Nhìn lại Nokia N9 – dấu ấn tương lai từ năm 2011

Công ty Phần Lan đã thực sự từng muốn tạo ra một "chiếc iPhone" cho riêng mình mang tên Nokia N9 với nhiều khác biệt so với mặt bằng chung di động cùng thời điểm. Tuy nhiên, những nỗ lực tạo khác biệt của Nokia đã được dự báo trước về việc sẽ thất bại.

Nhìn lại Nokia N9 - dấu ấn tương lai từ năm 2011 - 111212322
Nokia N9, ảnh: HMD

Điện thoại Symbian của Nokia thường được coi là nạn nhân lớn nhất của liên minh giữa công ty Phần Lan và Microsoft, nhưng sự thật là nền tảng này đã bắt đầu “chết” từ trước đó vài năm. Trước khi bắt tay với Windows Phone, Nokia từng lên lịch dịch chuyển từ Symbian sang Maemo, mà sau đó được đổi tên thành MeeGo, với chiếc N9 là một sản phẩm đỉnh cao nhất thể hiện cho tham vọng đi trước thời đại của Nokia.

MeeGo là hệ điều hành mã nguồn mở dựa trên Linux được hợp tác bởi Nokia và Intel. Hệ điều hành này được kết hợp dựa trên Maemo của Nokia và Moblin của Intel. MeeGo là nền tảng đầu tiên đưa ra tham vọng về một hệ sinh thái hệ điều hành bao phủ cả trên smartphone và laptop, khá giống với những gì mà Apple hay Google đang làm bây giờ. 

Nhìn lại Nokia N9 - dấu ấn tương lai từ năm 2011 -
MeeGo – sự kết hợp giữa Maemo và Moblin, ảnh: Medium

Kể từ khi Apple ra mắt chiếc iPhone đầu tiên, cũng như bao nhà sản xuất khác, Nokia cũng ra mắt khá nhiều điện thoại cảm ứng để đối đầu lại với iPhone, nhưng hầu hết đều thất bại. Duy nhất chỉ có chiếc Nokia 5800 là một sản phẩm “khá khẩm” nhất khi xét về mặt doanh số, và đến khi N9 ra mắt – đây mới được coi là câu trả lời tốt nhất của công ty Phần Lan dành cho Táo khuyết. 

Khi so sánh trực tiếp với các đối thủ cùng thời điểm về thông số kỹ thuật, Nokia N9 đã thể hiện một vài điểm vượt trội: đây là điện thoại Nokia đầu tiên có RAM 1GB, bộ nhớ trong lên tới 64GB, cao gấp đôi so với iPhone 4S (dù sau đó Apple đã cập nhật dung lượng 64GB vào vài tháng tiếp theo), nhưng lợi thế về RAM vẫn còn, bởi chiếc điện thoại của Apple vốn chỉ có 512MB RAM. 

Nokia N9 có màn hình 3,9 inch AMOLED, với thiết kế mặt trước hoàn toàn không có nút bấm. Tất cả chỉ bao gồm một màn hình được vát cong ở cạnh và đặt vào một bộ khung nguyên khối, mang đến cảm giác nhìn vẫn rất hiện đại kể cả ở thời điểm bây giờ. Việc không có nút bấm mặt trước cũng mở ra một chương mới về thiết kế giao diện di động, đó là cách thao tác điều hướng hoàn toàn dựa trên cử chỉ. Và cho đến bây giờ, nhiều năm đã trôi qua, Apple và Google cũng dần học tập theo lối thiết kế giao diện này.

Một số ý kiến cho rằng chiếc Palm Pre ra mắt trước đó đã có giao diện điều hướng dựa trên cử chỉ, nhưng khi xét về sự tổng hòa giữa cả thiết kế bên ngoài (không nút bấm) lẫn phần mềm bên trong (không nút điều hướng ảo), Nokia N9 vẫn là mẫu điện thoại đầu tiên làm được theo cách đồng nhất nhất có thể.

Nhìn lại Nokia N9 - dấu ấn tương lai từ năm 2011 - 1 qhPaJC QGHyNkH8173EhIQ
Giao diện chính của Nokia N9, ảnh: Medium

Cử chỉ điều hướng trên N9 hoạt động rất tự nhiên: một thao tác vuốt là tất cả những gì cần làm, và chính vì thế mà giao diện người dùng của thiết bị cực kỳ đơn giản: bao gồm 3 màn hình chính là màn hình thông báo, màn hình menu và màn hình đa nhiệm, vuốt qua trái phải để chuyển đổi. Cử chỉ điều hướng được tận dụng tối đa ở mép màn hình: vuốt đóng ứng dụng hoặc thu nhỏ ứng dụng, hay từ mép cạnh trên để truy cập nhanh vào thanh trạng thái.

Sự đơn giản nhưng hiệu quả trên giao diện của Nokia N9 còn nằm ở khả năng đa nhiệm. Mỗi ứng dụng khi được thu nhỏ sẽ xuất hiện ngay lập tức ở màn hình đa nhiệm và người dùng có thể vuốt sang, truy cập bất cứ lúc nào, nhưng điều thú vị còn nằm ở việc mỗi tab duyệt web cũng được chia thành một cửa sổ đa nhiệm riêng, tức là nếu một trang web bị crash thì các trang web khác vẫn có thể truy cập bình thường mà không gây đóng ứng dụng web hoàn toàn. Cách làm này đã được Google áp dụng cho trình duyệt Chrome trên Android một vài năm sau đó, nhưng màn hình đa nhiệm của Android quá kém trực quan khiến người dùng phàn nàn rất nhiều, và sau đó Google đã phải hủy bỏ tùy chọn này.

Hệ điều hành MeeGo trên Nokia N9 thực sự là một sản phẩm được đánh giá rất cao về mặt tối ưu hiệu năng. Chiếc điện thoại này chỉ sử dụng phần cứng đã lỗi thời 1 năm so với các đối thủ như CPU đơn nhân ARM Cortex A8 1GHz, nhưng trải nghiệm thực thi trên máy rất mượt mà, kể cả khi so sánh với iOS trên iPhone 4S và (chắc chắn) vượt trội so với Android cùng thời điểm, đều đã chuyển sang sử dụng CPU lõi kép hoặc cao hơn.

Nhìn lại Nokia N9 - dấu ấn tương lai từ năm 2011 - nokia lumina 800 vs n92fq2
Nokia Lumia 800 (trái) và Nokia N9 (phải), ảnh: WoM

Theo một cách nào đó, Nokia N9 dù bị coi là một mẫu điện thoại “chết yểu” từ khi ra mắt, nhưng tầm ảnh hưởng của sản phẩm này lên các thế hệ điện thoại Nokia tiếp theo là rất rõ ràng. Công ty Phần Lan đã sử dụng lại thiết kế của N9 cho các mẫu Lumia chạy Windows Phone đầu tiên của mình. Việc sử dụng vật liệu nhựa Polycarbonat nhám có ưu điểm lớn là không cần phải sơn vỏ, tất cả đều đồng màu từ trong ra ngoài, do đó nếu có bị xước thì cũng rất khó nhận ra,

Không chỉ là thiết kế, một số yếu tố về phần mềm trên Nokia N9 cũng được tiếp tục tái sử dụng. Trong đó đáng kể nhất là camera. Thiết bị có camera chính 8,7MP, cho phép chuyển đổi trực tiếp qua hai chế độ khung hình 4:3 và 16:9, mà sau đó đã được ứng dụng vào Nokia 808 Pureview. 

MeeGo là một nền tảng chết yểu, nhưng cốt lõi phần mềm lập trình của nó đã tạo được tiếng vang lớn, đó là Qt. Đây là một bộ khung cho phép phát triển ứng dụng đa nền tảng, và hứa hẹn là tiền đề để Nokia dễ dàng chuyển đổi toàn bộ ứng dụng (cùng lượng người dùng khổng lồ) cũ của Symbian lên MeeGo một cách nhanh nhất, cũng như tạo ra môi trường lập trình chung cho cả di động và máy tính chạy MeeGo trong tương lai. Nhưng cái bắt tay với Microsoft đã giết chết hướng đi có thể nói là thiên tài này.

Nhìn lại Nokia N9 - dấu ấn tương lai từ năm 2011 - qqq
Mô phỏng Android trên Qt, ảnh: YTBogdan

Và cuối cùng, câu hỏi đặt ra là liệu Nokia N9 có phải là một thất bại về doanh số? Câu trả lời là không hẳn. Công ty Phần Lan trong thời kỳ bắt tay với Microsoft đã giấu nhẹm các báo cáo doanh số của chiếc điện thoại này nhằm chuyển hướng người dùng sang sử dụng Windows Phone với các mẫu Lumia 800 và 710 cùng thời điểm. Nhưng trong khi cả hai mẫu máy trên đều thất bại thì các báo cáo không chính thức lại cho thấy Nokia đã có thể bán được khoảng 2 triệu máy N9 chỉ trong quý 4/2011, và thú vị hơn nữa là  mức doanh số này diễn ra trong hoàn cảnh Nokia cố gắng “bóp chết” N9 bằng cách hạn chế lượng thị trường bán ra chiếc điện thoại này. Các phân tích cùng thời điểm cho thấy nếu công ty Phần Lan “thả nổi” thị trường cho N9, họ hoàn toàn có thể bán được ít nhất 4 triệu máy cho đến hết năm 2011, tức cao hơn doanh số của tất cả nhà sản xuất Windows Phone cùng thời điểm cộng lại.

Nhưng đáng tiếc, N9 không phải là một phần lâu dài trong kế hoạch của CEO Nokia lúc đó, Stephen Elop, người bị coi là “tội đồ”, là “gián điệp” của Microsoft cài vào công ty Phần Lan. Nokia N9 từ vị thế của một sản phẩm đi trước thời đại, đã nhanh chóng bị coi là một sản phẩm “chết yểu”, một ngõ cụt của sự tiến hóa ngay sau khi ra mắt. Đó hoàn toàn không phải là một thiết bị tồi, hay là một sản phẩm không hoàn thiện. N9 đơn giản chỉ là một nạn nhân lớn nhất cho sự chuyển giao của Nokia khi từ bỏ các nền tảng cũ, để chuyển sang bắt tay Microsoft và suy vong sau đó vài năm mà thôi.

NVTveron

OPPO INNO DAY trình diễn loạt thiết bị thông minh hướng đến xu hướng 5G

Ngày 10/12, OPPO tổ chức Triển lãm công nghệ OPPO INNO DAY 2019 tại thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc) với chủ đề Create Beyond Boundaries. Tại sự kiện, OPPO mang đến loạt các thiết bị, bao gồm đồng hồ thông minh, tai nghe thông minh bên cạnh những công nghệ khác trong các lĩnh vực smartphone như sạc nhanh, công nghệ tối ưu hóa hình ảnh và phần mềm, tập trung đến xu hướng 5G.

Cần khung pháp lý hoàn chỉnh để huy động nguồn vốn lớn cho Startup Việt

Thống kê của Bộ Khoa học Công nghệ, đến thời điểm hiện tại , trong năm 2019 các Starup Việt Nam đã huy động được hơn 800 triệu USD vốn cho các dự án khởi nghiệp.

Bắc Kinh tuyên bố xoá sổ công nghệ nước ngoài tại cơ quan nhà nước trong 3 năm tới

Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu thay thế toàn bộ phần mềm và thiết bị máy tính nước ngoài trong các cơ quan công quyền nước này vào năm 2022.

Nếu có người hỏi OTP của bạn, chắc chắn đó là kẻ lừa đảo

Dù có nhiều khuyến cáo từ phía các ngân hàng, nhưng các thủ đoạn lừa đảo ngày một tinh vi, đánh vào tâm lý khách hàng khiến nhiều người vẫn mắc bẫy.

Apple Mac Pro chính thức cho đặt hàng, máy cấu hình cao và đầy đủ nhất tầm 1,1 tỷ đồng

Cùng với Mac Pro, màn hình Pro Display XDR cũng sẽ được cho đặt hàng vào ngày mai 10/12.

Nhiều loại thủ tục sẽ được thực hiện trực tuyến dễ dàng từ 9/12

Theo thông tin từ Văn phòng chính phủ, Cổng dịch vụ công quốc gia (DVCQG) được khai trương vào ngày 9/12 tới đây sẽ cung cấp 9 loại dịch vụ công triển khai trong cả nước.

OPPO công bố lịch ra mắt smartphone chạy chip Qualcomm Snapdragon 865 và 765G

Tại sự kiện Qualcomm Snapdragon Tech Summit, OPPO cho biết hãng sẽ là một trong những công ty đầu tiên ra mắt smartphone flagship 5G sử dụng nền tảng di động Qualcomm Snapdragon 865 trong quý đầu tiên của năm 2020.

Để thoát khỏi việc theo dõi vị trí người dùng trên iPhone 11/Pro, hãy tắt định vị!

Cuối cùng Apple cũng đã làm rõ việc theo dõi vị trí người dùng trên mẫu iPhone 11 và iPhone 11 Pro bị phản ánh trong thời gian qua. Hãng giải thích là do công nghệ băng thông siêu rộng được tích hợp trong các mẫu iPhone mới nhất này.

Người dùng cần cảnh giác khi giao dịch vay tiền trực tuyến

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương vừa đưa ra một số khuyến cáo người dùng cần cảnh giác khi thực hiện các giao dịch vay tiền trực tuyến.

OPPO thực hiện thành công cuộc gọi 5G tích hợp công nghệ DSS đầu tiên thế giới

Ngày 2/12/2019, OPPO công bố thực hiện thành công cuộc gọi DSS (Dynamic Spectrum Sharing) đầu tiên thông qua smartphone đầu tiên trên thế giới với sự hợp tác cùng Ericsson, Qualcomm, Swisscom và Telstra.