Vì sao virus Corona nguy hiểm, ai cũng phải chủ động phòng ngừa?

Đến ngày 6/2, Ủy ban Y tế Trung Quốc ghi nhận thêm 73 trường hợp tử vong, xác nhận có hơn 28.000 ca nhiễm. Đến thời điểm hiện tại có 565 ca nhiễm trên toàn thế giới. Virus nCoV được cho là khá giống với SARS 2003 nhưng nguy hiểm hơn rất nhiều bởi tốc độ nhiễm bệnh nhanh và lây nhiễm cả trong thời gian ủ bệnh.

Virus Corona là thuộc họ RNA, tên là 2019-nCov, người nhiễm bệnh thường có các triệu chứng về hô hấp giống với bệnh cảm cúm thông thường như ho, sốt cao trên 38 độ, khó thở, đau đầu… các trường hợp nghiêm trọng bệnh nhân sẽ bị suy yếu nội tạng. Các nghiên cứu mới cho thấy thời gian ủ bệnh là 5.2 ngà. Đa phần bệnh nhân sẽ tự phục hồi.

Các dữ liệu cho thấy các bệnh nhân có tiền sử các bệnh như tiểu đường, tim mạch, phổi hoặc các bệnh lý ảnh hưởng đến hệ miễn dịch sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn đặc biệt là các bệnh nhân lớn tuổi. Khác với vi khuẩn, các loại thuốc kháng sinh không có tác dụng và hiện vẫn chưa có thuốc điều trị. Virus nCoV có kích thước nhỏ hơn vi khuẩn hàng chục đến hàng trăm lần và khẩu trang không đủ để ngăn cản sự xâm nhập của virus mà chỉ giúp người bệnh hạn chế phát tán virus ra môi trường bên ngoài.

Vì sao virus Corona nguy hiểm, ai cũng phải chủ động phòng ngừa? - corona2

Hình ảnh của virus Corona

Dịch SARS năm 2003 đã có hơn 8400 người nhiễm bệnh và tử vong hơn 800 người tỷ lệ 10%. So với SARS, dịch cúm nCoV có tỷ lệ tử vong hiện tại chỉ 4% và đa phần là người đã có tiền sử bệnh, đặc biệt nhóm người có các bệnh liên quan đến hô hấp như thuốc lá.

So với SARS, virus nCoV có tốc độ lây nhiễm nhanh hơn rất nhiều, bằng chứng là chỉ hơn 1 tháng đã có gần 8000 người nhiễm bệnh trong khi đó SARS mất đến gần 5 tháng. Các nhà khoa học đã ghi nhận các trường hợp virus đột biến và lây nhiễm trược tiếp từ người sang người ngay trong thời gian ủ bệnh gây lo ngại một trận đại dịch lớn chưa từng có nếu không thể kiểm soát tốt virus trong thời điểm hiện tại.

Các bác sĩ ở Trung Quốc đã khẳng định nCoV có thể lây trong giai đoạn ủ bệnh, cùng lúc một bài viết trên tạp chí y khoa New England Journal of Medicine được đăng trong ngày 31/1 cũng có kết luận tương tự. Bài viết cho biết một doanh nhân 33 tuổi người Đức xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau họng, đau cơ ngày 24-1 và sốt hơn 39 độ trong những ngày tiếp theo. Trước đó người này đã tiếp xúc với đối tác nữ đến từ Thượng Hải, cô này ở Đức từ ngày 19 đến 22/1 trong tình trạng khỏe mạnh cho đến khi được ghi nhận dương tính với virus nCoV ngày 26/1. Ngày 26/1 tiếp tục có 3 nhân viên trong công ty tiếp tục phát bệnh trong đó 2 người chưa tiếp xúc với người phụ nữ kia. Rất may là các bệnh nhân đang hồi phục tốt.

Điểm nguy hiểm khác của virus nCoV chính là có đến 29% bệnh nhân tử vong không có triệu chứng sốt mà chỉ ho, khó chịu ở ngực, khó thở. Điều này khiến cho máy tầm nhiệt không thể tìm kiếm được bệnh nhân bị sốt ở sân bay hoặc các điểm công cộng.

Nghiên cứu từ đại học ở Hong Kong,  virus họ Corona như SARS và nCoV  có thể tồn tại 5 ngày ở môi trường nhiệt độ 22-25 độ C, độ ẩm 40-50%, nhiệt độ cao hơn thì khả năng sống sót của virus giảm hẳn.

Dù khả năng tử vong thấp hơn so với SARS nhưng tốc độ lây lan nhanh cùng số ca nhiễm lớn nên nếu không kiểm soát tốt thì số người tử vong khả năng sẽ cao hơn so với đại dịch SARS trước đây.

Hiện tại, cách đối phó tốt nhất với virus Corona là ngăn ngừa bệnh, tránh sự lây lan. Rửa tay bằng xà phòng ít nhất 20s, uống nước đầy đủ, tập thể dục, tránh tiếp xúc với người có nguy cơ nhiễm bệnh. Đeo khẩu trang đúng cách và dùng 1 lần, tháo khẩu trang bằng dây đeo tránh chạm phần che mũi miệng rửa tay ngay sau khi tháo khẩu trang.

iPhone 11 Pro có mức độ bức xạ cao gấp đôi giới hạn cho phép

RF Exposure Labs mới đây đã kết luận rằng bức xạ từ smartphone mới ra mắt của Apple cao hơn gấp đôi giới hạn an toàn do FCC đặt ra. Điều này khiến không ít người dùng cảm thấy lo ngại.

Trung Quốc dùng drone nhắc nhở người dân đeo khẩu trang, giải tán đám đông

Nhằm chống lại sự lây lan của virus corona (2019-nCoV), các quan chức ở một số vùng nông thôn của Trung Quốc đang sử dụng drone để theo dõi công dân của mình.

Đeo hay không đeo khẩu trang trong đại dịch Corona?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không đề cập đến việc đeo khẩu trang như một biện pháp phòng ngừa nhiễm virus corona. Trong khi chính phủ các nước đã kêu gọi người dân luôn đeo khẩu trang và nước sát khuẩn để rửa tay. Vậy khi nào nên đeo khẩu trang và hiệu quả ngăn ngừa dịch bệnh của khẩu trang đến đâu?

Xem robot giúp bác sĩ điều trị bệnh nhân nhiễm virus corona

Đã có 7 trường hợp được xác nhận nhiễm virus corona tại Mỹ (tính đến 21 giờ ngày 1/2/2020). Để tránh lây nhiễm, các bác sĩ Mỹ đã tìm cách giao tiếp với các bệnh nhân bị nhiễm… bằng cách sử dụng robot.

Công nghệ mới giúp smartphone tương lai có pin xài 5 ngày

Một chiếc smartphone trong tương lai có thể sử dụng đến 5 ngày cho một lần sạc là hoàn toàn có cơ sở nhờ công nghệ mới được phát triển bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Monash (Úc) đưa ra hồi đầu tháng này.

Thực phẩm chức năng nguy hiểm hơn thuốc vì không được kiểm soát

Câu trả lời là không, các bác sĩ tin rằng việc lạm dụng thực phẩm chức năng là nguyên nhân gây suy gan cấp tính cho cô gái 23 tuổi đang ở độ tuổi khỏe mạnh.

Trung Quốc hoàn tất vệ tinh GPS riêng mình trước năm 2020

Trung Quốc vừa cho biết sẽ hoàn tất việc phát triển hệ thống định vị cạnh tranh GPS sau nhiều năm làm việc ngay trong tháng 12 này, với 2 vệ tinh cuối cùng sẽ được phóng lên quỹ đạo “trước năm 2020”.

Thư Viện Thông Minh Lưu Động sẽ lăn bánh đến với nhiều học sinh hơn trong 2020

Dự án Thư Viện Thông Minh Lưu Động của Samsung, thư viện STEM thu nhỏ, đặt trên xe để có thể di chuyển đến nhiều nơi, tiếp cận với nhiều trường học ở cách xa trung tâm đã được nâng lên 4 xe và sẽ phục vụ nhiều huyện vùng sâu vùng xa hơn.

Trung Quốc cấm livestream, thắt chặt sử dụng internet

Trung Quốc vừa thắt chặt kiểm soát việc sử dụng Internet của nước này với đề xuất việc cấm phát trực tiếp và ra lệnh cho các tổ chức nhà nước thay thế thiết bị máy tính mang nhãn hiệu nước ngoài bằng nhãn hiệu trong nước.

Nhật thực cuối cùng 2019 sẽ diễn ra từ sáng 26/12

Từ gần trưa nay, tất cả mọi khu vực ở Việt Nam có thể quan sát được hiện tượng nhật thực một phần. Đây là nhật thực cuối cùng của thập kỷ và là một trong những sự kiện thiên văn học không thể bỏ qua.