Để không còn sợ bỏ lỡ đời mình

FOMO là hội chứng tâm lý sợ bỏ lỡ đang ‘đánh cắp’ hạnh phúc của hàng tỷ người, chấm dứt nỗi lo lắng ấy, cuộc đời của mỗi người hiện ra rõ ràng và sinh động hơn

Một nhân viên công sở khốn khổ khi thấy những đồng nghiệp đang tận hưởng chuyến du lịch trong mơ. Một phụ nữ có gia đình dấy lên nỗi bất an khi nhận ra bạn bè cô đang vui vẻ với cuộc sống độc thân. Tương tự, một ngày đẹp trời, bạn chợt chạnh lòng khi bắt gặp hình ảnh của một người bạn cũ trên Facebook, nay trông có vẻ thành đạt… hơn bạn? Bạn cảm thấy rất nhiều người đang sống một cuộc sống thú vị, sôi nổi, thành công hơn mình? Mọi khía cạnh cuộc sống của bạn, từ cá nhân cho đến sự nghiệp, bỗng chốc trở nên thật thảm hại, đáng chán và… không thể nào sánh được với bao người khác?

Tất cả điều ấy là chính là nỗi sợ bỏ lỡ, hay FOMO (Fear Of Missing Out), “cảm giác lo lắng không mong muốn vì nghĩ rằng người khác đang có những trải nghiệm thú vị hơn bạn”, lần đầu tiên được gọi tên bởi cậu sinh viên đại học Harvard Patrick J. McGinnis vào năm 2004.

FOMO được đưa vào từ điển Oxford năm 2013, và cho đến nay, hội chứng này tác động đến 70% người trưởng thành thuộc thế hệ Millennials. Tỷ lệ này cũng đáng báo động không kém với những thế hệ trước đó.

“Khi rơi vào nỗi sợ bỏ lỡ, bạn đang là một hành tinh xoay quanh hệ mặt trời của người khác thay vì là trung tâm của cuộc đời mình”, Patrick J. McGinnis – ‘cha đẻ’ của thuật ngữ FOMO – ví von trong “Đừng sợ lỡ cuộc chơi”. FOMO đem lại mọi cảm giác khó chịu: Khao khát, hối hận, ghen tức, lo âu thấp thỏm, bất mãn vì cuộc sống của mình, khiến ta “mất đi sự tự tin, tiêu hao năng lượng và suy giảm phong độ”. FOMO chính là một rào cản với hạnh phúc.

“Đừng sợ lỡ cuộc chơi” được viết bởi Patrick J. McGinnis, nhà văn, diễn giả, nhà đầu tư mạo hiểm, đồng thời là nhà sáng lập kiêm người dẫn chương trình của podcast FOMO sapiens, bàn về bản chất của FOMO và cách mỗi người có thể thoát khỏi nỗi sợ này để sống một cuộc đời thanh thản, tự do.

Người đọc có cơ hội hiểu nguyên do của nỗi sợ đang đeo bám ta hàng ngày, dưới con mắt tỉnh táo của xã hội học, sinh học và tâm lý học. Chẳng hạn, sự sai lệch trong thông tin trên mạng xã hội với thực tế (điều bạn ít có cơ hội nhìn thấy) là một thành tố chính gây ra nỗi bất an. Hoặc, cảm giác khó chịu khi khác biệt với đám đông, vốn xuất phát từ tâm lý “sợ bị cho ra rìa” đã có trong ADN của con người từ thuở xa xưa.

Tác giả cũng chỉ ra những nỗi sợ vô lý đó có thể gây nên hậu quả đáng sợ ra sao. FOMO làm giảm giá trị cá nhân, sự tự tin, và nguy hiểm hơn, khiến ta đưa ra những quyết định sai lầm, có thể dẫn cuộc sống đến những hướng đi không hề mong muốn. “Khi đồng nghiệp, môi trường xung quanh hoặc internet chi phối những động lực đằng sau các quyết định của bạn, thì nghĩa là bạn đang từ bỏ quyền kiểm soát và không còn khả năng làm chủ cuộc sống của mình”, Patrick cảnh báo.  

Trong “Đừng sợ lỡ cuộc chơi”, Patrick chỉ ra, giải pháp bao gồm sự thu thập thông tin chuẩn xác, khi ‘vẻ đẹp của sự thật’ có thể dẹp đi kha khá những mối bất an vô lý. Patrick cũng phân loại rạch ròi các kiểu quyết định trong cuộc sống, có thể giúp những cá nhân thiếu quyết đoán nhất thở phào nhẹ nhõm.

Đối với những quyết định to tát trong cuộc đời, Patrick cho rằng, chìa khóa nằm ở sự thành thật với chính bản thân ta, tỉnh táo trước những gì đám đông đang thôi thúc và tránh những quyết định vội vàng chỉ đến từ mong muốn được hòa nhập.

Hãy đảm bảo rằng ta đang không chạy theo ước mơ của người khác, đồng thời gắn kết ta với những giá trị cốt lõi của bản thân và những điều mình quan tâm nhất.

Khi trả lời được câu hỏi trên, việc bỏ lỡ những cuộc chơi của kẻ khác không đem đến nỗi sợ, mà ngược lại, là sự tự do và niềm tin vào bản thân. Nói như Patrick, “Bạn sẽ không bao giờ chìm đắm vào những điều mà bạn đã bỏ lỡ, trái lại, bạn sẽ hướng sự tập trung của mình vào những điều thật sự quan trọng trong đời”.

Có thể bạn quan tâm
iPhone 2022 sẽ tạo đột phá với camera 48 MP, quay video 8K

Nhà phân tích Ming-Chi Kuo vừa cho biết dòng sản phẩm iPhone 2022 sắp tới sẽ có đến hai thành viên 6,1 inch và hai thành viên 6,7 inch, tức không có thành viên iPhone mini 5,4 inch.

Samsung ra mắt dòng máy điều hòa WindFree tiết kiệm điện

Dòng máy điều hòa WindFree mới của Samsung không chỉ có tốc độ làm lạnh nhanh mà còn có khả năng không thổi ra gió buốt, tiết kiệm điện năng, lọc đến 99% các loại vi khuẩn và bụi mịn.

Ý tưởng iPhone 13 VR có gì mới?

Apple được cho là đang phát triển tai nghe thực tế hỗn hợp của riêng mình có tên là Apple Glass và một iPhone mới cũng xuất xưởng vào cuối năm nay. Nhưng nếu kết hợp cả hai điều này sẽ ra sao?

Facebook ra mắt chiến dịch ‘Instagram vì Việt Nam’

Chiến dịch có sự tham gia của những người Việt trẻ được nhiều khán giả yêu mến như ca sĩ Mỹ Anh, “Anh thám tử” Vinh Trần, thành viên nhóm nhạc SGO48 Anna…

Series chuyện iPhone sống sót thần kỳ, phải chăng là chiêu trò quảng cáo mới của Apple?

Một chiếc iPhone vô tình bị rơi xuống hồ ở Đài Loan đã được tìm lại một năm sau đó, sau khi trận hạn hán lớn nhất trong lịch sử hơn 50 năm khiến dòng nước rút xuống đủ để phát hiện ra nó.

Làm việc, chơi game trên giường – nguy cơ rước nhiều bệnh vào thân

Đại dịch Covid-19 đã buộc nhiều công ty phải để nhân viên làm việc tại nhà (Work From Home). Và những tưởng chiếc giường êm ái sẽ là nơi làm việc lý tưởng, nhưng thực tế lại gây hại lớn đến sức khoẻ tâm lý và thể chất.

Định Mệnh Phải Yêu – phim webdrama phát hành trên YouTube và Facebook

Series phim Webdrama đầu tiên của nhà sản xuất SV Entertainment có tựa đề “Định Mệnh Phải Yêu” được phát hành trên kênh YouTube và Facebook từ ngày 10/4/2021.

In sai vị trí logo, iPhone 11 Pro được rao bán với giá trên trời

Một chiếc iPhone 11 Pro được cho là đã in nhầm vị trí logo Apple ở mặt sau đã được rao bán với giá 2.700 USD trên Twitter.

Chiêm ngưỡng ghế ngồi độc đáo của máy bay trong tương lai

Giải thưởng “Cabin Pha lê” được công bố gần đây chứng kiến sự xuất hiện của nhiều ý tưởng mới dành cho cabin máy bay nhằm hướng đến các giải pháp hữu ích, giải quyết vấn đề và hiện đại.

Đồng hành tặng 100.000 nụ cười cho trẻ hở môi, hàm ếch

Thông qua việc tham gia chương trình “1 tiếng cười – 1 hi vọng” do tổ chức Operation Smile phối hợp cùng thương hiệu phô mai Con Bò Cười tổ chức, bạn đã đóng góp 1 tiếng cười cho trẻ em có di ịtật hở môi, hàm ếch.