Làm tai nghe làm từ vật liệu phế thải

Trong khuôn khổ dự án Tìm hiểu khoa học cùng Sony (Sony Science Program) do Sony Việt Nam tổ chức vào ngày 3/3/2012, khoảng 120 em học sinh lớp 6 đã cùng tập trung về hội trường Thông tấn xã Việt Nam tại TPHCM để cùng tìm hiểu, học hỏi và thi đua tạo ra các tai nghe nhạc từ những nguyên vật liệu bỏ đi như hộp sữa bằng giấy, dây đồng, chai nhựa… Những chương trình vừa học vừa chơi thế này đang rất thiếu trong môi trường giáo dục nước ta.

Lý thuyết đi trước, thực hành theo sau

Các học sinh tham gia chương trình này được lựa chọn từ những bạn xuất sắc nhất trong khối lớp 6 đến từ 4 trường THCS trong thành phố: Nguyễn Du, Võ Trường Toản, Trần Văn Ơn và Minh Đức. Tại đây các thầy cô và học sinh của mình cùng tìm hiểu, thiết kế để làm ra những chiếc tai nghe hoàn chỉnh, nghe được chế tạo bằng những nguyên vật liệu đơn giản theo hướng dẫn và yêu cầu từ Ban tổ chức.


“Học sinh há hốc miệng nhìn các anh chị hướng dẫn”


Thành phần tạo ra một chiếc tai nghe mà học sinh thực hiện gồm vỏ chai nước bằng nhựa (dùng để làm 2 loa chụp của tai nghe), giấy bìa cứng (dùng để làm cầu nối giữa 2 tai chụp), dây đồng và nam châm (dùng để tạo ra dòng điện và sóng âm cũng như dẫn âm thanh)… Sau khi được các anh chị hướng dẫn cụ thể và nắm vững các nguyên lý cơ bản, các bạn học sinh nhanh chóng chia nhóm và bắt tay áp dụng ngay các lý thuyết vừa học.

“Bắt tay vào làm nhanh lên thôi các cậu ơi!”

Tuy chất lượng các sản phẩm làm ra còn khá thấp, ít nhóm có thể thực hiện thành công một tai nghe được đánh giá là nghe được (đa phần các tai nghe đều chỉ ở mức độ nghe được chất âm, chứ không nghe rõ được), nhưng hầu hết học sinh đều cảm thấy vô cùng thích thú khi đã tự mình làm ra một sản phẩm cụ thể có thể hoạt động được. Ngoài việc tạo ra một chiếc tai nghe hoạt động được, các bạn còn được thỏa sức sáng tạo với tiết mục Trang trí tai nghe. Một buổi trải nghiệm khoa học thực tiễn đầy thú vị! 

“Các cô nàng cũng ra phết dáng kỹ sư ấy nhỉ!”


Cần nhiều sân chơi sáng tạo tương tự

Chương trình làm tai nghe từ vật liệu phế thải này rõ ràng mang tính thực tiễn cao, giúp học sinh biết biến vật liệu tái chế thành những chiếc tai nghe, khơi dậy niềm đam mê sáng tạo và tìm hiểu khoa học trong lứa tuổi học đường – thế hệ tương lai của đất nước.

“Ôi, nghe được âm thanh xì xào như gió thổi!”


Chia sẻ về sân chơi bổ ích này – Tấn Lực, học sinh lớp 6/14 trường THCS Minh Đức nói: “Em cảm thấy rất thích thú với chương trình làm tai nghe này, vì đã đem lại cho em cơ hội được sáng tạo ra những vật hữu ích từ các chất liệu phế thải như giấy và vỏ chai nhựa”. Bạn Trần Ngọc Vân Anh, lớp 6/5 trường THCS Võ Trường Toản cũng cho rằng: “Chương trình này không những đem lại cho em thêm nhiều kiến thức mới về nam châm, điện, âm thanh mà còn cho em cơ hội để thực tập trên thực tế. Không khí vừa học vừa chơi như thế này cũng làm cho em cảm thấy thoải mái và dễ tiếp thu hơn. Em mong là sẽ có nhiều hơn nữa những chương trình này nữa để bọn em có thể khám phá được nhiều điều bổ ích hơn”.

Đã cắm tại nghe vào điện thoại sao vẫn chưa nghe được nhạc vậy trời!


Có mặt tại cuộc thi, cô Trang, Hiệu phó của trường THCS Nguyễn Du tấm tắc: “Chương trình khá hay và bổ ích, tạo cơ hội, môi trường cho các em học sinh khám phá được những kiến thức thực tế bên ngoài sách vở. Với việc tạo ra những sản phẩm cụ thế, lại có kết quả được ngay, chương trình đã kích thích được trí tò mò của các em. Có thể sau này chúng tôi sẽ học tập, kết hợp các giáo viên bộ môn trong trường tạo sân chơi tương tự thế này cho các em”. Thầy Trần Minh Hiếu, giáo viên môn Toán trường Trần Văn Ơn cũng công nhận chương trình thật thú vị – “Bản thân tôi là thầy giáo mà còn mê huống hồ là học sinh. Là một giáo viên, tôi mong rằng học sinh của mình có nhiều cơ hội để trải nghiệm những sân chơi khoa học, sáng tạo thế này”.

“Cậu ấy nghe được gì từ chiếc tai nghe mình làm ra mà phiêu linh thế nhỉ?”


Buổi hướng dẫn cách làm tai nghe từ những vật liệu phế thải đã giúp học sinh tự làm ra tai nghe cho riêng mình một cách đầy sáng tạo, và sau đó, các bạn ấy có thể nghe nhạc từ chính chiếc tai nghe mà mình làm ra. Chương trình góp phần giúp học sinh học hỏi được nhiều kiến thức khoa học bổ ích, nuôi dưỡng niềm say mê tìm hiểu khoa học theo hướng tiếp cận nó một cách vui vẻ sáng tạo ngay cả khi đang ở ngoài lớp học. Được biết, thời gian tới, Sony sẽ tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động tìm hiểu khoa học như thế này.

Chương trình “Tìm hiểu khoa học cùng Sony” ra đời vào năm 2009, nhằm mục đích nâng cao kiến thức khoa học và khả năng sáng tạo cho thế hệ trẻ, xuất phát từ cam kết Vì thế hệ mai sau (For the next Generation) của tập đoàn Sony trên toàn thế giới. Chương trình “Tìm hiểu khoa học cùng Sony” đầu tiên đã được tổ chức ở Việt Nam vào ngày 9/12/2011 với chủ đề “Tự tạo kính 3D”. Có thể nói đây là những chương trình thú vị giúp học sinh có cơ hội vừa tìm hiểu khoa học, vừa tìm thấy niềm vui trong việc tiếp thu kiến thức mới.

 T.B

Khởi đầu đẹp cho “2 ông lớn”

Cả thế giới đều biết đến cái tên Nokia và mọi người trên hành tinh này đều có những trải nghiệm nhất định với một chiếc máy tính nền tảng Windows. Và bây giờ, sự kết hợp của hai thương hiệu lớn – Nokia và Microsoft trên cùng một thiết bị di động đang định hình một chiến thắng trong ngành kinh doanh điện thoại thông minh toàn cầu. Khi hai ông lớn gặp nhau, dù có nhiều điều tiếng và nghi ngờ nhưng những tinh túy và kinh nghiệm của những người từng trải đang và sẽ giúp họ gặt hái thành quả lớn từ những chiếc điện thoại Windows Phone.

Smartphone pin nguyên khối – Lợi nhưng chưa tiện

Bạn có nhận thấy điểm gì chung trong thiết kế ở các smartphone đỉnh cao của Apple, Motorola và Nokia gần đây? Mặc dù mang những phong cách khác nhau nhưng iPhone, Motorola Droid Razr Maxx và Nokia Lumia 900 điều có một điểm chung đó là thiết kế nguyên khối, nghĩa là không thể tháo rời chúng để thay pin một cách dễ dàng.

Gối đầu, nghe nhạc từ iPad trên xe hơi

inCarBite là hãng chuyên sản xuất phụ kiện cho các thiết bị iDevice. inCarBite chú trọng đến việc tạo ra các sản phẩm tốt phục vụ cho người sử dụng xe, giúp họ có thể kết nối với các thiết bị điện tử của mình tốt hơn, hiệu quả hơn và an toàn hơn. Dưới đây là 2 mẫu sản phẩm mới và khá thú vị của inCarBite: Giá gối đầu kết hợp làm đế gắn iPad và tai nghe Bluetooth kênh đôi.

Thắp lại cảm xúc tự nhiên

Một trong những lợi ích của công nghệ là giúp chúng ta giao tiếp với người khác dễ dàng và thuận tiện hơn. Những tưởng điều này sẽ là ngọn lửa sưởi các mối quan hệ thế nhưng nhưng thực sự theo một nghĩa nào đó, công nghệ lại khiến ta ít quan tâm đến phần còn lại của thế giới.

iPad – Quyền lực cứng và mềm

Rạng sáng mùng 8/3 (theo giờ Việt Nam) Apple đã giới thiệu phiên bản mới của iPad và nó nhanh chóng tạo nên một rào cản khó vượt qua cho những đối thủ cạnh tranh.

iPad giá rẻ sắp ra mắt

Chiếc iPad mini của Apple có thể được trang bị màn hình 7,85 inch và có độ phân giải cao hơn 2 phiên bản đầu tiên của nó. Tuy nhiên, giá của dòng iPad này sẽ mềm hơn rất nhiều so với các phiên bản trước nhằm cạnh tranh với Kindle Fire.

Những công nghệ Android khiến iPhone “khóc thét”

iPhone là smartphone bán chạy nhất trong lịch sử, nhưng liệu đây có phải là sản phẩm tốt nhất, được ứng dụng những công nghệ mới nhất và tuyệt vời nhất? Chắc chắn một điều đây là sản phẩm có thiết kế đẹp nhưng vẫn còn nhiều công nghệ có trên thiết bị Android mà iPhone chưa thể có.