Hà Lan đã tạo được kháng thể chống lại virus Covid-19

Các nhà khoa học đã tạo được kháng thể 47D11 trong phòng thí nghiệm, kết quả ban đầu cho thấy kháng thể này tiêu diệt được Covid-19 và SARS. Thành công hứa hẹn sẽ sớm tìm được phương pháp điều trị và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.

Theo một báo cáo hôm 5/5 đăng trên tạp chí Nature Communications, một nhóm chuyên gia thuộc Đại học Utrecht ở Hà Lan đã có bước tiến lớn trong việc nghiên cứu thuốc điều trị virus Covid-19. Nhóm nghiên cứu đã tạo được kháng thể 47D11 tiêu diệt được virus Covid-19 và SARS trong môi trường nuôi cấy tế bào.

Dù nghiên cứu chỉ gói gọn ở quy mô phòng thí nghiệm nhưng là kết quả đầy hứa hẹn sau nhiều tháng nỗ lực của các nhà khoa học. Dựa trên kết quả này, các nhà khoa học có thể triển khai việc phát triển thuốc trước khi bắt đầu tiến hành các thử nghiệm trên động vật và sau đó là trên cơ thể người. Kháng thể mới cũng có thể sử dụng để chế tạo vacxin ngăn ngừa Covid-19.

Hà Lan đã tạo được kháng thể chống lại virus Covid-19 - Coronavirus vaccine

Kháng thể được gọi là 47D11, có thể nhận diện các gai protein của coronavirus. Trong phòng thí nghiệm kháng thể này đã đánh bật được virus corona – loại virus gây bệnh SARS, có họ hàng gần với SARS-CoV-2  virus gây ra đại dịch Covid-19. Đây là kháng thể đơn dòng, về bản chất nó khá giống với kháng thể được hệ miễn dịch tạo ra để chống lại sự tấn công của virus. Nhóm cũng đã tiến hành thử nghiệm trên chuột và cho kết quả rất khả quan. Mục tiêu của nhóm là sớm tiến hành thử nghiệm trên người.

Kết quả nghiên cứu không chỉ giúp cho việc sản xuất thuốc và vacxin, kháng thể đơn dòng trước đó đã làm nên cuộc cách mạng điều trị ung thư, điều trị viêm màng não, và cũng là phương pháp điều trị virus Ebola. Hiện nhiều công ty cũng đang nghiên cứu các phương pháp điều trị bằng kháng thể chống virus.

70-80 nhà phát triển vacxin đang ở ngưỡng thử nghiệm trên chuột, trong đó có 8 công ty tiến nhanh hơn, tức là đã tiêm thử nghiệm song song trên người và động vật.

Là quốc gia có nền công nghiệp phát triển vacxin tiên tiến trên thế giới khi bắt đầu sản xuất vacxin từ năm 1960, Việt Nam cũng là quốc gia có tên trong danh sách những nhà phát triển đang tích cực nghiên cứu vacxin ngừa Covid-19 và hiện đã tiêm thử nghiệm trên chuột.

Có thể bạn quan tâm
Năm 2020 có thể là năm đạt kỷ lục nóng nhất

Ghi nhận của cơ quan khí tượng Mỹ NOAA, 3 tháng đầu năm 2020 được ghi nhận có nhiệt độ cao đứng thứ 2 trong 141 năm gần đây, chỉ sau 3 tháng đầu năm 2016. Cơ quan này cũng dự đoán năm 2020 sẽ là năm có nhiệt độ cao nhất được ghi nhận hoặc ít nhất cũng nằm trong top 5 những năm có nhiệt độ cao nhất.

WHO cảnh báo hộ chiếu miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ lây lan Covid-19

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang khuyến cáo chống lại khái niệm “hộ chiếu miễn dịch”. Đây là giấy chứng nhận chứng minh ai đó đã nhiễm Covid-19 và bình phục.

Khi thành phố cách ly, động vật hoang dã tràn ra đường kiếm ăn

Các biện pháp cách ly chống dịch Covid-19 buộc người dân ở trong nhà nên đường phố vắng vẻ. Động vật hoang dã cũng nhanh chóng phát hiện ra sự vắng mặt của con người và đã di chuyển vào trong thành phố kiếm ăn.

Vũ trụ trông như thế nào vào ngày sinh của bạn?

Ngày 24/4 là kỷ niệm 30 năm kính thiên văn Hubble du hành trong không gian và gởi về những hình ảnh quý giá của vũ trụ. Năm 2020 là năm cuối cùng hoạt động của Hubble, vì NASA sẽ thay thế Hubble bằng kính thiên văn mới mạnh hơn để quan sát vũ trụ bao la. Kỷ niệm khoảng thời gian hoạt động của Hubble, NASA đã mở miễn phí kho ảnh mà kính thiên văn này chụp suốt 30 năm.

Ủy ban châu Âu ra mắt nền tảng chia sẻ dữ liệu chống Covid-19

Ủy ban châu Âu (EC) cùng với một số đối tác đã ra mắt Nền tảng dữ liệu COVID-19 châu Âu để thu thập và chia sẻ nhanh chóng các dữ liệu nghiên cứu có sẵn về Covid-19.

Điện thoại Vsmart sẽ nhận diện gương mặt ngay khi đeo khẩu trang

Ngày 20/4/2020, Viện VinAI Research (thuộc Tập đoàn Vingroup) công bố đã nghiên cứu thành công công nghệ nhận diện khuôn mặt chính xác và ổn định cả khi sử dụng khẩu trang; công nghệ này sẽ có mặt trên Vsmart và VinAI sẵn sàng cung cấp miễn phí cho cộng đồng nhằm góp phần phòng chống dịch bệnh Covid-19.

5 điều cần biết về ứng dụng theo dõi COVID-19 của Apple và Google

Sự hợp tác mang tính thời cuộc của Apple và Google trong việc chống Covid-19 mới manh nha nhưng đã vấp phải nhiều luồng ý kiến trái chiều khác nhau, từ người dùng, các chuyên gia cho đến những nhà cầm quyền.

Có hay không việc tái nhiễm virus Covid-19, và sai sót trong xét nghiệm?

Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… liên tiếp ghi nhận các trường hợp tái nhiễm của người đã hồi phục khỏi virus Covid-19. Giới chuyên gia y tế đang đặt câu hỏi “Có khả năng người bệnh Covid-19 hồi phục có thể tái nhiễm trong thời gian ngắn hay không?”.

Có hay không việc tái nhiễm virus Covid-19, và sai sót trong xét nghiệm?

Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… liên tiếp ghi nhận các trường hợp tái nhiễm của người đã hồi phục khỏi virus Covid-19. Giới chuyên gia y tế đang đặt câu hỏi “Có khả năng người bệnh Covid-19 hồi phục có thể tái nhiễm trong thời gian ngắn hay không?”.

Robot và dorone chiến đấu với virus Corona trên thế giới

Robot, máy bay không người lái (drone) và trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây đang được cải tiến mạnh mẽ, hỗ trợ các y bác sĩ và các nhân viên tuyến đầu để chống lại dịch bệnh covid-19.