Nhựa không có lỗi, lỗi ở sự lười nhác của con người

Nhựa là vật liệu mang tính cách mạng với rất nhiều ưu điểm như bền, chi phí sản xuất rẻ, quá trình sản xuất lại ít gây hại cho môi trường, và từng được xem là vật liệu xanh để cứu trái đất khỏi tác động ô nhiễm. Do đó, việc hạn chế túi nhựa không giúp môi trường tốt hơn, việc cần làm là thay đổi ý thức về cách sử dụng nhựa và túi nhựa.

Ít người biết nhựa là phát minh vĩ đại của loài người

Khi mọi người nhìn vào tác động của môi trường, họ thường nhìn vào hậu quả cuối cùng của một quy trình, tất cả các nghiên cứu đều về môi trường chỉ ra túi nhựa chính là nguyên nhân lớn nhất hiện nay. Vấn đề là ít người biết rằng, ban đầu túi nhựa được phát minh để thay thế những vật liệu gây hại môi trường gấp nhiều lần: giấy và vải cotton.

Nhựa không có lỗi, lỗi ở sự lười nhác của con người - og wallace carothers 7185

Nhà phát minh người Mỹ Wallace Hume Carothers

Nhựa hay còn được gọi là nylon được phát minh vào năm 1935 bởi nhà phát minh người Mỹ Wallace Hume Carothers, đáng tiếc là ông không thấy được thành quả của mình bởi ông đã tự sát năm 1937. Năm 1938, nylon được sản xuất lần đầu tiên là chiếc bàn chải đánh răng, với ưu điểm bền, không thấm nước, kháng được các ảnh hưởng tự nhiên như nấm mốc, côn trùng, nylon nhanh chóng được ứng dụng lên nhiều sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày làm chất liệu đóng gói, sử dụng trong y tế, vật liệu gia dụng, thiết bị điện tử…

Nếu không có nhựa thế giới sẽ quay lại những năm 1870

Rất dễ thấy nhựa hiện tại đang có mặt trong rất nhiều vật dụng sử dụng hằng ngày của mọi người. Ít ai biết, bên trong lon nước ngọt có một lớp nhựa mỏng, có vai trò giúp lon nước không bị ăn mòn, nếu không có lớp nhựa thì lon nước sẽ bị ăn mòn trong vài ngày. Nhiều vật dụng dùng cho thực phẩm cũng được phủ nhựa nhựa như ly/chén/đĩa giấy…

Nhựa không có lỗi, lỗi ở sự lười nhác của con người - racnhua

Bên trong lon nước ngọt có một lớp nhựa mỏng để chống bị ăn mòn

Bao bì thực phẩm sẽ rất khác nếu không có nhựa và sẽ không thể bảo quản được lâu. Thực phẩm tươi sống khó vận chuyển được đi xa khi không được túi nhựa bảo vệ. Từ đó mọi người chỉ có thể sử dụng các thực phẩm đuợc nuôi trồng sản xuất tại chỗ hoặc theo mùa.

Nhựa có vai trò quan trọng trong y tế, đặc tính chống thấm, dẻo, bền, không bị tác động bởi vi khuẩn… nhựa có mặt rất nhiều trong môi trường y tế, từ các tấm lót vô trùng, băng vết thương… không có nhựa nhiều thao tác xử lí không thể thực hiện như việc cách li và xử lí một khu vực nhiễm trùng bên trong cơ thể.

Không có nhựa các thiết bị điện tử sẽ đắt đỏ hơn, cần phải tìm kiếm một vật liệu cách điện khác để làm các mạch điện. Các vật liệu cách điện, chống nhiệt và lửa sẽ không thể được phát minh, rác hữu cơ sẽ thay thế vị trí của nhựa trong việc gây ô nhiễm và huỷ hoại môi trường. Các vật dụng giá rẻ bằng nhựa không tồn tại thay vào đó thuỷ tinh, kim loại được thay thế với độ bền kém, nặng, tốn kém tài nguyên và không gian để sử dụng.

So với giấy, vải cotton thì nhựa thân thiện với môi trường hơn

Trước ảnh hưởng quá lớn đến môi trường, nhiều quốc gia đã tìm cách hạn chế việc sử dụng nhựa đặc biệt là túi nhựa để bảo vệ môi trường. Nhiều quốc gia tính phí sử dụng nhựa như Anh, Ireland. Các nước khác thì cấm túi nhựa như Moroco, New Zealand. Dẫn đến việc nhiều người sử dụng túi giấy và cotton nhiều hơn thay cho túi nhựa. Việc này là một sai lầm và gây những tác động khủng khiếp hơn với môi trường.

Túi giấy dùng nhiều năng lượng, nước để sản xuất. Trọng lượng túi giấy rất nặng và kém bền so với nhựa nên việc vận chuyển tốn kém hơn và thêm những tác động xấu đến môi trường. Việc sản xuất giấy đòi hỏi phải có gỗ, tăng nhu cầu sử dụng giấy đồng nghĩa với sẽ có nhiều cánh rừng bị tiêu huỷ.

Túi cotton còn là lựa chọn tệ hơn, vì cây vải cần rất nhiều nước, diện tích canh tác và vụ mùa bội thu để có đủ số lượng cotton sử dụng. Ngành công nghiệp may mặc, thời trang đang phát triển mạnh cũng khiến nhu cầu cotton tăng cao kéo theo nhiều hậu quả về môi trường hơn, các cánh đồng trồng bông vải được mở rộng liên tục kéo theo tài nguyên nước, đất sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trong khi đó túi nhựa tiết kiệm nguyên liệu, có giá thành sản xuất rẻ, cần rất ít năng lượng để sản xuất. Về độ thân thiện với môi trường, túi nhựa dùng nhiều lần ít gây hại gấp 3 lần so với túi giấy và hơn 130 lần so với túi cotton.

Nhựa ngay từ ban đầu là cứu tinh của môi trường trái đất

Trở lại Thuỵ Điển năm 1959, túi giấy được sử dụng tất nhiều, việc khai thác gỗ để làm giấy nguy hại cho môi trường hơn so với nhựa nhiều lần với chi phí cao hơn nhiều. Đến đầu những năm 1960, kỹ sư người Thụy Điển Sten Gustaf Thulin có sáng kiến tạo ra một túi chịu lực, nhẹ, bền, rẻ và có thể tái sử dụng nhiều lần. Điều này có nghĩa sẽ ít cây bị đốn hạ để làm giấy, nhờ đó môi trường được cải thiện. Từ ý tưởng đó, túi nhựa được ông Sten phát minh và nhận bằng sáng chế năm 1965.

Nhựa không có lỗi, lỗi ở sự lười nhác của con người - nhua2

Kỹ sư Sten Gustaf Thulin

Năm 1980, túi nhựa dần thay thế hoàn toàn túi giấy và các vật liệu bằng nhựa cũng thay thế dần thuỷ tinh, kim loại, đá, gỗ, vải… Có thể thấy nhựa giúp những vật liệu tự nhiên khác ít bị khai thác hơn, nên không quá khi nói nhựa ngay từ ban đầu là cứu tinh của môi trường trái đất.

Vì quá tiện lợi nên con người đã trở nên lười biếng, chúng ta vứt túi nhựa đi sau khi sử dụng, đây mới chính là nguyên nhân gây ô nhiễm nhựa. Bản chất nhựa không phải là vật liệu dùng một lần mà nó được phát minh để tái sử dụng liên tục và có khả năng tái chế 100%.

“Cha tôi luôn luôn mang theo một túi nhựa được xếp gọn trong túi. Đó là cái mà bây giờ mọi người đang kêu gọi luôn mang theo túi riêng của mình khi đi chợ” – Raoul Thulin con trai của Sten Gustaf Thulin cho biết.

Để bảo vệ môi trường không phải là loại bỏ nhựa ra khỏi cuộc sống mà sử dụng tài nguyên nhiên nhiên có ý thức hơn. Nhựa có thể thay thế rất nhiều chất liệu tự nhiên, giúp hạn chế việc khai thác quá mức tài nguyên tự nhiên. Với quá nhiều lợi ích, việc loại bỏ nhựa hoàn toàn ra khỏi cuộc sống con người là điều không tưởng. Để bảo vệ môi trường hiệu quả nhất vẫn hạn chế sử dụng tài nguyên thiên nhiên và nhựa phải được thu gom xử lí, tái chế đúng để không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.

Có một vùng quê bình yên như thế – thôn Hà Cảng, bối cảnh độc đáo trong phim Mắt Biếc

Nếu như “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, bộ phim điện ảnh ăn khách ra đời năm 2015 để lại nhiều dấu ấn dành cho khán giả Việt, thì Mắt Biếc dự kiến công chiếu vào cuối năm nay càng mang nhiều hứa hẹn. Phong cảnh, con người trong phim quá đẹp, quá yên bình khi phim được quay tại một làng quê hẻo lánh còn vương đầy mùi đất – thôn Hà Cảng, Thừa Thiên – Huế.

Ngắm trước những tác phẩm sẽ khoe sắc ở Dốc Nhà Làng-Phố Bên Đồi 2019

Chương trình nghệ thuật Phố Bên Đồi 2019 với dự đỉnh đổi mới không gian Dốc Nhà Làng đã công bố các tác phẩm vào vòng chung khảo cuộc thi Sáng Tác Vào Miền Nghệ Thuật với tổng giá trị giải thưởng lên đến 80 triệu.

Khởi động thi ý tưởng sáng tạo Insee Prize 2020 cho sinh viên

Giải thưởng cho các ý tưởng sáng tạo về xây dựng bền vững – Insee Prize 2020 vừa chính thức chào đón sự tham gia của tất cả các bạn sinh viên ở các trường Cao đẳng, Đại học, Học viện trên cả nước.

Người dùng phàn nàn iOS 13.2 quá khó chịu trong việc tắt các ứng dụng nền

iOS 13.2 có thể khá khó sử dụng khi người dùng phải thực hiện đa nhiệm trên một số ứng dụng và vấn đề còn tệ hơn khi ảnh hưởng ngay cả với iPhone cũ với dung lượng RAM thấp.

Facebook, Instagram cấm tiệt việc sử dụng biểu tượng trái cây ám chỉ tình dục

Facebook vừa cập nhật trang Tiêu chuẩn cộng đồng với việc cấm sử dụng một số biểu tượng cảm xúc nhất định trên Facebook và Instagram có thể bị hiểu như gạ gẫm tình dục trực tuyến.

Chọn mua AirPods 2 hay AirPods Pro?

Sự khác biệt giữa AirPods Pro và AirPods 2 không nằm ở chức năng khi cả hai đều hoạt động tốt mà chủ yếu đến từ chất lượng âm thanh và trải nghiệm nghe.

45 ngàn thiết bị Android dính mã độc “siêu lì lợm”, gỡ mãi chẳng xong

Phần mềm độc hại bền bỉ đến nỗi các nhà nghiên cứu bảo mật phải lắc đầu ngao ngán. Thậm chí khi thiết lập thiết bị về trạng thái nhà sản xuất cũng không thể làm sạch.

Các mẫu tai nghe không dây thay thế AirPods Pro có giá thấp hơn

Để mua một chiếc tai nghe AirPods Pro, người dùng sẽ phải chi 249 USD (5,77 triệu đồng). Nhưng trên thị trường có khá nhiều lựa chọn tai nghe không dây khác có thể thay thế AirPods Pro với mức giá thấp hơn để người dùng lựa chọn tùy vào nhu cầu sử dụng.

Sắm Mate 30 Pro chẳng khác gì mua sự rủi may

Huawei Việt Nam gần đây xác nhận sẽ sớm đưa Mate 30 Pro – chiếc smartphone cao cấp thuộc dòng Mate 30 Series với nhiều tính năng đột phá mà công ty ra mắt tại Munich (Đức) hồi tháng 9 đến với thị trường Việt Nam. Nhưng vì không thể sử dụng các ứng dụng của Google, liệu Mate 30 Pro có được người dùng đón nhận?

Xiaomi sắp ra mắt bản sao “trắng trợn” sản phẩm của Apple

Bên cạnh chiếc smartphone Mi CC9 Pro (hoặc Mi Note 10 ở thị trường ngoài Trung Quốc) vào ngày 5/11, Xiaomi cũng có ý định giới thiệu trên sân khấu một chiếc Mi Watch và Mi TV 5 mới.