Cách kiểm tra khả năng tương thích chip bảo mật TPM 2.0 trên PC

Bảo mật là một trong những điểm nhấn chính trong danh sách các cải tiến của Windows 11 mà Microsoft mới ra mắt gần đây, và đó là lý do khiến Windows 11 cần chip TPM 2.0.

TPM 2.0 là gì?

TPM là viết tắt của Trusted Platform Module, với TPM 2.0 là phiên bản mới nhất. TPM là loại bộ xử lý cụ thể có mục đích bảo mật rõ ràng khi thực hiện các hoạt động mật mã dựa trên phần cứng để mã hóa an toàn và ngăn chặn các cuộc tấn công nguy hiểm đối với phần cứng và quá trình khởi động thiết bị.

Trong phỏng vấn với Bleeping Computer, Microsoft cho biết các tính năng Windows yêu cầu TPM 2.0 bao gồm Measured Boot, Device Encryption, WD System Guard, Device Health Attestation, Windows Hello/Hello for Business, TPM Platform Crypto Provider Key Storage, SecureBIO, DRTM và vTPM trong Hyper-V. TPM hiện có hai phiên bản là 1.2 và 2.0, trong đó 2.0 là phiên bản bảo mật hơn và là loại bộ xử lý TPM mà người dùng cần cho Windows 11.

May mắn là hầu hết các chip Intel và AMD được phát hành trong 5-7 năm qua có hỗ trợ TPM như lời phát biểu từ Giám đốc bảo mật doanh nghiệp và hệ điều hành của Microsoft, David Weston, tiết lộ cách đây vài ngày.

Cách kiểm tra khả năng tương thích chip bảo mật TPM 2.0 trên PC - 3 1
Thông báo không thể nâng cấp Windows 11 do chưa kích hoạt TPM 2.0 từ PC Health Check.

Để biết liệu PC Windows 10 hiện tại có hỗ trợ TPM 2.0 để nâng cấp lên Windows 11 hay chưa, người dùng có thể sử dụng công cụ PC Health Check từ Microsoft. Nếu TPM bị vô hiệu hóa, nó sẽ trả về một thông báo lỗi yêu cầu người dùng kiểm tra xem nó bật hay chưa. Nội dung thông báo lỗi sẽ là “This PC can’t run Windows 11”.

Cách kích hoạt TPM 2.0 trên Windows 11

Khi PC của mình có hỗ trợ TPM 2.0 nhưng chưa kích hoạt để có thể đáp ứng yêu cầu của Windows 11, người dùng sẽ phải cần kích hoạt nó. Điều này được thực hiện thông qua BIOS trước khi máy khởi động mà không liên quan gì đến phiên bản Windows đang chạy trên máy tính.

Cách kiểm tra khả năng tương thích chip bảo mật TPM 2.0 trên PC - 4
Kích hoạt xong TPM 2.0 trong BIOS, PC Health Check đã thay đổi nội dung thông báo.

Intel và AMD đã thêm công nghệ TPM vào nhiều CPU được phát hành sau năm 2013, và chúng hầu hết đều hỗ trợ TPM 2.0. Mặc dù vậy, tùy thuộc nền tảng mà các công ty sử dụng tên gọi khác nhau. Với Intel, công ty gọi đó là Intel Platform Trust Technology (Intel PTT), còn AMD sử dụng tên tiêng là AMD Platform Security Processor (AMD PSP fTPM).

Khi đã nắm bắt được tên gọi TPM của Intel và AMD, người dùng hãy truy cập vào BIOS của PC và tìm kiếm TPM dựa vào các tên gọi ở trên. Cài đặt này thường tìm thấy trong phần Advanced settings hoặc Security settings. Cho dù đó là Intel PTT hay AMD PSP fTPM, việc bật chúng sẽ khắc phục sự cố nâng cấp Windows 11 của thiết bị.

Có thể bạn quan tâm
Khui hộp: Laptop ASUS ExpertBook B9 cho doanh nhân có gì lạ?

Ngay sau khi dòng laptop ExpertBook B9 dành cho doanh nhân vừa được ASUS ra mắt trực tuyến ngày 23/6, Thế Giới Số cũng đã có dịp trên tay, khui hộp và trải nghiệm sản phẩm.

Cùng vivo V21 phiêu bạc thế giới Võ Lâm Truyền Kỳ 1

Cấu hình ổn, hỗ trợ kết nối 5G, màn hình hiển thị bắt mắt và một viên pin cho thời gian sử dụng lâu, vivo V21 đã cùng người viết ngày ngày “phiêu bạc” Võ Lâm Truyền Kỳ 1 với những nhiệm vụ, những trận Tống – Kim hay công thành kịch tính.

AG series: Mixer livestream cao cấp của Yamaha, nổi bật với các tính năng chuyên nghiệp cho người bắt đầu

Thị trường thiết bị livestream tại nhà đang rất sôi động trong bối cảnh dịch Covid-19 như hiện nay. Bên cạnh các thiết bị livestream rẻ tiền và không có thương hiệu, Yamaha thương hiệu Nhật Bản vừa giới thiệu 2 mẫu mixer AG dành cho livestream tích hợp USB interface.

3 smartphone cao cấp đầu 2021, nổi bật nhờ tính năng chụp ảnh chuyên biệt

Bên cạnh cấu hình mạnh, 3 smartphone cao cấp ra mắt nửa đầu năm 2021 đều khẳng định bằng các trải nghiệm nhiếp ảnh chuyên nghiệp và chuyên biệt. Nổi bật nhất phải kể đến OPPO Find X3 Pro với cụm camera 50MP và camera kính hiển vi đầu tiên xuất hiện trên smartphone.

Cẩn trọng trò tạo ảnh chân dung hoạt hình với ứng dụng Voilà AI Artist

Chỉ vài bước đơn giản, ứng dụng Voilà AI Artist sẽ giúp người dùng tạo nên những bức ảnh chân dung hoạt hình sinh động từ ảnh chụp thực tế. Tuy nhiên, người dùng cần nên cẩn trọng bởi những quyền truy cập mà ứng dụng này yêu cầu.

Dell P3421W: Màn hình cong cho dân thiết kế

Thiết kế tinh tế, tích hợp nhiều cổng kết nối tiện dụng, màn hình Dell P3421W còn sở hữu tấm nền IPS 34inch hiển thị hình ảnh sắc nét, màu sắc trung thực và có thiết kế cong 3800R.

Theo dõi tình hình dịch bệnh Covid-19 tại TPHCM qua bản đồ trực tuyến

Thông qua bản đồ trực tuyến Covid-19 – TPHCM vừa được Sở TT-TT TPHCM đưa vào hoạt động, người dân có thể nắm bắt được các thông tin liên quan đến dịch bệnh Covid-19 trực quan và hiệu quả trong điều chỉnh đời sống.

Khám phá thế giới siêu tí hon qua ống kính hiển vi của OPPO Find X3 Pro

Đặt sát vật thể với khoảng cách 1mm, chọn mức phóng đại 30x hoặc 60x ở chế độ chụp hình kính hiển vi, OPPO Find X3 Pro sẽ mang đến cho bạn những bức ảnh hiển vi độc đáo.

Cách cài đặt GSpace trên dòng tablet MatePad của Huawei

Máy tính bảng luôn là lựa chọn phù hợp nhất cho người dùng hiện đại khi nhu cầu học tập và giải trí ngày càng cao. Các máy tính bảng của Huawei với hệ sinh thái Huawei Mobile Services (HMS) có nhiều tính năng hữu ích cho trẻ.

5 kênh YouTube bổ ích cho trẻ

5 kênh YouTube NiDo Channel, Liam Channel, Boomerang Vietnam, Hi Pencil Studio và Táy Máy Tò Mò với những nội dung mới lạ và bổ ích rất thích hợp dành cho trẻ vừa học vừa chơi.