PayMe, gia nhập thị trường thanh toán điện tử Việt Nam với hướng đi riêng

Cho phép chuey63n tiền ngay trong khung chat, PayME có được cac nhà bán hàng trực tuyến ưa chuộng?

PayME, người chơi mới nhất của thị trường Fintech Việt Nam, sẽ gia nhập với các giải pháp kết hợp thanh toán mạng xã hội và mô hình ví điện tử mở, giúp người dùng và doanh nghiệp thực hiện lệnh thanh toán từ bất kỳ ứng dụng chat hay MXH nào.

Tại buổi giới thiệu ra mắt PayME, ông Lê Hoàng Gia (Tổng Giám đốc MeCorp) chia sẻ về tiềm năng của Social Payment trong thời gian qua: “Social Payment đang và sẽ là xu hướng bổ trợ cho social commerce trong tương lai, vừa gắn liền với hành vi người tiêu dùng; vừa là công cụ tối ưu cho các nhà bán hàng, doanh nghiệp “chốt deal” tăng trưởng, phục vụ khách hàng tốt nhất.”

PayMe, gia nhập thị trường thanh toán điện tử Việt Nam với hướng đi riêng - DSC00151
Ông Lê Hoàng Gia trình bày các hướng đi khác của PayME so với các ví điện tử Việt hiện nay

Đây là hướng đi mà PayME xác quyết để tạo nên khác biệt trong một thị trường thanh toán tưởng đã quá chật chội.

Tăng trưởng người dùng Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng, tại Việt Nam, đã mang lại kênh bán hàng mới cho doanh nghiệp, hay còn gọi là Social Commerce. Sử dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram… làm phương tiện bán hàng, Social Commerce hiểu đơn giản là sự kết hợp giữa Social media (Mạng xã hội) và Ecommerce (Thương mại điện tử).

Năm 2018, quy mô thị trường Social Commerce tại Việt Nam đã đạt đến con số 5.9 tỷ USD. Cũng theo báo cáo của Google &Temasek, toàn bộ thị trường Ecommerce Việt Nam dù vẫn giữ đà tăng trưởng 30% mỗi năm nhưng mới chỉ đạt quy mô gần 3 tỷ USD. Trong đó, thương mai đối thoại-khái niệm về hình thức mua bán thông qua việc trò chuyện trực tiếp giữa người mua và bán thông qua các công cụ internet chiếm đến 95% tại Việt Nam. Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng của thế giới về thương mại đối thoại khi mỗi tương tác, mỗi cuộc hội thoại đều có thể trở thành giao dịch.

PayMe, gia nhập thị trường thanh toán điện tử Việt Nam với hướng đi riêng - thuong mai doi thoai
Thương mại đối thoại được ưa chuộng ở các nước Đông Nam Á

Đi sâu vào bối cảnh đó, PayME chú trọng đến Social Payment – công cụ thanh toán trên nền tảng mạng xã hội, và các công cụ để việc thanh toán dễ dàng hơn, có thể hoàn tất ngay trong các quá trình trò chuyện trên mạng.
PayME Link – gửi tiền thông qua một liên kết và PayME Key – bàn phím hỗ trợ thanh toán nhanh là 2 tính năng nhắm đến cho việc thanh toán nói trên. Hai tính năng này cho phép người gửi và người nhận tiền, ví dụ cá nhân, đơn vị kinh doanh trên mạng xã hội thực hiện các lệnh thanh toán ngay trong bất kỳ một cuộc hội thoại nào, không cần mở ứng dụng thanh toán, không cần biết số tài khoản, số điện thoại. Tất cả chỉ cần tạo ra link yêu cầu thanh toán, người trả chỉ cần nhấn vào, làm theo 3 bước thao tác đơn giản, bao gồm cả việc nhận mã OTP bảo mật từ PayME để thanh toán. Người nhận có thể đưa tiền về tài khoản ví hoặc tài khoản ngân hàng của mình tùy theo nhu cầu. Tất cả đều được thực hiện trên trình duyệt mà không nhất thiết phải mở app.

PayME Key là tính năng gọi ra bàn phím thanh toán riêng, nhanh chóng và bảo mật cao hơn để thực hiện các giao dịch ấy. PayME đã được Ngân Hàng Nhà Nước cấp giấy phép trung gian thanh toán từ ngày 1/10/2019; đồng thời cũng đáp ứng tiêu chuẩn bảo mật PCI DSS.

PayMe, gia nhập thị trường thanh toán điện tử Việt Nam với hướng đi riêng - 2 SocialPayment 3
Có thể chuyển tiền qua nhiều ứng dụng chat

Trọng điểm trong mô hình kinh doanh B2B2C của PayME chính là Ví điện tử mở (PayME Open e-wallet) hướng đến khách hàng là các Doanh nghiệp, đặc biệt các thương hiệu đã đạt số lượng người dùng nhất định. Giải pháp này cho phép doanh nghiệp tích hợp, tự quản lý ví điện tử do PayME thiết kế riêng vào trong ứng dụng của doanh nghiệp một cách dễ dàng và miễn phí, khách hàng của doanh nghiệp có thể sử dụng ứng dụng doanh nghiệp như một ví tiền di động, bao gồm cả thanh toán các dịch vụ khác, như điện, nước, bán lẻ, bảo hiểm… Nói cách khác, thay vì đưa ứng dụng khách vào trong ví như cách các ví điện từ hay làm thì PayME để khách mang PayME về trong ứng dụng của mình.

PayMe, gia nhập thị trường thanh toán điện tử Việt Nam với hướng đi riêng - 1 Vi 2
Các ứng dụng của doanh nghiệp có thể tích hợp tyoan2 bộ các tính năng đang có trên ứng dụng chính của PayME

PayME cho biết hướng đến việc xây dựng mạng lưới PayME Net để kết nối các nhà cung cấp, dịch vụ tài chính với khách hàng; có thể nói doanh thu của PayME sẽ đến từ việc chia sẻ doanh thu với các đơn vị tài chính này, hơn là từ các phí giao dịch thanh toán.

Câu chuyện mở hướng đi mới trong thanh toán sẽ còn chờ đáp ứng từ thị trường, nhưng có thể nói, sự xuất hiện của ví điện từ mở này sẽ làm sôi động hơn thị trường thanh toán điện tử Việt Nam sắp tới.

Có thể bạn quan tâm
5 startup xuất sắc của Grab Ventures Ignite mùa 1 sẽ được hỗ trợ phát triển

bePOS, Stringee, GoDee, Papaya và Vbee là những startup xuất sắc nhất chương trình Grab Ventures Ignite mùa 1

HANET ra mắt Camera AI nhận diện nhanh, chính xác, giá 3,5 triệu đồng

Camera AI là sản phẩm đầu tay của công ty HANET sau hai năm nghiên cứu và phát triển. Sản phẩm được tích hợp bộ xử lý AI, 1GB RAM và ứng dụng công nghệ lưu trữ đám mây.

Ai sẽ phải cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng cho cơ quan thuế?

Mới đây, quy định ngân hàng phải cung cấp thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế bất ngờ nhận được sự quan tâm của nhiều người. Nhưng một vấn đề đặt ra đó là, những trường hợp nào sẽ phải cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng cho cơ quan thuế, hay tất cả đều sẽ phải thực hiện đồng bộ?

Realme chỉ mất 9 quý để bán ra 50 triệu smartphone

Theo số liệu của công ty Counterpoint Research, Realme đã có 50 triệu người dùng trên toàn cầu vào tháng 10/2020, sau 9 quý ra mắt.

Epson cán mốc bán ra 30 triệu máy chiếu 3LCD

Tập đoàn Seiko Epson vừa thông báo, tính đến 10/2020, tổng doanh số bán hàng trên toàn cầu của máy chiếu 3LCD chính thức cán mốc 30 triệu máy.

Khai trương chợ làng 4.0 trong khu công nghiệp Thăng Long

Công ty Cổ phần công nghệ Utop – thành viên của Công ty FPT Software phối hợp với Khu Công Nghiệp Thăng Long chính thức khai trương hệ sinh thái mua sắm trực tuyến TL-base nhằm hỗ trợ nâng cao đời sống và dịch vụ cho công nhân, cộng đồng xung quanh khu công nghiệp.

Huawei AppGallery kết nối với các nhà phát triển game Việt Nam

Hội thảo “Huawei AppGallery – Kết nối toàn cầu” vừa tổ chức tại Hà Nội để giới thiệu hệ sinh thái kho ứng dụng Huawei AppGallery và những hỗ trợ dành cho các Nhà phát triển đã thu hút gần 60 Nhà phát triển game Việt Nam

Start-up Việt trình làng robot “thầy giáo” Trí Nhân: đủ 5 giác quan, tim phổi và chuỗi ADN

Tại Diễn đàn công nghệ giáo dục EDU 4.0 được diễn ra ở Hà Nội vào ngày 21/11 vừa qua, công ty Start-up Open Classroom đã trình làng mẫu robot “thầy giáo” đầu tiên mang tên gọi Trí Nhân.

Kaspersky hoàn thành di chuyển hạ tầng xử lý dữ liệu sang Thụy Sĩ

Kaspersky công bố hoàn tất các dấu mốc quan trọng của Sáng kiến Minh bạch Toàn cầu bằng việc di chuyển địa điểm lưu trữ và xử lý dữ liệu sang Thụy Sĩ đồng thời ra mắt Trung tâm Minh bạch thứ năm tại Bắc Mỹ.

Tại sao Huawei được đối thủ “không đội trời chung” ủng hộ trong cuộc đua 5G?

Ericsson, một trong những đối thủ lớn nhất của Huawei trong cuộc đua 5G đang ra sức giúp công ty Trung Quốc thoát khỏi các lệnh cấm tại chính quê nhà Châu Âu.