Đảo Greenland có gì mà Mỹ muốn sở hữu?

Chính xác điều gì đã khiến một trong những nơi hoang vắng nhất thế giới trở nên hấp dẫn trong chiến lược của Mỹ?

Nếu việc mua bán thành công, tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có một vị trí quan trọng trong lịch sử của Mỹ, ông sẽ được ghi nhận sánh ngang với cùng với tổng thống Andrew Johnson, người đã mua Alaska từ Nga vào năm 1867 với giá 7,2 triệu USD và Tổng thống Thomas Jefferson, người đã mua Louisiana từ Pháp vào năm 1803 với giá 15 triệu USD. Louisiana là vùng đất lớn bằng ¼ lãnh thổ Mỹ là thương vụ mua bán lớn nhất của Mỹ đến ngày nay.

Đảo Greenland có gì mà Mỹ muốn sở hữu? - 20180505 EUP004 0

Greenland là đảo quốc lớn nhất thế giới chỉ có 60.000 người sinh sống

Donald Trump không phải là người đầu tiên có ý tưởng mua Greenland. Gần 100 năm trước ngoại trưởng Mỹ William Seward trong khi xúc tiến thương vụ Alaska cũng đã xem xét đến việc mua Greenland của Đan Mạch. Năm 1945, ngoại trưởng James Byrnes cũng đã đưa ý tưởng mua Greenland với ngoại trưởng Đan Mạch nhưng không thành công.

Greenland mất 197 tỷ tấn băng chỉ trong 1 tháng Không chỉ quan trọng về mặt quân sự với Mỹ hoặc là nơi giàu tài nguyên khoáng sản chưa được khai thác, Greenland chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống biển và đại dương trên thế giới. Với 80% diện tích bề mặt là băng, các nhà khoa học ước tính nếu toàn bộ băng trên đảo tan hết không chỉ làm mực nước biển cao hơn đến 7m mà còn ảnh hưởng vô cùng to lớn đến hệ sinh thái và dòng nước biển. Chỉ trong tháng 7, Greenland đã mất 197 tỷ tấn băng, mức lớn nhất được ghi nhận trong lịch sử và cao nhất trong 100 năm gần đây.

Greenland chứa trữ lượng đất hiếm lớn bao gồm: neodymium, praseodymium, dysprosium và terbium, cùng với uranium… Có đất hiếm là một trong những yếu tố quan trọng giúp Mỹ chiếm lợi thế hơn trước Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ.

Không chỉ về tài nguyên, Greenland còn là vị trí quân sự quan trọng của Mỹ. Hiện tại Greenland là nơi đóng quân của căn cứ không quân Thule, nơi có trạm ra-đa có thể cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo tấn công vào đất Mỹ. Nga và Trung Quốc cũng đang tìm cách mở rộng hoạt động và ảnh hưởng của mình ở Bắc Cực.

Đảo Greenland có gì mà Mỹ muốn sở hữu? - 50046451 7

Kích thước và vị trí của Greenland

“Đây là hợp đồng mua bán lớn, rất nhiều điều cần phải bàn. Đan Mạch mỗi năm phải chi đến 700 triệu USD để duy trì nơi này. Chúng tôi quan tâm đến hòn đảo này và dành thời gian để bàn bạc với họ” – Tổng thống Donald Trump nói thêm Greenland có ý nghĩa về mặt chiến lược với Mỹ và Mỹ là đồng minh tốt của Đan Mạch.

Dù phía Mỹ khẳng định đây là ý định nghiêm túc, nhưng Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen đã tuyên bố: “Greenland không phải Đan Mạch. Greenland thuộc về Greenland. Tôi hy vọng đó không phải là một ý định nghiêm túc”.    

Nguyên nhân việc Mỹ quan tâm đến Greenland còn chính là do Trung Quốc tăng cường hoạt động ở Bắc Cực và tuyên bố họ là quốc gia gần Bắc Cực với sáng kiến “Con đường tơ lụa Bắc Cực” để vận chuyển hàng hóa từ châu Á sang châu Âu bằng đường biển. Mỹ đã cho xây dựng thêm 3 sân bay ở Greenland, với quyết tâm ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc đến khu vực này. 

Túi khí xe hơi và những điều cần biết

Từ vụ việc chiếc VinFast Fadil gặp nạn ở Hải Dương nhưng không bung túi khí khiến người dùng hoang mang về khả năng bảo vệ của túi khí trên xe hơi khi có tai nạn. Khi nào túi khí bung và cơ chế hoạt động thế nào cũng là một trong những kiến thức mà người dùng cần trang bị.

Vì sao kim loại thường bắn lửa khi đặt trong lò vi sóng?

Người dùng thường được khuyến cáo không được đặt các vật dụng bằng kim loại vào lò vi sóng vì có thể gây cháy nổ. Thực tế nó có xảy ra không?

Hít thở trong môi trường ô nhiễm tương đương hút 1 gói thuốc lá mỗi ngày

Kết quả nghiên cứu mới nhất về khí thủng phổi (emphysema – tình trạng tổn thương thành phế nang phổi) cho thấy, mức ô nhiễm cao trong các thành phố lớn đang khiến ngày càng nhiều người mắc bệnh khí thủng phổi. Tốc độ phát triển bệnh tương đương với việc người ta hút một gói thuốc mỗi ngày.

Nghiên cứu thành công kỹ thuật tách hạt vi nhựa ra khỏi nước

Các nhà nghiên cứu ở Úc đang phát triển một kỹ thuật để tách hạt vi nhựa ra hỏi nước bằng cách sử dụng ống nano carbon. Các chế phẩm sinh ra sau đó hoàn toàn an toàn và thân thiện với môi trường.

Biến mặt trời thành nhà máy xử lý rác?

Với khả năng thiêu rụi mọi thứ không để lại dấu vết, mặt trời là một nhà máy xử lý rác siêu lý tưởng cho loài người. Nhưng liệu có thể đưa được rác an toàn đến mặt trời với chi phí ít tốn kém nhất?

Đã đến lúc vũ trụ song song với chúng ta lộ diện

Trong nháy mắt đầu tiên, mọi thứ trông quen thuộc. Đồng hồ tích tắc trên tường, xe máy chạy dọc bên ngoài cửa sổ của bạn, tạp chí trong tay bạn có cùng một thiết kế bìa bắt mắt. Nhưng có gì đó không ổn vì đồng hồ đang chạy ngược. Ô tô đang lái xe ngược chiều. Các con chữ trong bài báo bạn đang đọc được in ngược ngạo. Rồi bạn nhận ra đó là sự phản chiếu của chính bạn và thế giới bạn đang tồn tại.

Trọng lực không phải là lực hấp dẫn khiến mọi thứ rơi thẳng xuống?

Chúng ta không biết trọng lực là gì. Nếu nói câu này với một người bình thường, hẳn bạn sẽ nhận được câu trả lời kèm sự ngạc nhiên: “Hả? Sao lại không biết? Trọng lực là lực của lực hấp dẫn khiến mọi thứ rơi thẳng xuống đất”. Nhưng cũng câu nói đó với một nhà vật lý, câu trả lời bạn nhận được sẽ là: Đúng, chúng ta chưa biết trọng lực thật sự là gì.

Tia nước có thể cắt kim lại liệu có thể biến thành vũ khí

Tia nước áp lực cao được ứng dụng rất rộng trong công nghiệp từ những năm 1983 trong ngạnh khai thác mỏ đến hàng không vũ trụ… nhiều người cho là tia nước hoàn toàn có thể thể biến thành vũ khí có sát thương lớn ngoài việc chỉ ứng dụng vòi rồng để chống bạo loạn như hiện nay.

Cảnh báo nguy cơ mất tay, chân vì bị chó nhà liếm vết thương

Theo Đài truyền hình WTKR (Mỹ), một người dân ở bang Ohio phải bị cắt bỏ hai tay và hai chân do bị nhiễm khuẩn từ vết liếm của chú chó nuôi trong nhà.

Điện mặt trời: người dân hưởng lợi, nhà đầu tư chờ cơ chế giá mới

Sau ngày 1/7, điện mặt trời không còn được hưởng ưu đãi về giá, các nhà đầu tư vẫn đang chờ cơ chế giá mới. Trong khi đó, người dân đang được hưởng ưu đãi 3-10 triệu đồng để lắp đặt hệ thống năng lượng áp mái, cùng với chi phí lắp đặt rẻ hơn dẫn đến nhu cầu sử dụng năng lượng mặt trời tăng mạnh.