Những đế chế siêu ứng dụng trỗi dậy

Các “super app” – Siêu ứng dụng hay ứng dụng All-in-one đang thay đổi khả năng và phương thức giao tiếp của con người với nhau, con người với xã hội. Bằng siêu ứng dụng, chỉ một chạm tay, người ta mua sắm, đọc sách, chơi game, giao nhận đồ ăn và chi trả trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, ai là “siêu ứng dụng” và các siêu ứng dụng đang định hình lại thế giới ra sao?

Siêu ứng dụng là gì?

Về cơ bản, siêu ứng dụng hay ứng dụng All-in-one (tất cả trong một) là một ứng dụng chứa nhiều các ứng dụng khác. Siêu ứng dụng được tô chức như một “hệ điều hành” mà các ứng dụng con được cài đặt và hoạt động trong đó. Siêu ứng dụng có thể tích hợp nhiều tính năng từ thương mại, chơi game đến thanh toán và các tính năng tương tác như một mạng xã hội hoàn chỉnh.

Trên thế giới, các siêu ứng dụng nổi tiếng có thể kể đến WeChat, Uber, Line… Tại Việt Nam, các siêu ứng dụng phổ biến được biết tới là Grab, Zalo, Momo, Foody…

Từ thế giới đến Việt Nam

Ở thời điểm ban đầu, tư duy làm ứng điện thoại thường là việc tìm kiếm một nhu cầu thị trường, xây dựng tính năng có khả năng đáp ứng nhu cầu đó. Mỗi một ứng dụng gần như là một tính năng duy nhất. Ý  tưởng về việc tích hợp rất nhiều tính năng chính và một ứng dụng duy nhất không đến từ thung lũng Silicon mà là Trung Quốc. Người Trung Quốc dường như đã định nghĩa lại khái niệm “Mobile first” trong thiết kế, họ không đặt câu hỏi làm thế nào để những nội dung có thể hiển thị được trên giao diện điện thoại, mà thay vào đó là câu hỏi một chiếc điện thoại có thể giải quyết những gì trong cuộc sống – hay tất cả những gì một chiếc điện thoại có thể làm được. Những tính năng như tin nhắn giọng nói, kết bạn bạn bằng việc lắc điện thoại trên WeChat là minh chứng cho lối tư duy thiết kế sáng tạo đó.

Wechat là một ví dụ điển hình cho siêu ứng dụng trên thế giới. Thực tế, nó là siêu ứng dụng tiên phong và thành công hàng đầu thế giới. WeChat được ra mắt năm 2011 với diện mạo ban đầu là ứng dụng nhắn tin, nhưng đến hiện tại, Wechat đã trở thành ứng dụng đa chức năng từ liên lạc đến mua hàng, di chuyển, thanh toán, đặt vé, giao đồ ăn… Tính đến quý I năm 2018, Wechat đã có trong tay 1 tỷ người dùng thường xuyên hàng tháng. Tờ Forbes miêu tả trong một bài viết: “Người dùng có thể mua sắm, gọi xe, đặt một khách sạn ngay tại đó, trong lúc  trò chuyện với bạn bè trên Wechat”. Trong khi đó, tờ The Economist xem WeChat là “một ứng dụng thống trị tất cả” và là ngôi nhà mặc định của người Trung Quốc trên smartphone.

Các siêu ứng dụng đi sau WeChat tại phương Tây và Mỹ có thể kể đến Facebook, Airbnb, Uber… Thanh menu trên Facebook ngày nay hiển thị đầy đủ các tính năng từ xem video, hẹn hò, tìm kiếm việc làm, chơi game, xem thời tiết đến di chuyển và đặt đồ ăn. Ra mắt tính năng “Trips” từ năm 2016, Airbnb không chỉ cung cấp dịch vụ đặt phòng mà còn đặt chỗ nhà hàng, đặt vé máy bay và rất nhiều dịch vụ khác.

Tại Đông Nam Á, Go-Jek là siêu ứng dụng có thành công nổi bật. Go-Jek cung ứng gần 20 dịch vụ khác nhau tại Indonesia gồm 3 mảng: Go-Jek (di chuyển, giao nhận), Go-Life (dịch vụ đời sống) và Go-Pay (thanh toán).Theo đó, không chỉ gọi xe, gọi thức ăn, đặt giao hàng, người Indonesia còn gọi nhờ đi chợ giúp, gọi lau dọn nhà, gọi thợ sửa xe, gọi nhân viên massage…cũng trên ứng dụng này.

Với khả năng phục vụ nhiều nhu cầu và hình thức thanh toán đơn giản, các siêu ứng dụng sẽ ngày càng tác động mạnh đến kinh tế và đời sống con người, nhất là ở khu vực châu Á

Tại Việt Nam, Zalo có thể kể tới là ứng dụng “gà nhà” đầu tiên phát triển rõ ràng theo hướng siêu ứng dụng. Xuất phát điểm là một ứng dụng nhắn tin như WeChat, ứng dụng Zalo hoạt động như một mạng xã hội có đầy tủ tính năng từ đăng tin tức, cập nhập newfeeds, xem thông tin du lịch, mua sắm, bán hàng, đặt đồ ăn, thanh toán…đến cả chính quyền thông minh (eGovernment)

Những siêu ứng dụng khác đang hoạt động mạnh mẽ ở Việt Nam có thể kể đến Grab, Traveloka, Momo, Lozi hay Foody. Grab thậm chí có ý định xin giấy phép thành lập ngân hàng kỹ thuật số, còn Momo ngày càng tích hợp nhiều tính năng hơn, trong đó có cả chơi game, đo lường tập thể dục…Tất cả đều đang trong một cuộc “chạy đua vũ trang” để trở thành siêu ứng dụng phục vụ những nhu cầu đa dạng của người dùng trong nước.

Tại sao phải lớn hơn, nhiều hơn?

Lý do để các ứng dụng trở thành siêu ứng dụng có thể tóm gọn trong 3 lý do: tạo ra lợi nhuận, tối ưu hóa hoạt động và loại bỏ các đối thủ cạnh tranh.

Thực tế, các ứng dụng điện thoại không dễ dàng kiếm tiền nếu chỉ có một dịch vụ đơn lẻ. Thay vào đó, lượng dữ liệu khổng lồ, chi tiết về hành vi người dùng mới là “mỏ vàng” để các ứng dụng khai thác sau này. Bình luận về các siêu ứng dụng ở Đông Nam Á, Giáo sư Nitin Pangarkar của Trường Kinh doanh NUS (Singapore) nhận định: “Rất khó để kiếm được lợi nhuận tốt từ mảng gọi xe, nhưng nó tạo ra các giao dịch tần suất cao. Trong khi đó, giao đồ ăn có triển vọng tốt về lợi nhuận và sự kết hợp cả hai tạo tiền đề tốt cho dịch vụ thanh toán”.

Lý do thứ hai là việc tối ưu hóa hoạt động, việc có sẵn tệp khách hàng, kinh nghiệm phát triển sản phẩm, quản trị nhân sự và tăng trưởng khiến cho các ứng dụng không có lý do gì để dừng lại ở một tính năng duy nhất. Các ứng dụng gọi xe dễ dàng mở rộng sang giao đồ ăn và thanh toán, ứng dụng đặt vé máy bay có thể mở rộng sang các dịch vụ du lịch, đặt phòng khách sạn.

Lý do thứ ba để ứng dụng trở thành siêu ứng dụng là loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Các công ty lớn như Facebook tích cực mua lại các Startup nhỏ hơn có khả năng “đe dọa” đến mình như Instagram, Whatapps… và không ngại tham khảo mô hình siêu ứng dụng như WeChat. Việc tự phát triển các tính năng như kết nối hẹn hò, tìm việc làm, bán hàng… là cách để Facebook tiếp tục mở rộng hơn nữa.

Tương lai của những “đế chế” mới

Những siêu ứng dụng dần hình thành và trở thành một “đế chế” trên nền tảng online. Cuộc chơi đã thay đổi, khi những nhà phát triển đơn lẻ không còn dễ dàng trở thành “hiện tượng” trong một đại dương xanh như thời điện thoại thông minh còn mới mẻ. Tương lai của thị trường ứng dụng di động sẽ là các cuộc “chinh phạt” không ngưng nghỉ của các siêu ứng dụng đến các “quốc gia” nhỏ hơn – các ứng dụng đơn lẻ, cùng với đó là cuộc cạnh tranh khốc liệt, “đốt tiền” để chiếm thế độc tôn trên thị trường của các siêu ứng dụng.

Về lâu dài, sự độc quyền thường không mang lại lợi ích cho phần đông khách hàng. Nhưng cuộc chiến giữa các siêu ứng dụng mới chỉ bắt đầu mà chưa có kết thúc. Khách hàng vẫn được hưởng lợi bởi những chiến dịch khuyến mãi và giành giật thị phần giữa các ứng dụng lớn.Nhà sáng lập Tencent là Pony Ma nói vào năm 2018 rằng hơn 1 triệu ứng dụng mini đã được tạo ra trên WeChat kể từ năm 2017. Alipay thì tự cho ra mắt nền tảng ứng dụng mini vào năm ngoái, thu hút hơn 100.000 ứng dụng trong những tháng đầu tiên, khoảng 850 ngày.

Các siêu ứng dụng như WeChat đang phát triển để trở thành một nền tảng mà các nhà phát triển độc lập và các công ty nhỏ hơn có thể xây dựng một ứng dụng trên chính WeChat với giá rẻ nhưng lại nhanh và thuận tiện hơn.Việc đối đầu với các gã khổng lồ thường không phải là lựa chọn khôn ngoan của các công ty nhỏ. Tuy nhiên, xu hướng phát triển của siêu ứng dụng cũng sẽ tạo ra những cơ hội mới, giàu tiềm năng cho những đơn vị nhỏ, phát triển linh hoạt với thị trường.

MINH ANH

NHỮNG THÔNG TIN NỔI BẬT VỀ “SIÊU ỨNG DỤNG” 2019

  • Mark Zuckerberg, giám đốc điều hành của Facebook, có kế hoạch tích hợp các dịch vụ nhắn tin trên mạng xã hội – WhatsApp, Instagram và Facebook. Bằng cách kết hợp các cơ sở hạ tầng ứng dụng với nhau, Zuckerberg hy vọng sẽ tăng tiện ích Facebook và giữ cho người dùng dành nhiều thời gian hơn trong hệ sinh thái của Facebook.
  • Alipay cũng đã phát triển từ một ứng dụng thanh toán để lưu trữ hơn 200.000 chương trình nhỏ, bao gồm các chương trình cho phép người dùng quản lý chăm sóc sức khỏe, đầu tư, hóa đơn, thanh toán xe hơi và bảo hiểm của họ. Hiện tại, Alipay có hơn một tỷ người dùng, 70% trong số họ sử dụng ít nhất ba dịch vụ tài chính trong ứng dụng.
  • Grab được quỹ SoftBank Vision Fund “rót” thêm 1,46 tỷ USD để tiếp tục phát triển chiến lược siêu ứng dụng tại Đông Nam Á. Grab cũng lên kế hoạch mở rộng các lĩnh vực kinh doanh hiện tại như dịch vụ tài chính, giao nhận thức ăn, giao nhận hàng hóa, nội dung số và thanh toán kỹ thuật số; đồng thời công bố thêm nhiều dịch vụ mới.
  • Ứng dụng gọi điện Truecaller của Ấn Độ bổ sung tính năng cho vay tiền. Trước đó, Truecaller có các tính năng như nhắn tin, ghi âm cuộc gọi và thanh toán trên di động. Truecaller có 100/140 triệu người dùng sống ở Ấn Độ.
iPhone có nguy cơ khan hiếm vì… virus corona

Các đối tác sản xuất của Apple tại Trung Quốc đang lao đao vì dịch bệnh do virus corona gây ra.

Đầu năm Viettel công bố bản đồ, chất lượng vùng phủ sóng 4G để người dùng dễ kiểm tra

Thông tin từ Viettel cho biết kể từ ngày 22/1/2020, Viettel chính thức công bố bản đồ vùng phủ sóng của mạng di động 4G trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Google buộc phải thay đổi Chrome vì sự cạnh tranh từ Microsoft Edge Chromium

Sự nặng nề và ngốn tài nguyên của Chrome đang khiến nhiều người “tháo chạy” sang trình duyệt mới Edge Chromium của Microsoft, và Google buộc phải hành động để “giữ khách”.

Huawei sắp phá giá thị trường smartphone 5G bằng sản phẩm chỉ hơn 3 triệu

Huawei đang lên kế hoạch ra mắt smartphone chạy 5G vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau với mức giá chỉ hơn 1.000 nhân dân tệ (khoảng 3,3 triệu đồng).

Một tổ chức bị rò rỉ dữ liệu trong suốt 2 năm do nhân viên để lộ mật khẩu

Nhóm ứng phó sự cố của Kaspersky vừa cho biết, tài khoản của một quản trị viên đã bị xâm phạm do sơ suất không thay đổi mật khẩu, tạo điều kiện cho tin tặc xâm nhập hệ thống và một số máy trạm, thiết lập cửa hậu và thu thập dữ liệu của hệ thống lớn trong suốt hai năm qua.

Phải đến năm 2021 thì iPhone mới bỏ cổng Lighting?

Trái với dự đoán của nhiều người, nhiều khả năng iPhone mới ra mắt năm nay vẫn giữ cổng kết nối Lightning chứ chưa thể “lên đời” USB-C.

Sôi động dịch vụ giúp việc nhà những ngày cận Tết, xuyên Tết

Ghi nhận từ các công ty cung cấp ứng dụng giúp việc nhà theo giờ, Tết năm nay nhu cầu sử dụng dịch vụ đều tăng cao so với các năm trước, kể cả đột biến trong một số thời điểm so với nguồn cung người giúp việc sẵn có.

Cơ hội rất nhiều cho Việt Nam trong phát triển kinh tế biển

Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Trà Vinh diễn ra ngày 15/1/2020, nhóm chuyên gia của ông Nguyễn Tuấn Hoa đã có bài trình bày về cơ hội của Việt Nam nói chung, các địa phương nói riêng trong việc tận dụng phát triển kinh tế biển. Bí thư Thành ủy TP.HCM, ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết sẽ nhận thức lại về kinh tế biển và cùng ngồi lại với các tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế biển ở Đông và Tây Nam Bộ để cùng bàn về vấn đề quan trọng này.

Google thay đổi giao diện tìm kiếm theo hướng an toàn nhưng rối mắt hơn

Google đã thêm vào trang tìm kiếm của mình những biểu tượng của các trang web kết quả tìm kiếm, đồng thời đưa đường dẫn lên phía trên tiêu đề.

Trình duyệt Edge Chromium thiếu khả năng đồng bộ giữa các thiết bị – nỗi xấu hổ của Microsoft

Đó là khả năng đồng bộ giữa nhiều thiết bị khác nhau – thiếu tính năng cơ bản này, rất khó để người dùng có thể chọn Edge Chromium làm trình duyệt chính thức.