Trường ĐH Tôn Đức Thắng chế tạo robot đa năng khử khuẩn phòng chống Covid-19

Nhóm nghiên cứu Robotics trường ĐH Tôn Đức Thắng vừa giới thiệu 2 robot khử khuẩn nhằm hỗ trợ đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu làm việc với môi trường có nguy cơ truyền nhiễm cao. Đặc biệt 2 robot này còn có thể phát triển để đáp ứng nhiều việc hơn theo nhu cầu sử dụng với chi phí tiết kiệm.

Dù các y bác sĩ luôn mang trang phục bảo hộ chuyên dụng để chống lây nhiễm, nhưng khả năng nhiễm bệnh của nhóm nhân viên y tế vẫn rất cao khi làm việc trực tiếp với các bệnh nhân hoặc trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao bởi virus Covid-19. Việc khử khuẩn hiện tại phải huy động đến các chiến sĩ binh chủng hoá học vừa tốn kém mà lại không thể thực hiện thường xuyên để đảm bảo môi trường an toàn cho các nhân viên y tế.

Từ yêu cầu môi trường bên trong bệnh viện, khu cách ly cần được khử khuẩn thường xuyên, nhóm nghiên cứu Robotics của trường ĐH Tôn Đức Thắng gồm TS. Dương Thị Thuỳ Vân, TS. Hán Thành Trung, TS Vũ Trí Viễn, TS. Đỗ Hoàng Thịnh, ThS. Trần Quốc Hưng, ThS. Nguyễn Thành Quang và các học viên cao học, sinh viên khoa Điện – Điện tử, đã chế tạo thành công 2 robot khử sử dụng công nghệ phun khử khuẩn và chiếu tia UV, giúp đội ngũ y tế tránh tiếp xúc trực tiếp với môi trường truyền nhiễm.

Mỗi robot được chế tạo để hoạt động trong từng môi trường cụ thể. Robot khử khuẩn CD 1.0 (Covid Defender 1.0) được chế tạo để khử khuẩn bằng phương pháp phun xịt thuốc, hóa chất. Trong khi đó, Robot khử khuẩn DR 1.0 (Disinfection Robot 1.0) được chế tạo để khử khuẩn ở khu vực không chịu được nước bằng phương pháp chiếu tia UV.

Trường ĐH Tôn Đức Thắng chế tạo robot đa năng khử khuẩn phòng chống Covid-19 - Robot 4

Robot khử khuẩn CD

Robot khử khuẩn CD trang bị vi điều khiển STM34F4 cấu hình mạnh nhiều tính năng có thể được điều khiển từ xa ở khoảng các 2km để phun xịt thuốc khử khuẩn trong khi vẫn quan sát thông qua điện thoại thông minh được tích hợp trên thân robot. Vòi phun có thể chuyển động linh hoạt và có thể gắn thêm 2 vòi phun vào 2 bên thân robot nếu cần. Diện tích phun thuốc diệt khuẩn của robot là 2m ở tất cả các hướng và cả dưới mặt sàn.

Ở phiên bản 1.0, Robot khử khuẩn CD có khả năng di chuyển linh hoạt trong không gian chật hẹp nhờ bánh sử dụng động cơ dẫn độc lập, kích thuớc nhỏ gọn. Robọt có thể làm việc liên tục trong 6 giờ và tải nặng 170kg cùng tốc độ di chuyển tối đa 15km/h. Robot có thể cải tiến thành với nhiều công năng khác nhau như vận chuyển thuốc men, vật tư y tế, cơm cho bệnh nhân, cứu hộ, cứu nạn, quan trắc môi trường, cứu hỏa…

Trường ĐH Tôn Đức Thắng chế tạo robot đa năng khử khuẩn phòng chống Covid-19 - Robot 6

Nhóm nghiên cứu cho biết, tương lai robot này sẽ được cải tiến cho các công việc và công năng khác như PCCC, cứu hộ, cứu nạn… trong những môi trường và điều kiện mà nhân lực không thể trực tiếp tham gia tác nghiệp do nguy hiểm đến tính mạng hoặc quá khó khăn.

Trường ĐH Tôn Đức Thắng chế tạo robot đa năng khử khuẩn phòng chống Covid-19 - Robot 5

Robot khử khuẩn DR 1.0

Còn Robot khử khuẩn DR 1.0 được tích hợp công nghệ diệt khuẩn chiếu tia UV khá phổ biến tại Châu Âu. Robot sử dụng công nghệ xe tự hành, di chuyển theo quỹ đạo, ghi nhớ không gian làm việc và lặp lại hành trình. Robot cũng có tải trọng  50kg nên cũng có thể được phát triển thành robot vận chuyển thuốc men, vật tư y tế, cơm cho bệnh nhân.

Robot khử khuẩn DR 1.0 robot sử dụng công nghệ chiếu tia UV – đây là một công nghệ khử khuẩn chiếu tia cực tím phá hủy cấu trúc DNA của vi khuẩn, virus… có thể diệt được nhiều loại virus, vi khuẩn hơn so với công nghệ phun hóa chất truyền thống, hiệu quả diệt khuẩn đạt 99.99%. Ưu điểm của công nghệ phun chiếu tia UV là không tạo ra các phụ phẩm độc hại cho môi trường, không để lại các hóa chất tạo phản ứng hóa học nên rất phù hợp để diệt khuẩn trong phòng làm việc của nhóm, của cá nhân mà không làm ảnh hưởng tới các thiết bị đang hoạt động. Robot có độ bao phủ 360 độ và công suất khử khuẩn khoảng 15 phút/phòng. Ưu điểm khác của  Robot khử khuẩn DR 1.0 là dễ bảo trì, bảo dưỡng  và an toàn tối đa cho người vận hành.

Trường ĐH Tôn Đức Thắng chế tạo robot đa năng khử khuẩn phòng chống Covid-19 - Robot 3

Phiên bản tiếp theo của Robot khử khuẩn DR 1.0 sẽ được phát triển thành máy quét, để diệt khuẩn các vật tư y tế, thiết bị văn phòng, vật dụng cá nhân….

Đại diện nhóm nghiên cứu cũng cho biết, khi dịch Covid-19 được khống chế thì hai robot đa năng này có thể được phát triển để phục vụ cho những mục đích khác trong lĩnh vực y tế cũng như những công việc nguy hiểm, khó khăn. Đáng chú ý, chi phí sản xuất và đưa ra thị trường cho các dòng sản phẩm này được dự tính là rẻ hơn chi  phí nhập sản phẩm tương tự từ 3 đến 5 lần.

iOS 14 rò rỉ những hình ảnh đầu tiên, mang nét tương đồng Android

Mới đây những hình ảnh được cung cấp bởi người dùng Twitter DongleBookPro đã thể hiện cái nhìn trực quan hơn về giao diện mới của iOS 14. Đáng chú ý hơn, có vẻ như Apple lần này đã đưa widget ra màn hình chính, mang nét tương đồng với Android.

Dùng công nghệ mô phỏng để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh

Dassault Systèmes vừa công bố hợp tác với Học viện Thiết kế Kiến trúc Trung-Nam Trung Quốc (CSADI) để dùng công nghệ hỗ trợ việc mô phỏng và đánh giá lây lan virus trong không gian hạn chế ở bệnh viện Lôi Thần Sơn (Leishenshan) tại Vũ Hán, Trung Quốc.

Các nhà khoa học tích cực tìm kiếm kháng thể Covid-19

Các nhà khoa học từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Hà Lan hay Anh… đang tích cực nghiên cứu và sử dụng các phương pháp thực nghiệm, tìm kiếm kháng thể để chế tạo thuốc điều trị và vắc-xin ngăn chặn Covid-19.

Thầy giáo Việt sáng tạo máy rửa tay tự động phòng chống dịch

Kỹ sư điện tử Võ Trường Tiến, giảng viên đến từ Trường Đại học Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) đã chế tạo máy rửa tay tự động mang tên “Dũng sĩ diệt khuẩn” trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã diễn biến phức tạp.

Chế tạo thiết bị cảnh báo chạm tay lên mặt chống lây nhiễm SARS-CoV-2

PGS.TS Trần Xuân Kiên ở Hà Nội đã nghiên cứu và chế tạo thành công thiết bị cảnh báo chạm tay lên mặt như là một phần trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

MIT chế tạo máy thở khẩn cấp chi phí thấp

Khi đại dịch Covid-19 trở nên tồi tệ hơn, các bệnh viện phải đối mặt với tình trạng thiếu máy thở, nhưng vấn đề có thể được giải quyết phần nào nhờ máy thở khẩn cấp giá rẻ E-Vent từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vừa công bố.

Bộ xét nghiệm Covid-19 cho kết quả sau 5 phút đã có thể sản xuất hàng loạt

Bộ xét nghiệm Covid-19 mới từ công ty thiết bị y tế Abbott có thể trả về kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 chỉ trong 5 phút.

Tuabin gió lớn 158 mét, nhất châu Á, sắp lắp ở Việt Nam

The Blue Circle và AC Energy đặt mua cho giai đoạn hai dự án điện gió tại Mũi Né,Việt Nam tuabin 5MW-158, tuabin gió có đường kính rotor lớn nhất (158 m) cho một dự án điện gió trên bờ tại châu Á

Công nghệ robot đang được ứng dụng triệt để trong công tác phòng chống đại dịch

Công nghệ robot, tự động hóa đang được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ nhất trong đại dịch Covid-19, góp phần giải quyết hàng loạt vấn đề thiếu hụt nhân sự, hỗ trợ điều trị, khử trùng và hạn chế lây nhiễm…

Công nghệ và toán học: Những “anh hùng” thầm lặng giúp con người chống lại COVID-19

Trong đại dịch COVID-19 do virus Corona chủng mới gây ra, 2 nền tảng công nghệ và toán học là những liều “vắc xin” giúp con người phòng ngừa, hạn chế lây lan của dịch bệnh.