Không để vỡ trận, hãy chung tay trì hoãn dịch

Những tưởng Việt Nam là quốc gia đầu tiên thành công trong công tác cô lập dịch, tuy vậy chuyến bay VN0054 đã thay đổi mọi thứ. Dù dịch bệnh vẫn đang trong vòng kiểm soát nhưng chính phủ Việt Nam vẫn không chủ quan và đưa ra rất nhiều phương án để ứng phó với mục đích cố gắng cô lập và trì hoãn dịch để không bị rơi vào khủng hoảng như Ý.

Bài viết chỉ lấy những con số ở Việt Nam để làm ví dụ cho trường hợp xấu nhất mà không phải nói đây là điều sẽ xảy ra để bạn đọc có thể hình dung sự quan trọng của việc cô lập (contain) và trì hoãn (delay) dịch.

May mắn Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn cô lập dịch và chính phủ đã có nhiều phương án và các chuẩn bị rất tốt cho những tình huống xấu nhất khi không thể kiểm soát được dịch và vỡ trận như với Ý. Nơi mà bác sĩ phải quyết định ai sẽ được chữa và ai phải chết, đó là gánh nặng tâm lý khủng kiếp của người đưa ra quyết định.

Không để vỡ trận, hãy chung tay trì hoãn dịch - 89436426 10220788505078400 6745527016344256512 n

Đặt trường hợp xấu nhất, với dân số gần 100 triệu người, nếu chúng ta không cô lập được dịch và trong thời gian ngắn 1-2 tháng, với tỷ lệ lây nhiễm khoảng 5% gần 5 triệu người phải nhập viện cùng lúc thì tất cả hệ thống y tế sẽ vỡ trận như với Ý bây giờ, và hậu quả sẽ không hề nhỏ cùng các chấn thương tâm lý kéo dài của người điều trị lẫn người thân của bệnh nhân.

Nếu có thể trì hoãn tốc độ lây lan, vẫn 5 triệu người bệnh trong từ nay đến cuối năm khoảng 8 tháng mỗi tháng sẽ điều trị hơn 600.000 người sẽ đỡ áp lực hơn rất nhiều so với hơn 2,5 triệu mỗi tháng. Việc trì hoãn nhằm giảm tốc độ lây lan để hệ thống y tế có thể theo kịp hỗ trợ điều trị người bệnh.

Theo bác sĩ khoa hồi sức cấp cứu ở Úc, Adam Visser, Covid-19 giống với cúm mùa là nó sẽ gây nguy hiểm tới những người già, có bệnh. Khả năng tử vong của những người trên 80 tuổi khá cao, tuy vậy hầu hết đều sẽ vượt qua với điều kiện người bệnh phải được điều trị kịp thời.

Giả sử bệnh viện có khoảng 7 máy thở và có sức chứa 25 giường bệnh, bác sĩ sẽ phải tăng ca gấp đôi để điều trị cho 25 người bệnh. Nếu chỉ nghĩ đơn giản là chỉ cần có thêm tiền, tăng số máy thở lên sẽ có nhiều người được cứu, thực tế không dễ dàng như vậym Do số bác sĩ không thể tăng lên chỉ 1-2 tuần, mất đến 14 năm để đào tạo một bác sĩ hồi sức cấp cứu hoặc nhiều năm để có được đội y tá có thể sử dụng các máy móc này. Tiền không phải luôn giải quyết được vấn đề.

Bạn cũng nên biết là số lượng máy thở cũng không thể ngay lập tức tăng gấp 10 lần để sử dụng, do đó bác sĩ sẽ phải chọn người được điều trị và người đó có thể không phải là trong trường hợp xấu nhất.

Vậy hãy góp phần và việc trì hoãn dịch để các bác sĩ làm việc của mình. Hãy ở nhà và hạn chế ra đường khi không thật sự cần thiết, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và tuân theo các khuyến cáo của Bộ Y Tế và các cơ quan chức năng.

 

ICNIRP khẳng định mạng 5G không ảnh hướng đến sức khỏe

Ủy ban quốc tế về bảo vệ bức xạ không ion hóa (ICNIRP) gần đây đã cập nhật Hướng dẫn về Hạn chế tiếp xúc với điện từ trường với nội dung cho biết dải tần 5G là an toàn cho người tiêu dùng.

Trung Quốc dùng AI của HUAWEI định lượng CT phổi chẩn đoán bệnh COVID-19

HUAWEI CLOUD đã làm việc với Đại học Khoa học & Công nghệ Hoa Trung (Huazhong) và Công ty Công nghệ Lanwon để phát triển và công bố dịch vụ phân tích hình ảnh y tế định lượng được hỗ trợ bởi AI cho công cuộc chống virus COVID-19.

Sẽ dùng hệ thống định vị GPS để giám sát người bị cách ly do Covid-19

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết sẽ sớm triển khai phương án giám sát người cách ly do Covid-19 bằng hệ thống định vị (GPS) trên điện thoại thông minh.

Virus Corona có thể sống lên đến 96 giờ trên màn hình điện thoại

Sự lây lan của virus Covid -19 rất nhanh. Theo các chuyên gia, đối với từng cá nhân, cách tốt nhất để ngăn sự lây lan đơn giản là giữ vệ sinh thật tốt. Trong đó không thể bỏ qua việc vệ sinh điện thoại – thiết bị di động bất ly thân của mỗi người.

FDA nghiên cứu khẳng định sóng điện thoại không gây ung thư

FDA – Cơ quan Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ gần đây đã ban hành một báo cáo khoa học nói rằng điện thoại di động không gây ung thư.

Dịch châu chấu lớn nhất lịch sử sắp tấn công Trung Quốc?

Dịch cúm Covid-19 vẫn còn đang là chủ đề nóng thì thế giới chuẩn bị đối mặt với nạn châu chấu lớn nhất lịch sử với số lượng đàn lên đến 400 tỷ con và sẽ tăng gấp 500 lần nếu không kiểm soát được trước tháng 6 này. Trung Quốc được cảnh báo có thể sẽ phải đối mặt với dịch châu chấu bởi hai nước láng giềng Paskitan và Ấn Độ đang bị đàn châu chấu tấn công.

Kỹ thuật siêu âm có thể tiêu diệt tế bào ung thư

Các nhà khoa học tại Caltech nói rằng sử dụng siêu âm cường độ cao có thể làm nóng mô, tiêu diệt tế bào ung thư và tế bào bình thường trong khu vực mục tiêu.

Ngăn nước tràn vào từ vịnh Gành Rái – giải pháp chống ngập triệt để cho TP.HCM và Đông Nam Bộ

Nếu mực nước biển tăng thêm nửa mét thì ở TPHCM vào những ngày triều cường, chỗ nào cũng ngập. Như vậy, chỉ có một cách duy nhất giải quyết triệt để vấn đề ngập nước của TPHCM và cả Đông Nam Bộ là ngăn không cho lượng nước khổng lồ đó tràn vào ngay từ ngoài vịnh Gành Rái. Đó là vấn đề mấu chốt đi kèm giải pháp mà Nhóm chuyên gia Viện Kinh tế xanh đã nghiên cứu và đề xuất.

Vì sao việc phân lập thành công virus lại quan trọng?

Ngày 7/2, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thông báo đã phân lập thành công virus Corona tạo tiền đề để các chuyên gia Việt Nam tiến đến sản xuất các kit thử nhanh, vacxin và các liệu pháp dự phòng dịch bệnh Corona.

Cạn kiệt nguồn máu dự trữ trong dịch bệnh Corona

Viện huyết học khẩn thiết kêu gọi hiến máu trong bối cảnh nhiều lịch hiến máu được chuẩn bị từ trước đã bị hủy, hoãn vì lo ngại dịch bệnh Corona. Trong khi đó các bệnh nhân cần truyền máu định kỳ, các bệnh nhân cần cấp cứu đang chờ được tiếp máu nếu không sẽ nguy cấp đến tính mạng.