Mì ăn liền (hay còn gọi mì gói), là món ăn nhanh quen thuộc được cho không tốt cho sức khỏe, thủ phạm gây ra các bệnh lý như sỏi thận, tim mạch, thiếu dinh dưỡng, ung thư… Tuy nhiên, chính chế độ dinh dưỡng sai của người dùng mới là nguyên nhân gây ra bệnh tật.
Được giới thiệu năm vào năm 1958 dưới thương hiệu Chikin Ramen, phát minh bởi Momofuku Ando (Go Go-Hok), sáng lập kiêm Tổng Giám đốc tập đoàn Nissin Food tại Nhật Bản. Ban đầu mì Chikin Ramen là món ăn xa xỉ với giá gấp nhiều lần so với món mì Ramen tươi vốn rất phổ biến tại Nhật Bản.
Năm 1971, tập đoàn Nissin bán ra thị trường mì ly Cup Noodles với cách sử dụng tiện lợi. Một đổi mới tiếp theo là thêm rau khô, thịt khô vào gói mì để tạo ra một tô mì. Mì gói nhanh chóng phổ biến ở Đông Nam Á, Đông Á và Nam Á… nhờ sự tiện lợi trong cách sử dụng, không lâu sản phẩm đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới và gắn chặt với văn hóa địa phương ở nơi gói mì xuất hiện.
Ban đầu mì được làm khô chủ yếu bằng cách chiên là phương pháp phổ biến ở những nước châu Á. Ở những nước phương Tây gói mì được sấy khô (mì không chiên) được ưa chuộng hơn.
Thành phần chính của gói mì là carbohydrat – bột đường, ít chất xơ, vitamin và khoáng chất đây là nguyên nhân chính nếu dùng nhiều mì gói sẽ mất cân bằng về dinh dưỡng và béo phì do sử dụng quá nhiều tinh bột.
Các gói mì hiện đại được làm từ đậu xanh, khoai tây, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác như chất xơ, vitamin, Omega 3… Thực tế việc bổ sung chỉ là phương thức làm mới sản phẩm, về cơ bản mì gói vẫn là món ăn nhiều năng lượng nhưng ít dinh dưỡng.
Việc sử dụng một thời gian dài mì gói không khác với việc chỉ ăn cơm trắng với muối gây ra tình trạng mất cân bằng về dinh dưỡng, thiếu chất. Do đó mỗi bữa ăn cần phải đa dạng và đầy đủ nhóm chất.
Mì Ramen có khả năng gây đột quỵ
Theo nghiên cứu đăng tạp chí BioMed Central, 3 nhà nghiên cứu người Nhật ĐH Y Jichi tại tỉnh Tochigi đã phát hiện mối tương quan tương đối đáng kể giữa sự phổ biến của các nhà hàng ramen và tỉ lệ tử vong do đột quỵ ở một số vùng nhất định của nước Nhật.
Thực tế, người Nhật đã biết rằng ramen không phải một món ăn lành mạnh. Japan Times cho biết, ăn ramen thường xuyên có thể liên quan đến chứng mất trí nhớ. Dù vậy người Nhật vẫn chuộng ramen, một phần vì lịch sử bởi ramen là món ăn chống đói trong thời kỳ nghèo đói của người Nhật.
Theo PGS.TS Lê Bạch Mai – Nguyên viện phó viện dinh dưỡng quốc gia, mì gói không nên ăn riêng mà cần phải được bổ sung thêm rau, trứng, thịt và nêm nếm vừa phải để không hại thận. Mì gói chỉ nên là bữa ăn phụ để cung cấp thêm năng lượng, không nên là bữa chính.
Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được sự liên quan giữa ăn quá nhiều mì gói và ung thư, và hẳn nhiên tất cả những sản phẩm được lưu hành trên thị trường đều phải đảm bảo đầy đủ quy chuẩn an toàn theo quy định của Bộ Y Tế.
Mì gói cũng không phải là nguyên nhân gây ra sỏi thận do chứa quá nhiều acid oxalic. Trong tự nhiên, acid oxalic có sẵn trong các loại thực phẩm như bột lúa mì, ngò tây, cà rốt, trà… và là thành phần chính của gói mì với hàm lượng khá thấp. Acid oxalic nhân tạo thường được dùng để tẩy trắng thực phẩm, mà bản chất của bột mì đã có màu trắng rồi, nên các nhà sản xuất phải thêm màu thực phẩm để sợi mì có màu vàng tươi đẹp mắt.
Việc tiêu thụ mì gói cũng giống với tiêu thụ bất kỳ món ăn nào khác, các triệu chứng như khó tiêu, nổi mụn, hại dạ dày liên quan đến một loạt vấn đề về lối sống, sức khỏe mà không chỉ do việc tiêu thụ quá nhiều mì gói.
Nghiên cứu gần đây được các nhà nghiên cứu tại Đại học New South Wales (Úc) thực hiện đã giải thích rằng, loại khẩu trang tự chế 3 lớp có thể chống lại virus tốt nhất.
Những người đàn ông làm việc có thu nhập cao nhiều nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn. Đó là khẳng định theo báo cáo mới từ một nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị khoa học thường niên lần thứ 84 của Hiệp Hội Japanese Circulation Society (JCS 2020).
Đã từ lâu các nhà khoa học đã chứng minh bột ngọt (mì chính) vô hại và là lựa chọn an toàn trong bữa ăn. Tuy nhiên vẫn luôn có những ngộ nhận về các triệu chứng như đau gáy, tê lưỡi vì ăn phải mì chính, các bệnh lý được cho là hội chứng nhà hàng Trung Quốc.
Trước giờ, để xác định từng cá thể chim riêng lẻ có thuộc cùng một loài hay không, giới khoa học thường nhìn vào bộ lông của chúng. Giờ đây, một hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) mới có thể giúp giải quyết nhanh gọn lẹ thao tác này, với độ chính xác tuyệt đỉnh.
William Ducker – một giáo sư kỹ thuật hóa học đã phát triển lớp phủ bề mặt, mà khi phủ lên các vật thể thông thường, nó có thể làm bất hoạt SARS-CoV-2 – virus gây ra Covid-19.
Nghe có vẻ mơ hồ nhưng đây là một phát hiện mới từ giới khoa học: Nọc độc bọ cạp mang lại nhiều lợi ích tiềm năng quan trọng để điều trị chứng tăng huyết áp, các cơn đau tim…
Giờ đây, công tác chẩn đoán triệu chứng và điều trị dịch bệnh Covid-19 có thể trở nên dễ dàng hơn nhờ sự hỗ trợ của Công nghệ học máy siêu đỉnh mới.
Được biết, hiện có hơn 253 triệu người khiếm thị trên toàn thế giới, nhưng chỉ một tỷ lệ nhỏ sử dụng chó dẫn đường để đi lại, phần lớn còn lại dựa vào gậy trắng mang lại nhiều bất tiện khi di chuyển ở nơi công cộng, chốn đông người. Đó là lý do vì sao mà “chú chó robot” Theia dẫn đường ra đời.
Một nhóm kỹ sư quốc tế đã phát triển nguyên mẫu máy bay không người lái mới, có khả năng bắt chước các động tác nhào lộn trên không của một trong những loài chim bay nhanh nhất thế giới, đó là chim én Chimney swift.
Trong tương lai, các bể thủy cung giải trí sẽ chứa những chú cá heo robot nhưng diện mạo y như thật rất khó để phân biệt.