Microsoft vừa công bố những cải tiến đáng kể trong quy trình cập nhật Windows 11 với phiên bản 24H2 mà công ty mới giới thiệu hồi đầu tháng 10.
Những thay đổi này hứa hẹn sẽ giúp người dùng trải nghiệm việc cập nhật hệ điều hành nhanh chóng và hiệu quả hơn, đặc biệt là đối với các bản cập nhật tính năng lớn.
Theo thông tin từ Microsoft, phiên bản 24H2 của Windows 11 áp dụng cách tiếp cận hợp lý hơn trong việc xử lý các thành phần cập nhật. Công ty cho biết quy trình này không chỉ nhanh hơn mà còn tiêu tốn ít tài nguyên hơn. Cụ thể, Microsoft đã triển khai xử lý song song và tối ưu hóa lưu trữ đệm cho các bản kê khai thành phần, từ đó giúp giảm thời gian sử dụng CPU và rút ngắn thời gian cài đặt.
Các thử nghiệm khi so với phiên bản trước cho thấy mức sử dụng CPU giảm từ 15,3% đến 25%, thời gian cài đặt giảm từ 43,6% đến 45,5%, và thời gian khởi động lại được cải thiện từ 33,5% đến 39,7%. Mặc dù đây là những con số do Microsoft công bố nhưng nếu những cải tiến này gần đúng với thực tế, chúng vẫn mang lại giá trị đáng kể cho người dùng.
Ngoài ra, Microsoft cũng đã cải thiện hiệu quả của các bản cập nhật tính năng trong Windows 11 24H2. Công ty đã mở rộng phương pháp tải xuống có điều kiện cho Microsoft Edge, từ đó giúp giảm kích thước tải xuống. Điều này có nghĩa là nếu người dùng đã cập nhật các ứng dụng như Edge qua Microsoft Store, bản cập nhật tính năng sẽ không cần tải xuống lại, từ đó giúp tiết kiệm thời gian và băng thông.
Nhiều người dùng thường cảm thấy khó chịu với các bản cập nhật tính năng nặng nề, vì vậy sẽ rất vui khi những cải tiến này giúp giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động khi cập nhật. Quy trình cập nhật mượt mà hơn và ít gián đoạn hơn sẽ là một phần quan trọng trong bản cập nhật Windows 11 24H2, từ đó mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng Windows 11 trong tương lai.
TSMC vừa đưa ra tuyên bố khẳng định rằng họ đã đạt một thỏa thuận bán dẫn trước khi lệnh cấm xuất hiện nên không phải là đối tượng bị điều tra.
Khi tháng 10/2025 đến gần, người dùng Windows 10 sẽ phải đối mặt với một quyết định quan trọng: tiếp tục sử dụng hệ điều hành này hay chuyển sang một giải pháp khác.
Arm Holdings vừa chính thức thông báo về việc hủy bỏ giấy phép với Qualcomm, không cho công ty này sử dụng tài sản trí tuệ của Arm để thiết kế chip.
Ngành công nghiệp bộ nhớ vốn rất quan trọng của Hàn Quốc đang phải đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng từ Trung Quốc.
Nhiều người dùng iPhone 16 trong thời gian gần đây đã bày tỏ lo ngại về tình trạng hao pin bất thường trên thiết bị của họ.
OpenAI đang có những bước tiến mạnh mẽ trong việc phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và mang đến nhiều cải tiến đáng chú ý, đồng thời cũng tạo nên nhiều chỉ trích từ dư luận và giới chuyên môn.
Chỉ một lượng nhỏ số người dùng được Android khảo sát cho rằng Apple sẽ chiến thắng trước các đối thủ Android khi nói đến USB-C trên điện thoại.
Ngày 9/10/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1132/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Chiến lược này là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng và phát triển hạ tầng số, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia số hiện đại, thông minh, đồng thời đạt mục tiêu thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045.
Giá trị cổ phiếu của Nvidia đã tăng mạnh, giúp CEO Jensen Huang của công ty nâng tài sản ròng cá nhân lên 104 tỷ USD, theo thông tin từ danh sách Forbes 400 – bảng xếp hạng những người giàu nhất nước Mỹ.
Mới đây, một lỗ hổng nghiêm trọng đã được phát hiện trong hệ điều hành iOS 18 (và iPadOS 18) cho phép tính năng VoiceOver đọc ra mật khẩu đã lưu của người dùng.