Bùng nổ ca sĩ liveshow trực tuyến “chữa cháy” mùa dịch

Khi mọi hoạt động giải trí bị ngưng trệ trong mùa dịch Covid-19, thay vì phải ở nhà chịu cảnh “ế show” thì hầu hết các nghệ sĩ đã chuyển sang mở liveshow trực tuyến phục vụ các khán giả.

Phổ biến trên thế giới từ lâu và bùng phát mạnh trong đại dịch

Liveshow trực tuyến không hề mới, chẳng hạn festival âm nhạc lớn nhất nhì hành tinh Coachella đã có vô số màn biểu diễn phát sóng trên Youtube từ năm 2011. Tuy nhiên nhóm nhạc Hardcore Code Orange tại Pittsburg mới là một trong các nghệ sĩ đầu tiên trên thế giới phát trực tuyến tiết mục của mình giữa thời điểm social distancing – tiết chế giao tiếp bằng cách tự cách ly, nhằm giảm sức ép lên ngành y tế đang chống dịch.

Giải trí online “bùng nổ” mùa Covid-19: “Cái khó ló cái khôn” 

Nam ca sĩ Dan Mangan đến từ Vancouver – Canada trước đó đã trình diễn tại Danforth, Toronto, và nhận khoản tiền đóng góp trực tiếp từ khán giả trực tuyến. Rapper Yungblud cũng cho stream talkshow và biểu diễn của anh, cùng phần hỏi đáp với fan hâm mộ; Dropkick Murphys, nhóm Celtic punk, cũng trình diễn tại Boston nhân lễ thánh Patrick vừa qua trước 0 khán giả.   

Thậm chí anh chàng nam ca sĩ đã rục rịch ra một trang web riêng biệt dành cho các buổi diễn online trên nhiều nền tảng khác nhau, trong khi số khác chuyển sang các mạng xã hội như TikTok, Facebook và Instagram để tương tác với người hâm mộ.

Giải trí online “bùng nổ” mùa Covid-19: “Cái khó ló cái khôn” 

D-Nice 

Tại Mỹ, D-Nice bất ngờ nổi lên từ một đêm tổ chức liveshow EDM trực tuyến tại nhà ở khu Bronx, New York. Và chính đêm biểu diễn đó đã thay đổi cả cuộc đời anh. Mọi thứ bắt đầu trở nên “điên rồ” khi loạt người nổi tiếng hàng đầu nước Mỹ đã “ghé thăm” buổi livestream này, khiến cho buổi chơi nhạc của DJ trở thành sự kiện âm nhạc hot nhất của nước Mỹ trong những ngày vừa qua.

Bên cạnh đó, chuỗi livestream miễn phí, hưởng ứng phong trào #TogetherAtHome, đã quy tụ sự tham dự của đông đảo ngôi sao Hollywood. Chris Martin (trưởng nhóm Coldplay) vừa đàn piano vừa hát chuẩn “soái ca”, John Legend đã rủ cả bà xã yêu của anh tham gia livestream, P!nk cover nhạc Adele đầy sâu lắng, Shawn Mendes và Camila Cabello tiếp tục đóng trong vai “cặp đôi gà bông” trên sóng livestream trong lúc hát hò các bản hit của nhau,… họ cùng nhau hát hò, tâm sự và làm đủ mọi cách để khiến cho các khán giả cảm thấy giải trí. Những buổi livestream này đã thu hút lượng khán giả theo dõi rất lớn, từ vài nghìn đến vài chục nghìn là bình thường.

Mạng xã hội hiện nay đang thay thế các rào cản về dịch chuyển, biên giới, và cả tâm lý xoay quanh đại dịch covid-19. Nhiều nghệ sĩ cũng sẽ nhanh chóng thích nghi với những thay đổi lớn.

Việt Nam nhanh chóng vào cuộc nắm bắt thời cơ “có 1 không 2”

Có thể thấy rằng, Covid-19 là thời cơ thuận lợi nhất để các nghệ sĩ Việt Nam phát triển dịch vụ liveshow hay còn gọi là livestream ca nhạc trực tuyến. Bởi từ khi đại dịch diễn ra, tất cả các hoạt động đều bị ngưng trệ, sản phẩm âm nhạc đã bị dời lịch phát hành vô thời hạn, rất nhiều các dự án nghệ thuật cũng đều bị hoãn thậm chí huỷ, số lượng show diễn bị huỷ nhiều không kể hết, các sự kiện hội tụ đông người cũng không thể diễn ra.

Sau vài tuần loay hoay, cuối cùng các nghệ sĩ cũng đã “cái khó ló cái khôn” khi nhận ra bước đi thành công để “cứu cánh” cho mùa Covid “ế show” này. Giống hệt các nghệ sĩ thế giới: các sao Việt đã sử dụng tính năng livestream của các mạng xã hội như một kênh để giao lưu với người hâm mộ.

Tuấn Hưng là nam ca sĩ kiếm tiền thành công từ liveshow trực tuyến nhất khi anh đã thu hút rất đông khán giả trực tuyến, khi chi phí để có thể xem được Liveshow của Tuấn Hưng rơi vào 250.000 đồng/người. Tuy nhiên, con số chính xác vẫn chưa được nam ca sĩ “Tìm lại bầu trời” tiết lộ, và nam ca sĩ đã quyết định sử dụng lợi nhuận từ show diễn của mình để gây quỹ chống dịch.

Giải trí online “bùng nổ” mùa Covid-19: “Cái khó ló cái khôn” 

Quang Hà – Tuấn Hưng hết mình trong đêm nhạc trực tuyến 

Được biết, liveshow của nam ca sĩ Tuấn Hưng được đầu tư rất kỹ, dưới dạng mini show và được tổ chức trong một phòng trà. Mặc dù không có bất kỳ khán giả nào nhưng từ band nhạc cho đến các thiết bị âm thanh, cũng được nam ca sĩ chuẩn bị rất kỹ lưỡng để mang đến cho khán giả một không gian âm nhạc như đang xem trực tiếp.

Giải trí online “bùng nổ” mùa Covid-19: “Cái khó ló cái khôn” 

Nữ ca sĩ Mỹ Linh và ban nhạc Anh Em 

Với nữ ca sĩ Mỹ Linh, cô đã kết hợp với Truyền hình FPT để phát sóng đêm nhạc trực tuyến vào khung giờ vàng. Với chủ đề Song Book, lần đầu tiên tại “phòng khách Music Home” Mỹ Linh biểu diễn và ban nhạc Anh Em trình diễn tại chỗ những ca khúc theo yêu cầu của các khán giả trên màn ảnh nhỏ.

Chưa hết, hàng loạt nghệ sĩ đình đám Việt Nam đã quy tụ lại trong chuỗi Radio Live Concert với thông điệp “Tôi ở nhà bạn cũng thế”. Tại đây, các ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân, Bảo Anh, Vũ Cát Tường, Amee… nhờ đó đã có dịp đến gần hơn với người hâm mộ qua hàng chục ca khúc cùng phần giao lưu hỏi đáp. Các chương trình trò chuyện Hành trình hậu tuổi thơ (nơi chia sẻ những kỷ niệm đáng nhớ của tuổi thơ và chuyên đề về sách) cũng vừa được chuyển sang hình thức trực tuyến.

Nữ ca sĩ Đông Nhi vừa có đêm giao lưu và hát cùng với các khán giả qua hình thức trực tiếp trên mạng xã hội chủ đề “Ở nhà có sao” vào hôm 28.3, ê kíp của cô sẽ tiếp tục triển khai đêm nhạc mới vào cuối tháng 4 sắp tới.

Vào ngày 1/4 vừa rồi, để tưởng nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhân ngày giỗ của ông, nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn và con gái An Trần đã cùng nhau biểu diễn saxophone với các sáng tác của cố nhạc sĩ qua hình thức livestream trực tuyến trên trang cá nhân. “Ước muốn của tôi là cùng con gái gặp gỡ mọi người và thể hiện các bài hát của Trịnh. Còn tôi chỉ phụ họa cho con. Lẽ ra tôi muốn mời một vài nghệ sĩ cùng tham gia nhưng tình hình đại dịch này thì không nên”, nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn nói.

Quyết giữ lửa đam mê dù doanh thu từ trực tuyến thấp

Theo nhiều nghệ sĩ chia sẻ, thu nhập từ Youtube không mấy khả quan. NSƯT Kim Tiểu Long tiết lộ trước báo chí: “Tiền thu về của một buổi diễn trực tuyến chỉ bằng 1/5, thậm chí còn bằng 1/10 so với biểu diễn trực tiếp. Thế nhưng, nhiều nghệ sĩ chúng tôi đã lựa chọn vì lòng yêu nghề, vì muốn sống với nghề và không xa rời khán giả trong thời điểm này. Quan trọng là vẫn giữ được lòng đam mê để được sống với nghệ thuật, đem lời ca tiếng hát của mình động viên mọi người vững lòng tin đẩy lùi bệnh dịch”.

Theo nhạc sĩ Huy Tuấn, trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện đang lan rộng đã làm gián đoạn cuộc sống thì những người tổ chức chương trình muốn có một đêm nhạc hoàn toàn chiều lòng khán giả, mang đến những trải nghiệm mới mẻ, gần gũi.

Song song với các liveshow ca nhạc, các loại hình nghệ thuật truyền thống như kịch nói, cải lương cũng được các nghệ sĩ chuyển thể sang web-drama phục vụ khán giả.

Giải trí online “bùng nổ” mùa Covid-19: “Cái khó ló cái khôn” 

Bộ phim web-drama Phượng Khấu do Hồng Vân thủ vai

Lần đầu tiên, các khán giả được tiếp xúc với cải lương qua hình thức web- drama (thể loại phát sóng trên web). Hàng loạt các web- drama cải lương được ra đời đến từ rất nhiều nghệ sĩ có tên tuổi như Kim Tiểu Long, Kim Tử Long, Bình Tinh, Hoàng Hải, Cao Mỹ Châu, Thoại Mỹ, Ngọc Huyền, Tấn Beo… Nhờ đó mà khán giả có thể được xem cải lương tại nhà và thấy được những khác lạ của cải lương kiểu web-drama. Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến cho rằng web-drama của các nghệ sĩ cải lương vẫn chưa “thoát” được bóng dáng video cải lương trước đây, cần có sự chuyển mình hơn nữa nhưng cũng đây là nỗ lực vượt qua mùa dịch của nghệ sĩ sân khấu.

Rõ ràng, cảm giác được xem trực tiếp các nghệ sĩ, thần tượng mình yêu thích của mình cùng đông đảo khán giả vẫn “đã” hơn rất nhiều so với thưởng thức qua internet. Nhưng ở thời điểm hiện tại, các nghệ sĩ không còn lựa chọn nào khác, buộc phải chuyển hướng hoạt động, hoạch định lại các kế hoạch, và tìm ra cách thức để “giảm đau kinh tế” cho thị trường giải trí đang đóng băng như hiện nay. Khán giả giờ đây cũng đã có một cách thức giải trí hoàn toàn mới trên màn hình nhỏ của mình. 

Thử nghiệm xét nghiệm Covid-19 bằng giọng nói

Trước việc nhiều bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 đang cạn kiệt khi ngày càng nhiều người mắc bệnh, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Carnegie Mellon đã phát triển một cách rẻ hơn, dễ tiếp cận hơn để phát hiện các dấu hiệu bệnh: phát hiện giọng nói.

Cỗ máy đọc sách sử dụng AI biến tiểu thuyết thành thơ

Một cỗ máy đọc sách đã được hai giảng viên Đại học RMIT nghiên cứu phát triển sử dụng thị giác máy tính và nhận dạng ký tự quang học để đọc sách và làm thơ độc, lạ không giống ai.

Những bộ phim sẽ phát trên Netflix trong tháng 4/2020

Trong những ngày tháng Tư, nếu phải ở nhà mà không được ra ngoài thì mọi người có thể truy cập vào Netflix để thưởng thức những bộ phim vô cùng hấp dẫn sắp lên sóng.

10 bộ phim dịch bệnh hay nhất không nên bỏ qua

Bên cạnh những bộ phim đã giới thiệu trong bài Những bộ phim về dịch bệnh hay nhất mọi thời đại (link cuối bài), chúng tôi tiếp tục đề xuất thêm cho độc giả 10 bộ phim hay khác về dịch bệnh, trong đó có phim Contagion khá giống với những gì Covid-19 đang hoành hành.

Bia Việt ủng hộ 10 tỷ đồng hỗ trợ công tác phòng chống dịch

Hôm nay 2/4, cùng với việc ra mắt nhãn hiệu mới Bia Việt, công ty HEINEKEN Việt Nam đồng thời công bố vì không tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm, do đó sẽ dùng ngân sách này để đóng góp 10 tỷ đồng hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch Covid-19.

Các nước triển khai mạnh tay giám sát người cách ly bằng công nghệ

Việc cách ly xã hội đang là phương án phổ biến tại các quốc gia trên thế giới nhằm ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch Covid-19, và để giám sát người cách ly tốt hơn, nhiều quốc gia đã áp dụng công nghệ theo dõi của riêng mình.

Những bộ phim về dịch bệnh hay nhất mọi thời đại

Virus SARS-CoV-2 đang lây nhiễm rất nhanh khiến hàng chục ngàn người tử vong là minh chứng thực tế cho những gì mà một đại dịch gây ra cho nhân loại. Ngành điện ảnh thế giới đã từng thực hiện rất nhiều bộ phim hay về dịch bệnh mà bạn có thể xem lại ngay lúc này, giá trị thời sự như vẫn còn nguyên vẹn.

Từ nhà hát đến hội chợ sách đã được dời lên “mạng”

Các hoạt động truyền thống từ họp hành, học tập, nhà hát, hội chợ… đang dần chuyển sang hình thức trực tuyến để phù hợp với tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

TikTok khởi động chiến dịch “Ở Nhà Vẫn Vui”

TikTok và Bộ Y Tế phối hợp cùng Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Truyền Thông Số Việt Nam, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) và IGV Group chính thức khởi động chiến dịch “Ở Nhà Vẫn Vui” (#onhavanvui) kêu gọi người dùng ở nhà để cùng chung tay phòng chống dịch bệnh.

Niềm thương khi lá rơi về

Gấp sách lại rồi, tôi vẫn không hiểu tại sao mình đã đọc hết 400 trang về những chuyện lằng nhằng của 3 đứa nhỏ 14, 16, 17 tuổi ấy. Những câu chuyện sinh ra từ sai lầm tuổi trẻ của thế hệ trước kéo đến các sai lầm của thế hệ sau. 400 trang sách, đủ mọi mệt mỏi của những chuyện của bọn chưa thành người lớn, tôi đã đọc từng chữ một, mà không hiểu vì sao.