Để đổi mới và sáng tạo đừng đi vào ngõ cụt

Triều cường, nước dâng ngập đường ở TP.HCM vào những ngày mưa (Ảnh: Internet)

Thực tế cho thấy có không ít chương trình đổi mới sáng tạo dẫn đến những thiệt hại không nhỏ mà cả người đề xuất lẫn người phê duyệt đều không hiểu tại sao. Bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ về cách đặt và giải quyết vấn đề đổi mới sáng tạo của một số trường hợp từ thực tế trong nước và quốc tế, trong đó nổi bật các vấn nạn bão lũ, triều cường, xâm mặn ở Việt Nam.

Chắc chắn ai cũng ủng hộ đổi mới và sáng tạo, nhưng đổi mới cái gì và sáng tạo như thế nào thì có rất nhiều cách làm khác nhau. Thực tế cho thấy có không ít chương trình đổi mới sáng tạo dẫn đến những thiệt hại không nhỏ mà cả người đề xuất lẫn người phê duyệt đều không hiểu tại sao. Trong những trường hợp đó, người dũng cảm tự nhận lỗi về mình, ở chiều ngược lại, lỗi sẽ được gán cho các yếu tố khách quan hay mềm mại hơn, là do nhận thức chưa tới, sau được đúc kết thành cụm từ khá quen thuộc là “vì duy ý chí”. 

Những dự án thủng đâu vá đó

Ngày trước (năm 2000), để ngọt hóa vùng nước lợ, có ý kiến đề nghị xây dựng cống đập Ba Lai ngăn nước sông Mekong đổ ra biển qua cửa Ba Lai, giữ nguồn nước ngọt quý giá phục vụ phát triển nông nghiệp ở một tỉnh nghèo như Bến Tre. Đề xuất nghe có lý và hợp với ao ước của người dân vùng thiếu nước ngọt này được cấp trên phê duyệt cho làm, mặc dù giới khoa học có lên tiếng đề nghị nghiên cứu kỹ hơn về hệ sinh thái sông Cửu Long với lập luận rằng “Sông Cửu long có 9 cửa đổ ra biển như 9 đầu rồng, chặn 1 còn 8 liệu có giữ cân bằng sinh thái như trước được không?”. Tiếng nói có phần yếu ớt đó bị bỏ qua.

Sau vài chục năm không còn ai nói về tác dụng thật sự của việc xây cống đập Ba Lai nữa, hình như nó đã “thất thủ” trước biến đổi khí hậu. Cũng từ khá lâu rồi, mỗi lần có triều cường là nước lại dâng lên, tràn khắp nơi ở Tp HCM. Một ý kiến được khen là sáng tạo trình lên là cần xây đê bao ngăn nước lại. Thấy hợp lý, dự án nhanh chóng được triển khai xây dựng các tuyến đê bao dài hàng trăm km ở ngoại vi thành phố. Lúc đầu thấy nước bị chặn lại nhiều người rất vui, sau nhận ra dù chặn phía trước nước vẫn ở đâu đó đẩy lên phía sau làm cho con đê bao biến thành vật cản đường nước rút, mất tác dụng. Thế rồi dự án tự chìm dần.

Gần đây, hiện tượng xâm mặn ngày càng phổ biến, ăn sâu vào đất liền, có chỗ đến tận An Giang, Đồng Tháp. Để ngăn mặn, người ta nghĩ ra cách xây đập ngăn mặn, hồ chứa nước ngọt để phục vụ sản xuất và sinh hoạt,… Chẳng mấy chốc, các công trình đó bộc lộ điểm yếu của mình là… không ngăn được, hàng loạt hồ nước ngọt xây xong chỉ sau vài tháng là biến thành hồ nước mặn.

Bây giờ, bão lụt hoành hành ở Miền Trung, nạn lở đất diễn ra kinh hoàng không phải chỉ ở một nơi mà ở nhiều nơi, suốt dọc Miền Trung từ Nghệ An đến Quảng Nam. Nhiều cuộc họp đã diễn ra, bàn thảo, xác định nguyên nhân và tìm lời giải. Ý kiến nêu ra khác nhau, nhưng những điểm chung nhất được gút lại là do nạn phá rừng, xây dựng quá nhiều thủy điện nhỏ, làm nhà, làm đường, bạt núi, san nền… Từ những căn cứ này vẫn chưa tìm được lời giải thỏa đáng.

Tất cả những ví dụ trên đều có chung một điểm xuất phát, đó là lối tư duy tuyến tính. Ở đây, cả người đề xuất lẫn người phê duyệt đều là những người mong muốn điều tốt đẹp cho đất nước, cho xã hội. Họ không có lỗi hay không cố tình gây hậu quả. Lỗi nằm ở phương pháp tư duy. 

Nền kinh tế nước ta từ trước đến nay là kinh tế truyền thống mà thế giới gọi là kinh tế tuyến tính. Đó là nền kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên, sản xuất sản phẩm tiêu dùng và thải chất thải ra môi trường. Tư duy chi phối nền kinh tế đó là tư duy tuyến tính, “thủng đâu, vá đó”. Vì vậy mà dẫn đến các dự án, công trình đối đầu với tự nhiên giống như trên và kết quả chắc chắn là thua. 

Cái cần đổi mới đầu tiên chính là tư duy

Như thế, việc đổi mới đầu tiên cần là đổi mới tư duy, nôm na là đổi mới cách suy nghĩ. Tất cả mọi vấn đề chỉ có thể giải quyết một cách tối ưu dựa trên lối tư duy hệ thống, tư duy tuần hoàn. Theo cách tư duy này, những vấn đề nêu trên sẽ được xem xét một cách tổng thể, toàn diện nhằm xác định mọi yếu tố dẫn đến ngập lụt, xâm mặn, sạt lở đất,… để từ đó tìm kiếm lời giải. Cách rất hay là xem thế giới đã giải quyết những vấn đề tương tự như thế nào để học tập, làm theo và sáng tạo cách làm phù hợp với điều kiện riêng của nước ta. 

Ở một số quốc gia (như Mỹ, Úc, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, …), tư duy hệ thống, tư duy tuần hoàn giúp người ta giải những bài toán tương tự một cách khá độc đáo mà đối với nhiều quốc gia đang phát triển khá là mới mẻ. Ví dụ về thủy lợi. Do các hồ, kênh thủy lợi có nhiều bất lợi như lượng nước thất thoát do bay hơi khá lớn (lên đến 30% mỗi năm), chi phí bảo vệ, bảo trì cao, tốn diện tích mặt đất,… nên người ta nghĩ cách “chuyển” chúng xuống dưới lòng đất (xuống tầng ngậm nước dưới đất, không phải làm hồ chìm dưới đất). Khi cần cung cấp nước cho sinh hoạt hay sản xuất thì bơm lên sử dụng. Tính ra, chi phí bơm nước lên sử dụng thấp hơn nhiều so với tổng chi phí trước đây cho bảo vệ, bảo dưỡng và vận hành hệ thống lại giải phóng được một diện tích đất nhất định phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau (các đập, hồ thuỷ điện và đầm ngập nước không nằm trong nhóm đối tượng này).

Tìm nguyên nhân và đối pháp về vấn đề bão lũ ở Việt Nam

Bài toán kiểm soát lũ lụt được thực hiện theo nguyên lý tuần hoàn nước. Người ta biết rằng lượng nước dưới đất (underground water) lớn hơn 100 lần lượng nước bề mặt (hồ, đầm, sông, suối trên bề mặt trái đất). Vì thế, có “gửi gắm” tất cả lượng nước dư thừa do mưa, bão gây ra xuống lòng đất thì cũng chẳng thấm tháp gì. Ở các nước tiên tiến, cho dù bão lũ xảy ra liên miên, họ vẫn chủ động khắc chế được lũ lụt. Các giải pháp mà Nhật Bản hay Malaysia đang áp dụng đã chứng minh điều đó. 

Ở nước ta, có rất nhiều nguyên nhân làm cho lượng nước ngầm dần cạn kiệt. Trong đó, nạn chặt phá rừng, đô thị hóa nhanh, sử dụng phân bón hóa học làm chai đất, khai thác nước ngầm và cát một cách thiếu kiểm soát là những thủ phạm chính. Nước ngầm tụt sâu xuống, có nơi đến hàng trăm mét, gây ra rất nhiều hệ lụy như sụt lún, xói lở, khô hạn trên bề mặt. Sự việc còn tồi tệ hơn bởi tác động của biến đổi khí hậu. Cũng vì những lý do trên mà khi có mưa bão, một lượng lớn nước bề mặt không thấm kịp xuống lòng đất, chảy dồn thành lũ ống, lũ quét và nhanh chóng nhấn chìm vùng hạ lưu.

Như thế, bài toán ngăn lũ, lụt của nước ta có gốc nằm ở việc cần phải cân bằng lại hệ sinh thái đã bị phá vỡ bởi các lý do nêu trên. Tái tạo sinh thái rừng (trong đó, trồng cây chỉ là một phần vì trồng rừng chưa phải đã tái tạo được sinh thái rừng), xây dựng hệ thống chuyển nước mưa, nước dư thừa (ví dụ nước dâng do triều cường) xuống tầng ngậm nước dưới đất, khai thác nước ngầm và cát một cách có kiểm soát, tăng cường cơ chế hỗ trợ đối lưu nước sông và nước ngầm sẽ làm cho mực nước ngầm nâng cao dần. Chính sự dâng cao của nước ngầm là yếu tố tự nhiên duy nhất có thể đẩy xâm mặn ra biển vì áp suất của nước ngầm mạnh hơn nhiều so với nước mặt ở vùng bị xâm mặn, ở những vùng gần bờ biển, hiệu ứng ấy còn mạnh hơn do tác động của lực ly tâm tạo ra bởi vận động quay tròn của trái đất từ Đông sang Tây.

Để đổi mới và sáng tạo đừng đi vào ngõ cụt - image2
Hình 1: Vòng tuần hoàn nước tự nhiên (phần tô màu xanh đậm là nước ngầm dưới đất).

Trong hình 1, khi mặt nước ngầm (underground water table) cao hơn mặt nước biển thì hiện tượng xâm mặn không thể xảy ra còn khi mặt nước ngầm tụt sâu xuống lòng đất thì đương nhiên nước biển sẽ xâm lấn, không cách gì ngăn được vì nó thấm qua đất chứ không phải tràn qua sông.

Để ngăn ngừa lũ, lụt cần tái tạo hệ sinh thái nước từ đầu nguồn. Lụt ở Miền Trung phải “chữa” bắt đầu từ Tây Nguyên. Chữa cũng có nhiều cách, đơn giản như tìm cách “hãm” nước ở đầu nguồn (cách rẻ tiền nhất là trồng cỏ hương bài, trồng rừng theo mô hình sinh thái tự nhiên), “giam” nước ở các nơi là đầu mối (water hub) đổ về các rốn lũ (như nơi suối đổ vào sông, cửa xả của đập thủy điện,…), phức tạp như cân bằng nước cho toàn bộ lưu vực của các con sông lớn. Lở đất xảy ra vì nguyên nhân chính là lũ ống và hiện tượng “mất chân” dưới sườn núi. Những dự án, công trình đụng chạm đến chân núi, chân đồi đều phải nghiên cứu hết sức chặt chẽ trước khi phê duyệt vì đó là nguyên nhân chính gây ra lở đất. Ngay cả đồi cát ở Bình Thuận, nay vẫn “ngủ yên” là vì chân đồi được gia cố, bảo vệ vững chắc. Nếu ở đoạn nào đó có sự vi phạm làm “mất chân” đồi thì cả đồi cát sẽ “thức dậy”. Khi đó, cát sẽ trút vào chỗ hở đó mà tuồn xuống. Lũ cát xảy ra thì không gì cản nổi vì cát không kết dính.

Chuyển đổi số giúp nhìn thế giới thực chi tiết hơn thông qua các phiên bản số

Tóm lại, yêu cầu đổi mới trước tiên là phải đổi mới tư duy. Trong thời chuyển đổi số, chúng ta có đủ công cụ để mô tả chi tiết phiên bản số của thế giới thực, nói cách khác là có thể hiểu được trạng thái của mọi thực thể xung quanh. Điều này giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về những gì đang diễn ra trong thực tế, từ đó tìm kiếm lời giải phù hợp cho từng trường hợp. 

Để đổi mới và sáng tạo đừng đi vào ngõ cụt - image1 1
Phiên bản số của thế giới thực là chỗ dựa cho cách tư duy mới (Hình minh họa từ Internet).

Ngày nay, có một hiện tượng khá đặc biệt đang diễn ra là nhiều ngành, lĩnh vực thay đổi rất nhanh. Có ngành bây giờ là thời thượng nhưng chỉ 10 năm sau có thể sẽ biến mất. Vì vậy, cần phải thay đổi tư duy, vì chỉ như thế chúng ta mới có thể tạo ra sự đột phá.

Sáng tạo giải pháp và vai trò của công nghệ

Vấn đề đang được nhiều người quan tâm nhất hiện nay là làm thế nào doanh nghiệp Việt Nam khai thác được lợi thế từ Hiệp định EVFTA? Đây là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng nông sản vì từ nay, hàng nông sản VN xuất sang EU không phải chịu thuế nhập khẩu như trước (thuế = 0). Như thế, đầu ra đã được khai thông. Vấn đề còn lại là liệu các doanh nghiệp VN có đáp ứng được những tiêu chuẩn mà EVFTA nêu ra hay không?

Thực ra, các yêu cầu đó không khó, vì minh bạch về xuất xứ hàng hóa, đảm bảo chất lượng hàng hóa và giao dịch với thị trường EU thông qua môi trường số là những đòi hỏi đúng mực và hợp lý trong kỷ nguyên số. Việc nhiều doanh nghiệp nước ta chưa đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu đó tại thời điểm hiện nay là vì tồn tại một khoảng cách nhất định giữa năng lực hiện tại của họ với yêu cầu đặt ra. Đại đa số doanh nghiệp nước ta đang sản xuất theo nguyên lý tuyến tính. Họ cần phải chuyển sang sản xuất theo nguyên lý tuần hoàn và từng bước tiếp cận kinh tế số. Khoảng cách đó chỉ có thể được rút ngắn hay xóa bỏ bằng cách ứng dụng các công nghệ cao, không phải ứng dụng từng công nghệ rời rạc mà là các bộ tích hợp đa công nghệ.

Ví dụ trong sản xuất nông nghiệp, chắc chắn phải ứng dụng công nghệ sinh học gắn với công nghệ nano, công nghệ vật liệu mới, công nghệ robot và tự động hóa, công nghệ IoT, AI, blockchain,… mới đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của  EVFTA. Cá nhân một doanh nghiệp không có khả năng áp dụng đồng loạt các công nghệ đó (vì không đủ vốn và năng lực) nhưng tham gia chuỗi liên kết thì lại là chuyện khác. 

Như thế, việc sáng tạo cần tập trung ưu tiên là sáng tạo các bộ giải pháp tích hợp đa công nghệ cho những mục tiêu cụ thể, hơn là sáng tạo từng giải pháp rời rạc.  Thực tiễn cho thấy việc sáng tạo và áp dụng các bộ giải pháp tích hợp đa công nghệ mang lại hiệu quả cao hơn, dễ điều chỉnh các tương tác công nghệ hơn so với việc áp dụng từng giải pháp công nghệ rời rạc.

Thay lời kết

Khoảng thời gian 2021 – 2030 là giai đoạn vàng cho sự phát triển kinh tế của VN vì nếu bắt kịp đà phát triển, VN sẽ có cơ hội tiếp cận nền kinh tế số của thế giới. Tuy nhiên, cần phải có những nỗ lực phi thường, vì các bước chuyển Kinh tế tuyến tính đến Kinh tế tuần hoàn đến Kinh tế số thông thường diễn ra trong nhiều chục năm. Nhân tố có thể giúp rút ngắn các bước chuyển đó là đổi mới và sáng tạo, trong đó, đổi mới tư duy và sáng tạo các giải pháp công nghệ có vai trò nền tảng và quyết định.

Có thể bạn quan tâm
Sử dụng radar phát hiện vật lạ trong thực phẩm từ chuyền sản xuất

Không ai thích cảnh khi cắn vào một chiếc bánh quy (hoặc đồ ăn khác) thì tìm thấy một mảnh thủy tinh, gỗ hoặc nhựa bên trong nó. Một hệ thống mới thử nghiệm được thiết kế để ngăn điều đó xảy ra bằng công nghệ radar.

Robot có thể leo, bò, bơi tốc độ cao như gián và thằn lằn

Một robot di chuyển tốc độ cao mới lấy cảm hứng từ chuyển động của gián và thằn lằn có thể bơi và chạy trên mặt nước với tốc độ cao, và bò trên các kiểu địa hình hiểm trở.

iPhone 12 vừa phát hành, iPhone 13 đã kịp lộ diện

Sau khi phát hành xong iPhone 12, các thông tin cho thấy Táo khuyết đã bắt đầu tiến hành thử nghiệm nội bộ các phiên bản iPhone tiếp theo, dự kiến mang tên iPhone 13 (hoặc iPhone 2021).

28,73 triệu người Việt chưa dùng Internet sẽ khó hơn trong dịch COVID-19

Mỗi năm, Việt Nam có thêm 6,2 triệu người dùng Internet mới, so với những người dùng Internet lâu năm, bộ phận những người dùng Internet mới này nhạy cảm hơn và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những tác động xã hội như COVID-19.

Intel và MediaTek cùng ra chip mới hướng đến trải nghiệm AI và di động tốt hơn

Bộ xử lý đồ họa vừa ra mắt Intel Iris Xe MAX và Deep Link góp phần mang đến hiệu năng xử lý đồ họa mạnh mẽ hơn cho các dòng laptop siêu mỏng. Trong khi đó, dòng chipset i350 mang đến khả năng xử lý Edge AI mạnh mẽ cho các ứng dụng AI.

Kẻ lừa vị bác sĩ đồng ý mua chiếc đèn thần Aladdin giá tới 335.000 USD đã bị bắt

Hai người đến từ bang Uttar Pradesh của Ấn Độ đã bị bắt vào ngày 29/10 vừa qua vì bị cáo buộc lừa một bác sĩ địa phương mua một chiếc đèn thần có thể ban cho bất kỳ điều ước nào, với giá 335.000 USD.

Con thuyền nhỏ nhất thế giới mỏng hơn sợi tóc người

Từ đầu đến đuôi, chiếc thuyền nhỏ này có kích thước 30 micromet, bằng khoảng một phần ba độ dày của sợi tóc. Nó đã được in 3D bởi các nhà vật lý Leiden Rachel Doherty, Daniela Kraft và các đồng nghiệp.

HMD đang phát triển Nokia 10 Pureview với màn hình Saphire siêu cứng

Đây tiếp tục là một động thái “câu giờ” từ HMD Global cho dòng sản phẩm cao cấp nhất của mình.

Video: Một trường học ‘đi bộ’ trên đường phố trong 18 ngày với sự di dời của 198 chân robot thủy lực

Người dân Thượng Hải đi qua quận Hoàng Phố phía đông thành phố những ngày qua đã tình cờ bắt gặp một cảnh tượng bất thường: một tòa nhà đang đi bộ, với đoạn đường đi được là 62 mét và đi trong 18 ngày.

Samsung Galaxy M51 pin 7.000mAh, có giá bán gần 9,5 triệu đồng

Ngoài khả năng chụp hình tốt với hệ thống 4 camera 64MP hỗ trợ công nghệ chụp một chạm Single Take, Samsung Galaxy A51 còn được trang bị pin dung lượng đến 7.000mAh có hỗ trợ sạc nhanh 25W.