Chiếc Galaxy S đầu tiên dứt khỏi "bóng dáng" của iphone
Trước khi trở thành nhà sản xuất di động hàng đầu thế giới, ít ai biết được rằng điện thoại Samsung những ngày đầu tiên đã phải chịu nhiều chỉ trích như là một công ty chỉ biết "sao chép" iPhone của Apple. Các chỉ trích nhấn mạnh đến thiết kế "hình chữ nhật bo tròn bốn góc" và kéo theo là những kiện tụng qua lại giữa hai bên trong suốt một thời gian dài. Và chỉ đến khi chiếc Galaxy S III được ra mắt, mọi định kiến về công ty Hàn Quốc mới được thay đổi.
Khác với hai người tiền nhiệm Galaxy S và Galaxy S II, Samsung đã thay đổi lối thiết kế hoàn toàn trên chiếc Galaxy S III. Lấy cảm hứng từ thiên nhiên với vẻ ngoài khá tròn trĩnh cùng bộ vỏ bóng được sơn mịn, Galaxy S III trông giống như một viên sỏi. Samsung đã sử dụng một thủ thuật sơn vỏ mang tên Hyperglaze để gia tăng cảm giác nhìn/ cầm bóng mịn của chiếc điện thoại này. Dĩ nhiên, khi xét ở thời điểm hiện tại, lớp vỏ nhựa cùng lối thiết kế của Galaxy S III đã không còn phù hợp.
Chủ đề về thiên nhiên của Galaxy S III tiếp tục được nhấn mạnh trong giao diện TouchWiz, được thiết kế dựa trên lõi hệ điều hành Android 4.0 Ice Cream Sandwich với rất nhiều hiệu ứng lẫn ảnh động được thêm vào. Hình nền mặc định của máy được bổ sung hiệu ứng gợn nước mỗi khi người dùng chạm vào màn hình có thể nói là những đặc điểm nhận dạng dễ nhất để phân biệt giao diện của điện thoại Samsung với bất kỳ một nhà sản xuất nào khác cùng thời điểm.
Sự kết hợp khá hài hòa giữa thiết kế bên ngoài và giao diện phần mềm bên trong của Galaxy S III đã cho thấy một nỗ lực đáng khen ngợi của Samsung trong việc thoát hoàn toàn khỏi định kiến "sao chép Apple" mà họ đã phải hứng chịu trong suốt thời gian trước đó.
Điện thoại Android đi trước thời đại
Apple ra mắt Siri trên iPhone 4S vào năm 2011 và là trợ lý ảo dựa trên AI đầu tiên được trình làng trên điện thoại. Với Galaxy S III ra mắt sau đó nửa năm, Samsung đã trình làng S-voice, trợ lý ảo riêng của công ty Hàn Quốc. Dù sau nhiều năm, trợ lý ảo của Samsung (đã đổi tên thành Bixby) vẫn không thể cạnh tranh được với Siri, nhưng thành tựu của S-voice là đáng ghi nhận khi mở ra cuộc cạnh tranh mới, mà sau đó cả Google, Microsoft lẫn Amazon đều gia nhập: cuộc chơi của trợ lý ảo dựa trên AI nhằm phục vụ sâu hơn nhu cầu của người dùng hàng ngày.
Không chỉ riêng trợ lý ảo, trên Galaxy S III, Samsung đã giới thiệu khá nhiều tính năng điều hướng thông minh, như Smart Stay - giúp điện thoại luôn bật màn hình mỗi khi người dùng nhìn vào mà không phải thao tác, và đến bản cập nhật phần mềm vào năm tiếp theo, công ty tiếp tục giới thiệu tính năng Air Gestures cho phép người dùng sử dụng cử chỉ để cuộn trang mà không phải chạm vào màn hình. Tất cả các thao tác này đều dựa vào camera phía trước cùng một số phần cứng chuyên dụng. Điều thú vị là hiện nay, các tính năng này đến bây giờ mới bắt đầu nở rộ trên toàn bộ thế giới Android, như Google Pixel 4 hay Huawei mate 30 pro là những ví dụ điển hình.
Để có được các tính năng thông minh mạnh mẽ trên, sức mạnh phần cứng của Galaxy S III đã được Samsung chăm chút rất nhiều. Đây là chiếc Galaxy S đầu tiên sử dụng vi xử lý lõi tứ Exynos 4 Quad, gấp đôi số nhân trên người tiền nhiệm Galaxy S II, cùng chip đồ họa Mali-400 MP4 giúp hiệu năng tăng lên 60%. Samsung từng quảng cáo chiếc Galaxy S III như một sản phẩm di động mạnh nhất thế giới, dù rằng sau đó công ty cũng bị vướng vào một số lùm xùm về việc cố tình can thiệp vào các phép đo bench mark để gian lận điểm.
Galaxy S III cũng là điện thoại đầu tiên của công ty Hàn Quốc sử dụng màn hình Super AMOLED HD với ma trận điểm ảnh Pentile (thay đổi từ cấu trúc GRB trên Galaxy S II). Cấu trúc điểm ảnh này đã bị chỉ trích khiến cho hình ảnh bị rỗ hơn, nhưng độ phân giải cao đã bù lại nhược điểm trên. Màn hình lớn 4,8 inch cùng chipset mạnh mẽ đã tạo tiền đề cho các thao tác đa nhiệm chia đôi màn hình với bản cập nhật Android 4.1 Jelly Bean vào thời gian tiếp theo.
Galaxy S III được trang bị camera chính 8MP cùng khả năng quay video 1080p cho chất lượng ảnh cải tiến đáng kể so với những người tiền nhiệm. Sau Galaxy S III, công ty Hàn Quốc tiếp tục cải tiến mạnh mẽ camera của điện thoại và dần trở thành một thế lực đứng đầu thế giới di động về nhiếp ảnh như hiện nay.
Flagship Android duy nhất từng đánh bại iPhone
Rõ ràng, Galaxy S III là một điện thoại thông minh thành công của Samsung, nếu không muốn nói rằng đây chính là chiếc flagship Android thành công nhất trong lịch sử di động. Đối với nhiều người, Galaxy S III còn hơn một bản cập nhật hoàn chỉnh từ Galaxy S II khi công ty Hàn Quốc lần đầu tiên mang đến một thứ thực sự khác biệt, mới lạ đã tạo tiền đề sau đó về một chất riêng của Samsung thay vì vết dớp "sao chép" đeo bám lấy công ty nhiều năm trước đó.
Điều thú vị là, đến cả Samsung cũng không thể lường được sự phổ biến của Galaxy S III lại lớn đến như vậy. Trong những ngày đầu tiên bán ra, công ty đã không thể cung cấp đủ số lượng máy cho các đơn vị phân phối, dẫn đến tình trạng thiếu hụt và trở thành món hời cho các mối đầu cơ chuyên mua đi bán lại sản phẩm (một điều không hiếm thấy với iPhone khi mới bắt đầu bán ra), với mức chênh lệch ít nhất 20% giá trị gốc của sản phẩm. Cho đến bây giờ, đây vẫn là chiếc điện thoại Android duy nhất có thể tạo ra sự lan tỏa mạnh mẽ y hệt những chiếc iPhone mới nhất.
Thành công mạnh mẽ về doanh số của Galaxy S III đã chứng minh cho quyết định của Samsung là đúng đắn. Được ra mắt đầu tiên vào tháng 5 năm 2012, công ty Hàn Quốc đã thu được tới 9 triệu đơn đặt hàng trước sản phẩm từ 100 nhà mạng trên toàn thế giới, trước khi được phát hành chính thức một tháng sau đó. Trong 100 ngày đầu tiên, Samsung đã bán được 20 triệu chiếc Galaxy S III, và nâng lên 30 triệu máy vào tháng 11 cùng năm.
Sau khi kết thúc vòng đời sản phẩm, Galaxy S III đã bán được 70 triệu máy. So sánh trực tiếp với hai mẫu điện thoại Apple cùng thời là iPhone 4S và iPhone 5, thì Galaxy S III thậm chí còn từng đánh bại iPhone 4S trên chính sân nhà Mỹ, và so kè sòng phẳn với iPhone 5, vốn được ra mắt sau đó 3 tháng. Apple chỉ có thể vượt qua Galaxy S III kể từ tháng 2 năm 2013, tức gần nửa năm sau khi iPhone 5 ra mắt mà thôi.
NVTveron
Shopee cho biết đã bán ra 80 triệu sản phẩm bán ra tại sự kiện mua sắm Shopee 12.12 Sale Sinh Nhật với hơn 80 triệu lượt người dùng truy cập vào ứng dung mua bán trên điện thoại này trong vòng 24 giờ.
Ngày 12/12/2019, Nam A Bank chính thức ra mắt không gian giao dịch số tích hợp hệ sinh thái công nghệ mới ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng, đặc biệt là Robot OPBA trò chuyện, hướng dẫn khách hàng và chi nhánh số VTM OPBA.
Nhiều giải pháp đám mây hướng tới khách hàng doanh nghiệp được VNG Cloud chia sẻ tại sự kiện VNG CLOUD TECH DAY 2019 vừa qua.
Samsung Heavy Industries (SHI) và SK Telecom (SKT) đã thử nghiệm thành công nghệ điều hướng tàu tự lái dựa trên 5G, có thể dẫn đường các tàu tự di chuyển đến các điểm cố định.
Gửi bình luận