học đã phát ttriển thành công AI có thể phát hiện bệnh nhân Covid-19 thông qua ảnh X-Quang.

Robot giun đất giúp kiểm định chất lượng cây trồng

Nếu bạn muốn biết điều kiện đất đai và tình hình cây trồng phát triển như thế nào, sẽ rất tuyệt nếu bạn có thể hỏi một con giun đất. Tuy nhiên, đây là điều tưởng chừng không thể xảy ra nhưng lại là câu chuyện có thật. Bởi các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu chế tạo ra một robot nông nghiệp mới lấy cảm hứng từ giun đất.

Ngày thứ sáu đen tối 2020, các cửa hàng chưa sáng đèn

Đại dịch toàn cầu, chính trị căng thẳng, kinh tế lao dốc… là những yếu tố chính khiến cho ngày mua sắm giảm đáng kể sức hấp dẫn so với mọi năm quay lại gần giống với tên gọi Black Friday giai đoạn khủng hoảng tài chính của Mỹ trong quá khứ.