Thầy cô nên là người bạn lớn tâm sự, hướng dẫn, giúp các em tránh rủi ro trên mạng

“Để giáo viên là người bạn lớn của trẻ” diễn ra ngày 20/11 đã khép lại chuỗi 3 tập phát sóng trực tiếp thuộc chiến dịch Vaccine Số do TikTok tổ chức.

Những rủi ro trên không gian mạng như bắt nạt, thông tin độc hại, thử thách nguy hiểm, trò chơi khăm và lừa bịp, tin giả và tin sai lệch..., nếu không được định hướng tốt, trẻ sẽ dễ dàng bị tác động tiêu cực và tổn thương bản thân.

Buổi phát trực tiếp tập số 3 thuộc chiến dịch Vaccine Số – “Để giáo viên là người bạn lớn của trẻ” đã diễn ra vào 20:00 tối thứ Bảy, ngày 20/11 trên kênh TikTok LIVE Việt Nam. Các khách mời gồm ông Nguyễn Lâm Thanh – Đại diện TikTok Việt Nam, bà Nguyễn Phương Linh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD), ông Trần Thành Nam – PGS TS chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng và Thầy Kiên – Nhà sáng tạo nội dung TikTok đã cùng thảo luận về những ảnh hưởng của công nghệ/Internet đối với học sinh và khó khăn của thầy cô trong trong việc đồng hành, bảo vệ sức khoẻ tinh thần của học sinh.

Sử dụng công nghệ, trẻ em đối mặt với nhiều nguy hiểm

Hầu hết các khách mời đều đồng tình nhìn nhận sự ảnh hưởng của công nghệ/Internet tới sức khoẻ tinh thần của thanh thiếu niên, và không chỉ bố mẹ hay gia đình mà các thầy cô – những người đang ngày ngày đồng hành cùng học sinh cũng cần phải thay đổi để bắt nhịp sống số cùng các em. Thầy giáo Kiên – vốn là một giáo viên dạy Toán nhiều năm kinh nghiệm cho biết: “Tình hình dịch bệnh căng thẳng, công nghệ trở thành công cụ chính giúp tôi tiếp tục công việc truyền tải kiến thức trực tuyến đến các em học sinh. Thú thực ban đầu cũng có những bỡ ngỡ, cảm thấy bị ‘ép buộc’ phải thích ứng nhưng dần dà bắt nhịp, tôi thấy được lợi thế của công nghệ trong việc giảng dạy trực tuyến, các em cũng dễ dàng tương tác và mở lòng với mình hơn”.

Generated
Thầy Kiên chia sẻ

Song song với việc tìm cách để học sinh mở lòng tâm sự với mình, các thầy cô cũng cần để ý đến những dấu hiệu về ảnh hưởng của công nghệ và internet với học sinh. Bà Nguyễn Phương Linh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) cho biết, sử dụng công nghệ quá đà, mất kiểm soát sẽ gây nên hệ quả phụ thuộc, hay còn gọi là “nghiện”. Một khi đã nghiện (nghiện game, nghiện mạng xã hội,…), các em dành hết sự tập trung vào đó, dẫn đến lơ là các việc xung quanh như học tập, rèn luyện sức khoẻ hay tương tác trực tiếp với mọi người xung quanh… Điều này ảnh hưởng không hề tốt đến sức khỏe tinh thần cũng như sự phát triển lành mạnh của các em. 

Một số biểu hiện dễ thấy khi các em ‘nghiện’ điện thoại hay Internet có thể kể đến bỏ ăn, thiếu ngủ, mệt mỏi trong giờ học… (về thể chất); hay mất tập trung, sa sút học tập, bứt bối căng thẳng khi không được dùng điện thoại… (về tinh thần)”.

Generated
Bà Nguyễn Phương Linh cho biết, sử dụng công nghệ quá đà, mất kiểm soát sẽ gây nên hệ quả phụ thuộc, hay còn gọi là ‘nghiện’.

Ngoài ra, bà Linh cũng cảnh báo một số rủi ro trên không gian mạng như bắt nạt, thông tin độc hại, thử thách nguy hiểm, trò chơi khăm và lừa bịp, tin giả và tin sai lệch… Theo bà Linh, trong những trường hợp này, nếu không được định hướng tốt, trẻ sẽ dễ dàng bị tác động tiêu cực và tổn thương bản thân, thậm chí có những trường hợp đáng tiếc đã dẫn đến tự tử khi không có sự can thiệp kịp thời của người lớn.

Giải thích thêm về vấn đề bắt nạt, ông Trần Thành Nam – PGS TS chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng nói rõ hơn về những tác động tâm lý của tình trạng này tới trẻ: “Trước hết chúng ta phải hiểu thế nào là bắt nạt trên mạng. Bắt nạt trực tuyến mạng là hành vi cố tình xúc phạm, đe doạ, làm hại, quấy rối, tấn công hay loại trừ (tẩy chay) một người khác bằng việc sử dụng phương tiện truyền thông kỹ thuật số.

Trẻ bị bắt nạt trực tuyến có thể bị gửi, đăng hoặc chia sẻ thông tin cá nhân, thông tin riêng hoặc các nội dung tiêu cực, có hại, sai sự thật gây ra sự xấu hổ hoặc gây mất uy tín đối với trẻ em. Bắt nạt trên mạng có thể diễn ra trên Internet như các trang mạng xã hội, các phòng trò chuyện, các hòm thư điện tử hoặc trên điện thoại di động, thông qua dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS) và các ứng dụng tin nhắn tức thời, các cuộc gọi quấy rối, các video và hình ảnh trên điện thoại di động…

Generated
PGS TS Trần Thành Nam giải thích hệ lụy nguy hiểm của bắt nạt trực tuyến tại buổi phát trực tiếp.

Từ khái niệm này, ông Nam đã giải thích thêm về những hậu quả kéo dài có thể ảnh hưởng đến trẻ như: Cảm thấy khó chịu, xấu hổ, ngu ngốc, thậm chí tức giận (về mặt tinh thần); cảm thấy xấu hổ hoặc mất hứng thú với những điều từng yêu thích (về tình cảm); mệt mỏi, mất ngủ hoặc gặp các triệu chứng như đau bụng và đau đầu (về mặt thể chất).

“Xấu hơn, nạn nhân sẽ cảm thấy không thể chia sẻ với ai khác, thậm chí không cố gắng để giải quyết vấn đề. Trong những trường hợp nghiêm trọng, một người bị bắt nạt, đe dọa trực tuyến có thể dẫn đến hành vi tự kết liễu cuộc sống” – ông Nam nhấn mạnh.

Làm sao để thầy cô trở thành người bạn lớn của trẻ?

Để trẻ có thể chia sẻ với mình, trước tiên giáo viên cần trở thành một chỗ dựa đáng tin cậy, trẻ có thể an tâm tìm đến để tâm sự như một người bạn lớn chứ không phải là người sẽ xét nét, bắt bẻ hay áp đặt suy nghĩ của mình lên trẻ. Đi kèm theo đó, ông Nam đưa ra ví dụ về việc kết bạn với trẻ như thay vì bắt ép trẻ phải bỏ điện thoại xuống để ra ngoài vận động, thầy cô có thể “nhờ” trẻ hướng dẫn cách để có thể tham gia vào môi trường số, dùng mạng xã hội. Từ đó thân thiết và dễ dàng nói chuyện với trẻ hơn.

Theo thầy Kiên, cũng như thông điệp 5K trong trường hợp này sẽ có những ý nghĩa tương đương: Khẩu trang (Thầy cô là lá chắn cứng bảo vệ các em), Khử khuẩn (Thầy cô giữ vai trò sàng lọc thông tin độc hại trước khi đến tới các em), Khoảng cách (Thầy cô tạo hành lang an toàn cho các em khỏi những thử thách nguy hiểm), Không tụ tập nơi đông người (Thầy cô giáo dục các em không bắt chước đám đông tham gia thử thách nguy hiểm hay bắt nạt bạn bè trên không gian mạng), Khai báo y tế (Thầy cô khuyến khích các em minh bạch và cởi mở những câu chuyện sống số để phát hiện nguy hiểm kịp thời).

Ngoài ra, nếu muốn giúp đỡ trẻ trên môi trường số, các giáo viên cũng cần được trang bị kiến thức sớm và đầy đủ như từ bộ cẩm nang Teacher Safety Toolkit (Bộ công cụ An toàn cho Giáo viên), ông Nguyễn Lâm Thanh – Đại diện TikTok Việt Nam cho biết thêm. Đây chính là một trong những nỗ lực của TikTok trong việc xây dựng môi trường số an toàn cho thanh thiếu niên. TikTok luôn có những công cụ, tính năng mà các thầy cô có thể hướng dẫn các bậc phụ huynh hay các em sử dụng để tạo một thói quen và trải nghiệm sống số lành mạnh, bảo vệ sức khỏe tinh thần của bản thân. Giáo viên, phụ huynh và các em có thể truy cập vào Trung tâm An toàn của TikTok để tìm hiểu thêm về các tính năng, công cụ và nguồn lực này.

Tóm lại, để kết nối với học sinh và bảo vệ các em trước những tác động tiêu cực của công nghệ/Internet, các giáo viên, các thầy cô cần chủ động chỉ cho học sinh phân biệt thông tin tốt và thông tin độc hại, dặn các em không được cung cấp các thông tin cá nhân cho bất kỳ ai, ngoài đời lẫn trên mạng. Đặc biệt nhà trường và giáo viên nên tổ chức những buổi giao lưu, hướng dẫn phụ huynh Quản lý thời gian truy cập và Kiểm soát nội dung truy cập của trẻ.

Một trong những cách ngắn nhất, thực tế nhất chính là trở thành “người bạn lớn của các em”, hỗ trợ các em bằng cách nhẹ nhàng, gần gũi chứ không phải cưỡng ép, cấm đoán. Đây chính là mục đích của “Để giáo viên là người bạn lớn của trẻ” trong chiến dịch Vaccine Số từ TikTok. Trong tương lai, vẫn còn vô vàn thách thức cho các phụ huynh, giáo viên, các nền tảng, các tổ chức và chính các thanh thiếu niên từ môi trường mạng mang lại. Vì vậy, cần có sự chung tay của toàn thể xã hội để lan toả những giá trị tích cực, tạo ra môi trường lành mạnh trên các nền tảng nói riêng và đời sống thực nói chung.

Có thể bạn quan tâm
Chiến dịch #SongKhoe247 tăng cường kiến thức chăm sóc sức khỏe phòng dịch

TikTok cùng Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, báo Tuổi Trẻ và Truyền hình Thanh Niên đẩy mạnh chiến dịch tăng cường kiến thức chăm sóc sức khỏe, phòng dịch COVID-19 cho cộng đồng với hashtag #SongKhoe247.

iPhone 12 chưa hạ sốt, iPhone 13- không nút bấm, màn hình cong 4 cạnh, 4 camera đã lên ý tưởng

Mới đây trang ConceptsiPhone vừa đưa ý tưởng về iPhone 13 và iPhone 13 Pro với những chi tiết độc đáo, lạ mắt và ấn tượng.

Ngày thứ sáu đen tối 2020, các cửa hàng chưa sáng đèn

Đại dịch toàn cầu, chính trị căng thẳng, kinh tế lao dốc… là những yếu tố chính khiến cho ngày mua sắm giảm đáng kể sức hấp dẫn so với mọi năm quay lại gần giống với tên gọi Black Friday giai đoạn khủng hoảng tài chính của Mỹ trong quá khứ.

ASUS ra mắt ZenBook thế hệ mới, mỏng nhẹ, mạnh mẽ, thời lượng pin 21 tiếng

Đó là các dòng laptop Zenbook 13.3″ và 14″ mỏng nhất với đầy đủ cổng kết nối, được nâng cấp CPU Intel® Core™ 11th Gen, đồ họa Intel Iris® Xe và thiết kế màn hình 4 viền mỏng NanoEdge.

Hé lộ thông số kỹ thuật về Snapdragon 875 tiến trình 5nm

Đây là chip xử lý đầu tiên của Qualcomm sản xuất trên tiến trình 5nm cùng nhân hiệu năng cao Cortex-X1.

Giải pháp Antispam: mỗi giây quét 10.000 tin nhắn và 20.000 cuộc gọi rác

Đó là giải pháp Antispam của Viettel giúp ngăn chặn hiệu quả các cuộc gọi và tin nhắn rác dù spammer biến đổi liên tục và tinh vi khó phát hiện.

Tòa án Mỹ có thể chặn lệnh cấm tải TikTok của Tổng thống Trump

Quyết định của chính quyền Mỹ về việc loại bỏ ứng dụng mạng xã hội TikTok ra khỏi Google Play và App Store có thể tạm thời bị hoãn lại theo phán quyết của tòa án.

Phán quyết của tòa án có thể tạm ngừng việc loại bỏ ứng dụng TikTok tra khỏi Google Play và App Store của tổng thống Trump.

Đối tác sản xuất phần cứng của Lenovo và HP đối mặt với với sự trừng phạt của Mỹ

Cùng với nhiều lệnh cấm mạnh tay nhắm vào Huawei và nhiều công ty công nghệ khác của Trung Quốc, chính quyền của Tổng thống Donald Trump còn tiếp tục nhắm đến các công ty công nghệ gia công, sản xuất theo hợp đồng lớn tại Trung Quốc, có quan hệ sản xuất với nhiều công ty công nghệ lớn tại Mỹ.

Nokia 9.3 Pureview lộ ảnh chính thức đầu tiên

Nokia 9.3 Pureview được kỳ vọng là chiếc flagship thế hệ tiếp theo mà HMD đem tới thị trường, kế nhiệm cho mẫu Nokia 9 Pureview không được thành công cho lắm vào năm ngoái.

Thành phố du lịch Pattaya – Thái Lan không một bóng người

Nhiều du khách kẹt lại ở Thái Lan đã hơn 6 tháng nay và gần như không có dấu hiệu họ sẽ được về nước. Nhiều doanh nghiệp kết hợp với các tổ chức, tìm giải pháp vượt qua khó khăn này nhưng đến nay thành phố vẫn đang trong tình trạng suy kiệt.