Tự sự mùa Xuân của người hát tuồng

Với anh, tuồng, có lẽ, phải nói đúng một câu rằng đây là môn nghệ thuật không may mắn và có chút hẩm hiu trong làng nghệ.

Bởi trong các di sản văn hóa phi vật thể, từ nhã nhạc cung đình Huế cho đến ca trù, hô hát bài chòi, thậm chí gần đây nhất là hầu đồng, chầu văn… đều có đất sống, đều có thể hái ra tiền. Thế nhưng với tuồng, việc trước và sau khi công nhận di sản chẳng liên quan gì đến nghệ sĩ tuồng như anh, người đã sống chết với nghệ thuật này. Dường như có một thế giới riêng, một cõi riêng để đi và về với chính mình. Rồi cứ như thế, bốn mùa trôi qua, Xuân, Hạ, Thu, Đông, lại đến Xuân, tiếng trống chầu mở lối, son phấn, màu sắc, âm thanh, ánh sáng lại giục gọi đôi chân những người nghệ sĩ, họ lại đi tìm khán giả để được hát, được biểu diễn.

Và cứ mỗi dip tháng Chạp về, anh bắt xe đò, rời Sài Gòn, rời những ngày lang thang bán vé số ở các quán, các hẻm, nơi các nghệ sĩ tụ tập cà phê mỗi sáng, họ mua giúp anh dăm ba tờ vé, họ mời anh điếu thuốc khi thấy anh lạnh, họ thương tình, tội nghiệp một người đàn ông bán vé số đến từ xứ nghèo, tứ cố vô thân… Anh miên man nghĩ đến những ngày Tết quê nhà, nơi anh tha hồ làm quan lớn, làm tể tướng, có những lúc anh được làm vua. Nói cho cùng, anh luôn được phân những vai kép chính diện oai phong và đẹp lộng lẫy. Những ngày trở lại với chính mình của anh gói gọn trong tháng Tết, trong mùa Xuân ngắn ngủi. Anh từng là một kép tuồng ăn nên làm ra của đoàn trong những năm 1980 của thế kỉ trước. Thế rồi không hiểu vì đâu, mọi chuyện dần đẩy anh và bạn nghề vào chỗ mỗi người một phương, tứ tán, mỗi dịp Tết về là một dịp đại đoàn tụ, nhưng rồi, năm sau vắng hơn năm trước…

Anh nghĩ, có lẽ ngày Tết của người hát tuồng là một mùa Xuân trọn vẹn, bởi nếu như ngày Tết của những người làm công việc văn phòng hay ngành nghề nào đó trong xã hội là dịp để thăm hỏi bà con, thăm thú thiên nhiên, thắng cảnh, dịp để nghỉ xả hơi sau một năm dài tất bật… Thì với người nghệ sĩ tuồng, Tết là dịp để làm và làm, Tết là dịp để sống với nghề sau một năm ngủ quên. Một nghệ sĩ, đào tuồng ở đoàn Sông Thu (cũ, hiện nay là gánh tuồng nhỏ, thường đi hát âm công cho đám tang, hát chúc thọ và biểu diễn ở ngã ba làng mấy ngày Tết) từng nói với anh rằng chị rất sợ phải ngủ quên, và chị càng sợ hơn rằng một ngày nào đó, sự ngủ quên này vĩnh viễn không thức dậy.

Ngủ và thức của tuồng chính là tiếng giục của trống chầu, tiếng thôi thúc của từng trường đoạn, kịch tính hay từng phân cảnh chất chứa trong lồng ngực người nghệ sĩ suốt hơn ba trăm ngày, để đến dịp Tết lại thổn thức trong hơi thở mùa Xuân, lại sống hết mình với vai diễn cho dù có thể sau đêm diễn chỉ là một bữa cơm đạm bạc lấy sức hoặc có thể chỉ là một chầu rượu, uống say khướt để quên mọi chuyện vui buồn.

Nếu như những năm 1980 của thế kỉ trước trở về trước là thời kỳ vàng son của nghệ thuật tuồng, nghệ thuật cải lương, thời đó, những cái tên của nghệ sĩ tuồng, nghệ sĩ cải lương nằm trong “bộ mạ” thuộc vanh vách của người già, trẻ con và cả nam thanh nữ tú, thì bây giờ, dường như trong trí nhớ mang máng của người già còn đọng lại vài cái tên của nghệ sĩ tuồng hoặc đoàn tuồng, vài cái tên của nghệ sĩ cải lương. Với giới trẻ, thật vô cùng khó để hỏi họ có biết về một nghệ sĩ tuồng hay đoàn tuồng nào đó không, bởi dường như không có bộ môn tuồng trong gu thưởng thức của giới trẻ. Cũng chính điều này làm cho nghệ thuật tuồng nhanh chóng đi vào quên lãng và đời sống nghệ sĩ tuồng trở nên hẩm hiu.

Thường ngày, nghệ sĩ tuồng làm đủ các công việc lao động chân tay để độ nhật. Từ chạy xe ôm, phụ hồ, làm phu kéo xe bò cho đến uốn tóc, rửa chén bát, đi bán vé số, hát âm công… Bởi dường như những ai mê hát tuồng, quyết theo đuổi nghệ thuật tuồng thì không còn đủ thời gian để học một cái nghề nào khác để kiếm sống. Với nghệ sĩ tuồng, hát tuồng là một cái nghề khổ luyện gồm cả võ thuật, động tác, giọng hát, nhập nội tâm… May mắn thì tổ đãi, có chén cơm, không may mắn thì lây lất qua ngày. Và cứ đến dịp cuối tháng Chạp thì những người hát tuồng đi bôn tẩu trên mọi miền đất nước lại tụ họp, lại ngồi với nhau để hát, diễn xướng cho đỡ nhớ nghề. May mắn hơn một chút, nếu tìm ra khán giả, tức các đám hát chúc Xuân ở lễ cúng tế miếu xóm đầu năm hoặc các làng còn mê tuồng mời về hát.

Gánh tuồng Sông Thu của anh đã sống được những ngày xuân như thể thời vàng son và đã gắn với một ngôi làng tên Xóm Rừng ở Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam mỗi độ Tết về. Ở ngã ba làng, những ngày Tết diễn ra trong âm vang trống chầu, trong không khí tuồng cổ và dường như đi vào từng con ngõ, từng ngôi nhà đều mang không khí tuồng đầu năm.

Lạ ở chỗ ngôi làng này vốn dĩ không có ai liên quan đến nghề hát tuồng (đây là nơi có nhà thờ tộc Lê Tự và cũng là nơi quây quần của những người thuộc họ Lê Tự, một tộc họ nổi tiếng học giỏi và đỗ đạt với những người con như Giáo sư Lê Tự Hỷ, Lê Tự Quyết Thắng, Lê Tự Thanh… Nói đến đỗ đạt, có vẻ như hơn 50% người mang họ Lê Tự học đến học đến Cử nhân, Phó Tiến Sĩ, và có người có học hàm Giáo sư…) nhưng lại mê tuồng như điếu đổ. Cứ mỗi dịp Tết về thì làng chung tiền, mời gánh Sông Thu ra dựng sân khấu liên tục nhiều đêm, ngắn nhất cũng ba đêm, nhiều thì có khi cả nửa tháng, tùy vào thời tiết, nếu mưa thì vài ba đêm, nếu trời quang mây tạnh thì nửa tháng trời cả làng tắm trong không khí tuồng. Và việc đi lại, ăn ở, sinh hoạt của các nghệ nhân, nghệ sĩ đều do người dân trong làng góp lại để đãi khách.

Cứ luân phiên, các nhà khá giả, giàu có trong làng mỗi nhà lo một ngày để sửa soạn cơm nước, rượu chè và giao lưu với các nghệ sĩ, nghệ nhân. Không khí thân thiện, gần gũi, có chút gì đó vừa ấm áp tình người vừa mang mang âm hưởng của thời xa xưa, của thuở mà sáng bước ra, chỉ cần ới một tiếng và mở cây chói rào nhà hàng xóm, bước vào, xin điếu thuốc rê, xin viên đá lửa hay mượn vài lon gạo… Có lẽ, xóm Rừng, Điện Thắng là nơi làm cho một gánh tuồng sống được không khí cổ xưa và cũng chính gánh tuồng mang lại không khí mà bây giờ, không có bất kì ngôi làng nào có thể tái hiện được.

Năm nay anh lại vào vai ông Phúc trong vở Phúc Lộc Thọ hát ở miếu xóm, sau đó anh vào vai mãnh tướng Trần Thủ Độ ở sân khấu ngã ba đầu làng. Mọi chuyện vẫn diễn ra như mọi năm, tuy nhiên, đôi người bạn năm cũ vắng dần, bởi có người không về Tết, có người tuổi đã cao nên không thể theo nghề nữa, cũng có người làm ăn dư dả, chán cảnh đi hát để kiếm từng đồng lẻ ngày Tết… Có trăm vạn nỗi niềm để người ta ở lại với tuồng hoặc ra đi, không ngó ngàng tới tuồng nữa. Chỉ mình anh, có vẻ như chỉ mình anh vẫn ôm giấc mơ năm cũ, vẫn mơ có một ngày nào đó, anh được đóng vai một ông vua nhân từ để ban tất cả gia tài của mình cho những người nghèo khổ. Nhưng đó chỉ là giấc mơ, bởi không có kịch bản nào có tính thi vị theo kiểu này, và tuổi anh ngày càng cao, vị trí kép hát của anh cũng cần phải nhường cho một người trẻ. Khổ nỗi, tìm người trẻ mê hát tuồng bây giờ khó quá. Nên anh cứ nấn ná, cố níu giữ, ít nhất là níu giữ những bữa cơm ấm áp nơi xóm Rừng này. Nơi mà người ta còn yêu tuồng và xem anh như một mãnh tướng thực sự chứ không phải trên sân khấu. Nơi anh tìm thấy cảm giác mái ấm gia đình.

Lại một năm nữa, anh chuẩn bị sửa soạn vào vai, anh lại được ăn những bữa cơm ngon và anh quên tất cả mọi nhọc nhằng, quên cả cảm giác đôi chân mỏi nhừ, mệt mỏi sau một ngày lang thang bán vé số. Và đèn sân khấu bật lên, trống giục liên hoàn, thẻ tre ném lên sân khấu báo có thưởng, anh vung tay, múa kiếm, cất cao giọng hát, thanh vọng đất trời căng lồng ngực.

Liêu Nhi

Rộn ràng thị trường mỹ thuật Việt Nam trên Facebook

Hoàn toàn đã có thể nói như vậy tại Việt Nam, vì số họa sĩ sống được nhờ giao dịch trên Facebook đang năm sau nhiều hơn năm trước, có thể đã hơn cả trăm người. Nhiều họa sĩ có doanh thu từ 1 tỷ đồng đến 4 tỷ đồng/1 năm, nhưng mức tăng trưởng chưa dừng lại.

Những gánh tuồng lẻ loi mùa Xuân

Những gánh tuồng lẻ loi, cô đơn giữa thế kỉ rầm rộ giải trí đa phương tiện, những gánh tuồng bước ra từ quá khứ và đang cố để không đi vào danh sách đỏ!

Sài Gòn đi chơi đâu ngày tết?

Nhiều điểm vui chơi giải trí, lễ hội sôi động được tổ chức đáp ứng nhu cầu chơi xuân của người dân.

TikTok khởi xướng chiến dịch Hành Trình Tết Của Tôi

Nhân dịp Tết cổ truyền 2020, TikTok khởi xướng chiến dịch Hành Trình Tết Của Tôi, theo chân người dùng đón Xuân Canh Tý.

“Phạt nồng độ cồn 2020″ hot trên Google những này cận Tết

Báo cáo của Google cho biết, “Phạt nồng độ cồn 2020″ trở thành từ khóa có xu hướng tìm kiếm cao thứ 2 dịp Tết năm nay, chỉ sau  từ khóa “Ảnh ghép tết 2020”.

Những ứng dụng tuyệt vời giúp bạn “biết tuốt” thế giới xung quanh

Tết là mùa mua sắm, thưởng thức hoa, ăn uống nghỉ ngơi thoải mái. Dưới đây là một số ứng dụng trên iPhone giúp bạn có thể tìm kiếm, mua sắm dễ dàng một sản phẩm, loài hoa, con vật nào đó mà bạn yêu thích vừa nhìn thấy trên mạng, thậm chí đo được lượng calo trong từng món thức ăn.

Những ứng dụng giúp chụp ảnh đẹp ngày Tết

Chụp ảnh đêm giao thừa, chỉnh sửa ảnh cho gia đình sao cho đẹp hơn hoặc biến các bức ảnh chụp thành video ngắn thật dễ dàng với các ứng dụng bên dưới đây dành cho smartphone.

iPhone 12 sẽ cung cấp hiệu năng của MacBook Pro 15 inch

Đã có những dự đoán về việc iPhone 12 sẽ đi kèm chip xử lý A14 Bionic dựa trên quy trình 5nm hứa hẹn cung cấp hiệu suất tương đương MacBook Pro 15 inch của Apple.

Justin Bieber cũng chơi hiệu ứng “#morph”

Ngay khi ra mắt album mới mang tên “Yummy”, Justin Bieber (@justinbieber) đã mở tài khoản trên TikTok, và trong 10 ngày sau khi đăng tải các video đầu tiên, tài khoản đã cán mốc 2,3 triệu followers và 7,7 triệu lượt yêu thích.

Sẽ có iPhone 9 hỗ trợ Face ID ra mắt vào mùa thu?

Dựa vào nguồn tin từ chuỗi cung ứng Apple, trang công nghệ Macotakara cho biết Apple đang phát triển một phiên bản mới với chip A13 Bionic của iPhone 8 đi kèm Face ID, bên cạnh phiên bản có Touch ID như tin đồn gần đây.