Quy định mới của Android 15 khiến nhiều điện thoại giá rẻ bị “bay màu”

Google vừa thông báo rằng từ phiên bản Android 15, dung lượng lưu trữ tối thiểu cho các thiết bị Android sẽ tăng lên và có thể khiến nhiều điện thoại trở nên lỗi thời.

Cụ thể, các điện thoại và máy tính bảng chạy Android 15 sẽ cần ít nhất 32 GB dung lượng lưu trữ để có thể chạy hệ điều hành mới này. Theo thông tin từ Google, 75% trong số 32 GB này sẽ phải được dành riêng cho phân vùng dữ liệu, trong khi Android 15 sẽ chiếm gần 16 GB. Điều này có nghĩa là các thiết bị có dung lượng tối thiểu 16 GB sẽ gần như không còn không gian cho các ứng dụng hoặc nội dung khác.

Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến phân khúc smartphone Android giá rẻ khi các nhà sản xuất không thể tiếp tục cung cấp các thiết bị với dung lượng lưu trữ nhỏ hơn. Tốc độ tăng trưởng yêu cầu dung lượng lưu trữ là khá nhanh, khi so với Android 13 phát hành năm 2022, yêu cầu tối thiểu đã tăng từ 8 GB lên 16 GB, và giờ đây chỉ sau vài năm, con số này đã tăng gấp đôi.

Về mặt kỹ thuật, Google không thể ngăn cản các nhà sản xuất sản xuất điện thoại có dung lượng nhỏ hơn nếu họ sử dụng phiên bản Android nguồn mở (AOSP). Tuy nhiên, Google có thể áp dụng quy tắc này đối với các công ty muốn tích hợp Google Mobile Service (GMS) vào thiết bị của họ. Để nhận được giấy phép GMS, thiết bị phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu, bao gồm dung lượng lưu trữ mới là 32 GB.

Mặc dù điều này có thể khiến một số thiết bị không thể truy cập các dịch vụ cốt lõi của Google như Google Play Store nhưng đây cũng có thể là một tín hiệu tích cực. Việc yêu cầu dung lượng lưu trữ cao hơn có thể mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn cho các điện thoại giá rẻ, giúp chúng chạy mượt mà hơn và có khả năng chứa nhiều ứng dụng và trò chơi hơn.

Ông Donald Trump thúc ép TSMC xây dựng nhà máy sản xuất chip tại Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khơi dậy cuộc tranh luận mới về quan hệ thương mại giữa Mỹ và Đài Loan, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn.

Microsoft thiết kế quy trình mới, giúp người dùng đăng nhập thiết bị dễ dàng

Microsoft đang nỗ lực chuyển hơn 1 tỷ người dùng khỏi việc sử dụng mật khẩu truyền thống để đăng nhập vào tài khoản của họ.

Vì sao chuyển đổi số tại Việt Nam càng không dễ dàng?

Có thể khẳng định rằng, chuyển đổi số (CĐS) không hề dễ dàng trên cả thế giới. Ở Việt Nam, quá trình này còn khó khăn hơn vì nước ta có hơn 98% doanh nghiệp là SME và ngay cả các doanh nghiệp lớn của nước ta cũng không nhiều đơn vị đạt được cấp độ tự động hóa ở mức cao.

Windows 10 sắp kết thúc, Microsoft khuyến khích người dùng “hóa kiếp” PC cũ

Microsoft đang gia tăng nỗ lực khuyến khích người dùng Windows 10 nâng cấp lên Windows 11 hoặc mua PC mới tương thích với hệ điều hành này.

AI sẽ chữa lành tâm ta?

Nhưng rồi một cách nhanh chóng, tôi cũng “ thất vọng” nhận ra, dù AI có tài giỏi bằng tất cả các chuyên gia các nhà trị liệu trên thế giới gộp lại hay một thiên tài lỗi lạc nào khác cũng không thể, không bao giờ làm được cho tôi điều này: Chấm dứt phiền não trong tôi.

Intel khẳng định cam kết đầu tư card đồ họa rời tại CES 2025

Sự gia nhập của Intel vào thị trường GPU (card đồ họa rời) đang thu hút sự chú ý, đặc biệt khi có dấu hiệu cho thấy hãng có thể giúp phá vỡ thế độc quyền của NVIDIA và AMD.

Tin tặc tấn công kho bạc Mỹ và đánh cắp tài liệu mật

Hôm 30/12, Bộ Tài chính Mỹ đã thông báo cho Quốc hội về một vụ tấn công mạng nghiêm trọng được cho là do các tin tặc từ Trung Quốc thực hiện.

Ra mắt Sapo OmniAI, nền tảng quản lý bán hàng hợp kênh, giúp trải nghiệm mua sắm đa kênh liền mạch

Ngày 25/12, Sapo ra mắt nền tảng quản lý bán hàng hợp kênh Sapo OmniAI, với sự tham gia của hơn 350 chủ cửa hàng, doanh nghiệp và chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực công nghệ, kinh doanh, tài chính, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thiết lập tiêu chuẩn mới của ngành bán lẻ.

Úc đau đầu giải quyết vấn đề dư thừa điện mặt trời

Úc vừa ghi nhận một cột mốc ấn tượng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo khi hơn 4 triệu ngôi nhà và doanh nghiệp đã lắp đặt hệ thống điện mặt trời.

Google đưa ứng dụng Gemini AI đến iPhone

Trong bối cảnh chatbot AI ngày càng trở nên phổ biến, các công ty đang nỗ lực phát triển ứng dụng cho cả PC và smratphone nhằm nâng cao khả năng của các bot và giữ chúng luôn trong tầm tay người dùng.