Việt Nam cần làm gì sau dịch?

Dịch Covid-19 tràn tới gây ra rất nhiều hệ lụy, bẻ gãy nhiều cấu trúc mong manh mà trước đây, khi chưa đụng phải những thử thách lớn, vẫn tồn tại. Vậy Việt Nam cần làm gì sau dịch? Câu trả lời rất ngắn gọn “Chuyển đổi”.

Đó là những cơ sở sản xuất dựa hoàn toàn vào nhập khẩu nguyên liệu của nước ngoài (sau khi đã khai thác nguồn nguyên liệu trong nước đến cạn kiệt) đành bó tay khi không nhập được nguyên liệu; là những ngành sử dụng lao động phổ thông như cách lấy công (của đám đông) làm lời phải “đứng hình” khi công nhân không đến được nhà máy vì phải giãn cách chống dịch; là cách làm tự dối mình “nuôi hai chuồng, trồng hai luống” vốn sống được nhờ lực lượng lao động phổ thông hùng hậu nhưng thu nhập thấp đành chấp nhận nhắm mắt mà mua,… 

Sau dịch, rất nhiều thứ cần phải chuyển đổi và cũng rất nhiều căn cứ để phải chuyển đổi. Trước tiên là chuyển đổi nhận thức, ngay sau đó là chuyển đổi hành động. 

Về nhận thức

Có nhiều thứ trước ta quan niệm thế này nhưng thế giới lại quan niệm khác. Trong hội nhập, khác ngôn ngữ thì thiệt một chút nhưng khác quan niệm thì hụt hẳn một tầm. Vì thế, chúng ta nên suy ngẫm để nhận thức lại, nhất là những gì gây ảnh hưởng ở cấp vĩ mô.

: Chúng ta quan niệm “Kinh tế biển bao gồm những hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và vùng ven biển”, như thế, kinh tế biển được xem là thành phần phụ trong cơ cấu của nền kinh tế. Thế giới quan niệm “Kinh tế biển bao gồm những hoạt động kinh tế diễn ra ở 2 vùng: vùng ngoài biển (tính từ bờ ra hết lãnh hải quốc gia) và vùng duyên hải tính từ bờ vào 100 km, ở các lưu vực sông thì tính đến nơi sinh thái biển còn tác động. Trong thế giới hội nhập, kinh tế biển là thành phần chủ lực của nền kinh tế của các quốc gia có biển. Ví dụ ở Mỹ, kinh tế biển đóng góp 83% GDP của nước này (mặc dù vùng duyên hải nước Mỹ chỉ chiếm 33% diện tích cả nước). Quốc tế xem lợi thế trong phát triển kinh tế biển quyết định năng lực thu hút đầu tư và sức cạnh tranh. Vùng càng gần bờ càng phát triển mạnh mẽ là hình ảnh dễ nhận ra ở các nước có biển. 

Phát triển kinh tế biển bắt buộc phải hiểu rõ sinh thái biển và những biến động do biến đổi khí hậu tạo ra. Khi đó, người ta chủ động chuyển đổi phương pháp sản xuất và chủ động ứng phó với sự xâm mặn hay nước biển dâng. 

Việt Nam cần làm gì sau dịch? -

Vùng phát triển kinh tế biển ở Việt Nam (Nguồn: của người viết)

Theo World Bank, chỉ riêng ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước đã khiến Việt Nam mất đi lần lượt là 5,18% và 3,5% GDP trong năm 2013. 

sử dụng các phương thức sáng tạo nhằm tối đa hóa vòng đời của tất cả tài nguyên đã sử dụng, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giảm tối đa sự lãng phí, thất thoát và nhất là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Vì thế, kinh tế tuần hoàn tạo ra nhiều việc làm hơn, mang lại thu nhập cao hơn cho người sản xuất, tiết kiệm tài nguyên hơn và bảo vệ môi trường tốt hơn. Nhiều quốc gia trên thế giới, đứng đầu là các nước Bắc Âu và G7 đã chuyển sang kinh tế tuần hoàn từ 20 năm trước và đạt được những kết quả mỹ mãn. Tiêu biểu là Thụy Điển, quốc gia có tỷ lệ tái chế cao nhất thế giới là 99%. ở đó không có khái niệm rác thải vì rác cũng là một loại tài nguyên.

Bắt tay vào nền kinh tế tuần hoàn

Sản xuất – Tiêu dùng – Tái chế là 3 trụ cột của kinh tế tuần hoàn (Nguồn: Internet)

: Ở nước ta, thuật ngữ logistics thường được đồng nhất với “hậu cần” và được xếp như một ngành thuộc Bộ Công Thương. Thế giới định nghĩa logistics nghĩa là tập hợp của tất cả các dịch vụ cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất và vận chuyển đầu ra (sản phẩm, hàng hóa) tới thị trường tiêu thụ. Vì logistics phục vụ tất cả các ngành kinh tế, các lĩnh vực xã hội, thông qua hoạt động của hệ thống logistics có thể xác định được “sức khỏe của nền kinh tế” nên ở nhiều quốc gia, logistics do chính phủ trực tiếp quản lý và điều phối.

Nước ta nằm ở trung tâm khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, có bờ biển dài ngó ra Biển Đông được xem là rất giàu tiềm năng và lợi thế để phát triển thành một trung tâm đầu mối logistics (logistics hub) của khu vực. Điều này, khi thành hiện thực, sẽ tạo ra một vị thế đặc biệt cho Việt Nam về nhiều mặt: kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao,… Tuy nhiên, hiện trạng logistics ở nước ta đang nói điều ngược lại. Chí phí logistics ở Việt Nam (hiện tương đương 25% GDP) thuộc hàng cao nhất trong số các quốc gia đang phát triển trong khi chất lượng lại thấp. Điều này, như nhận xét của tạp chí Bloomberg, 9/2019 “làm nản lòng các nhà đầu tư dù Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với sự ổn định chính trị, dân số đông,…”.

” (GS Hồ Tú Bảo). Nhiều địa phương phê duyệt và triển khai xây dựng đô thị thông minh nhưng lại chưa có kế hoạch cụ thể sẽ chuyển đổi số như thế nào, lẽ ra phải là ngược lại. Hiển nhiên, chuyển đổi số bắt đầu từ số hóa dữ liệu, chỉ khi có dữ liệu số thì các trung tâm phân tích, dự báo mới có việc làm, không thể cứ xây trước rồi… chờ. Cái thần của chuyển đổi số nằm ở bước sáng tạo các mô hình hoạt động mới dựa trên dữ liệu và các công nghệ số (digitalization). Cụ thể là với dữ liệu số và các công nghệ số thì tất cả các ngành, các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường, cung cấp dịch vụ công,… sáng tạo ra những mô hình hoạt động hiệu quả hơn, thậm chí có những mô hình hoàn toàn mới. Việc sáng tạo, xây dựng, triển khai đồng loạt các mô hình như thế, về bản chất là quá trình thực hiện cuộc cách mạng lần thứ 4. 

Khi nhận thức đầy đủ về chuyển đổi số, mọi việc trở nên sáng tỏ. Hóa ra đây là phương tiện và công cụ để thực hiện mọi sự chuyển đổi một cách triệt để nhất.

Về hành động

Khi đã nhận thức đúng vấn đề, việc triển khai sẽ thuận. Lúc này, cách tiếp cận sẽ quyết định tiến độ triển khai. Vì có rất nhiều việc cần chuyển đổi và việc chuyển đổi này phải diễn ra ở từng cơ quan, doanh nghiệp, trường học, địa phương. Vì vậy, cần xác định bắt đầu từ đâu và chuyển như thế nào? 

Chúng tôi cho rằng nên lấy kinh tế tuần hoàn làm trục phát triển, chuyển đổi số làm phương tiện để triển khai và bắt đầu từ lĩnh vực nông nghiệp, vì hoạt động nông nghiệp gắn với trên 60% dân số và sản phẩm của ngành nông nghiệp là đầu vào của rất nhiều ngành kinh tế khác.

Mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn “nhúng” trong môi trường số như thế nào? 

Có thể lấy ví dụ về nuôi thủy sản, cụ thể là nuôi tôm, vì ngành nuôi tôm đóng góp một tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta (Năm 2018, chỉ riêng tôm xuất khẩu (3.5 tỷ USD/năm) đã vượt qua cả dầu thô (2.4 tỷ USD/năm) và rau quả (2.5 tỷ USD/năm), theo TCTK). 

Nuôi tôm tuần hoàn là phương pháp tái sử dụng mọi nguồn tài nguyên trong quá trình nuôi tôm. Đó là nước, thức ăn, chất thải của tôm và những tài nguyên khác. Nước trong ao nuôi tôm luôn đặt ở trạng thái động, luân chuyển qua bể xử lý, lọc và bơm trả lại ao nuôi (tuần hoàn nước). Thức ăn thừa và chất thải của tôm (phân và vỏ tôm sau khi lột) được thu gom xử lý thành phân bón hữu cơ dùng để trồng dứa (thơm) và nuôi dưỡng vi tảo làm thức ăn cho tôm (tuần hoàn chất thải). Theo cách nuôi tôm tuần hoàn, tiết kiệm được nước hay thức ăn là đỡ đi chi phí, nhưng quan trọng hơn là kiểm soát được môi trường nuôi không để thức ăn thừa và chất thải tạo ra nitrate và nitrite từ quá trình phân giải chất hữu cơ gây ngộ độc cho tôm (đây chính là vấn nạn lớn nhất của nghề nuôi tôm truyền thống khiến ngành này rất bấp bênh).

Vậy mô hình nuôi tôm tuần hoàn trên được chuyển đổi số như thế nào? Quá trình chuyển đổi số bắt đầu từ số hóa dữ liệu. Những dữ liệu nào tham gia vào mô hình này? Giống tôm, nước, thức ăn, quy trình nuôi, quá trình lớn của vật nuôi, chất thải,… được số hóa đến mức chi tiết nhờ các thiết bị IoT (các cảm biến, camera đặt cả trên mặt nước và dưới nước), có những thông số được cập nhật theo thời gian thực (như pH nước, hàm lượng nitrate, nitrite trong nước). Tập hợp dữ liệu số này tạo thành phiên bản số của mô hình nuôi tôm được xét. 

Việc tiếp theo là dựa vào các công nghệ số, xử lý lượng dữ liệu đó để xác định khi nào cần phải làm gì. Ví dụ khi pH nước giảm đột ngột (vì trời mưa chẳng hạn) thì phải cân bằng ngay lập tức bằng dung dịch kiềm hay khi nitratre, nitrite đạt đến ngưỡng nhất định thì kích hoạt hệ thống xi phông thu gom, chuyển đến nơi xử lý; khi tôm có dấu hiệu sắp lột vỏ thì tăng cường lượng canxi hòa tan vào nước để hỗ trợ tôm tạo lớp vỏ mới,…Chỉ có cơ chế tự động mới đáp ứng được những yêu cầu đó. Kết quả cuối cùng là chúng ta xây dựng được mô hình sản xuất tôm hoàn toàn mới so với phương pháp truyền thống. Đó là nuôi tôm tuần hoàn dựa trên công nghệ số.     

D:A Tuan HoaContactsContactVIROVi sinh.jpg

Camera theo dõi hành vi của tôm để kịp thời hỗ trợ (Nguồn: Nguyễn Trường Sinh)

Sự chuyển đổi trong tất cả các lĩnh vực khác: công nghiệp, dịch vụ, y tế, giáo dục, du lịch, cung cấp dịch vụ công,… đều diễn ra theo kịch bản tương tự, tuy có mức độ phức tạp hay đơn giản khác nhau nhưng đều chung một mục đích: Chuyển đổi sang cách làm hiệu quả hơn, bền vững hơn trên cơ sở áp dụng và phát huy mạnh mẽ những ưu việt mà công nghệ số mang lại./.

Chuyên gia Nguyễn Tuấn Hoa

Mạng Internet tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế

Theo số liệu từ Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) công bố về tốc độ mạng trung bình của nước ta, hầu hết các thông số đều đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của quốc tế.

Samsung đang nghiên cứu phát triển chip nhớ V-NAND 160 lớp

Dựa trên công nghệ xếp chồng kép Double-stack, Samsung cho biết họ đang nghiên cứu và phát triển dòng chip nhớ V-NAND thế hệ thứ 7 có ít nhất 160 lớp, giúp tạo ra các dòng sản phẩm lưu trữ có sức chứa nhiều hơn nhưng kích thước không thay đổi, thậm chí sẽ nhỏ hơn.

Ra mắt Sàn giao dịch thương mại điện tử ngành CNTT-VT TP.HCM

Sàn giao dịch thương mại điện tử ngành CNTT-VT TP. Hồ Chí Minh vừa chính thức đi vào hoạt động ngày 21/4 là dự án do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã chỉ đạo Hội Tin học TP.HCM phối hợp cùng doanh nghiệp xây dựng và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu giao thương của doanh nghiệp CNTT-VT trên địa bàn.

Huawei P40 ra mắt thị trường Việt Nam, giá từ 18 triệu đồng

Tối 21/4, một trong những smartphone mạnh và camera đẹp nhất hiện tại, Huawei P40 series đã chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam với hai phiên bản tùy chọn cấu hình và không hỗ trợ dịch vụ của Google.

Bộ TT&TT khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác lừa đảo

Thông qua tin nhắn SMS, Bộ TT&TT khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác, không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cho người lạ qua số điện thoại.

iPhone 12 vẫn giữ nguyên “tai thỏ” thay vì màn hình tràn viền

Các thông tin gần đây đã xác nhận rằng, thế hệ iPhone ra mắt cuối năm nay của Apple sẽ vẫn giữ nguyên phần khuyết trên màn hình, nhưng sẽ nhỏ hơn so với iPhone X hay iPhone 11.

Hàng trăm triệu tài khoản Facebook bị rao bán trên web cấm

Những hacker ẩn danh đang bày bán công khai hồ sơ của hơn 267 triệu tài khoản người dùng Facebook trên Dark Web với giá 623 USD/ mỗi lần mua, với hầu hết ID đến từ Mỹ.

Giá dầu thô về mức dưới 0 đồng/thùng, người bán phải trả tiền người mua

Lần đầu tiên, ngành dầu mỏ thế giới ghi nhận giá dầu thô tụt dốc thê thảm xuống dưới mức 0 đồng/ thùng, khiến bầu trời chứng khoán Mỹ mây mù ảm đạm đêm thứ Hai.

Vivo V19 ra mắt thị trường Việt Nam

Ngày 20/4, Vivo chính thức giới thiệu V19 tại thị trường Việt Nam, với bộ đôi camera trước 32MP + 8MP hướng đến khách hàng trẻ tuổi.

Ấn Độ chế tạo thành công máy trợ thở không cần dùng điện, giá rẻ

Loại máy trợ thở mà Ấn Độ làm ra chỉ có giá khoảng 2.500 rupee (khoảng 32,68 USD), đây là mức giá thấp nhất hiện nay.