Công nghệ và toán học: Những “anh hùng” thầm lặng giúp con người chống lại COVID-19

Trong đại dịch COVID-19 do virus Corona chủng mới gây ra, 2 nền tảng công nghệ và toán học là những liều “vắc xin” giúp con người phòng ngừa, hạn chế lây lan của dịch bệnh.

Điện toán đám mây và công nghệ AI trong việc phòng, chống dịch

Các công ty công nghệ trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc đang tích cực hỗ trợ chính quyền trong cuộc chiến chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (2019-nCoV) gây ra, với sự trợ giúp của công nghệ điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI).

Công nghệ và toán học: Những "anh hùng" thầm lặng giúp con người chống lại COVID-19 - unnamed5

Công nghệ góp công lớn trong việc phòng chống dịch Covid-19

Damo Academy, bộ phận nghiên cứu khoa học của tập đoàn Alibaba, đã giúp Trung tâm Kiểm soát và Phòng dịch (CDC) tỉnh Triết Giang ở Trung Quốc phát triển một nền tảng phân tích gen tự động. Với công nghệ chẩn đoán bằng AI, nền tảng này có thể sẽ rút ngắn tối đa thời gian chẩn đoán gen cho một trường hợp nghi nhiễm, từ vài giờ xuống chỉ còn nửa giờ.

Dựa trên máy tính của Aliyun, các chi nhánh điện toán đám mây của Alibaba, nền tảng này cũng có thể xử lý được nhiều trường hợp đã được xác định nhiễm trong tương lai, từ đó góp phần bào chế vaccine cũng như nghiên cứu và phát triển thuốc điều trị.

Một “gã khổng lồ” công nghệ khác tại Trung Quốc, Tencent đã cung cấp dịch vụ miễn phí cho hệ thống thông tin nghe-nhìn trong thời gian thực, sẽ cho phép 300 người tham gia một cuộc họp trực tuyến cùng lúc.

Công nghệ và toán học: Những "anh hùng" thầm lặng giúp con người chống lại COVID-19 - unnamed6

Quy trình khám sức khỏe, cách ly tại bệnh viện cũng được công nghệ hóa 

Hãng Baidu đã phát triển một nền tảng trực tuyến ở tại 6 quốc gia cho các chi nhánh tại Bắc Kinh của Hiệp hội Y học Trung Quốc để cung cấp cho công dân về dịch vụ tham vấn chủng virus mới này. Nền tảng mới dự kiến sẽ kết nối với hơn 1.000 bác sĩ thuộc các khoa hô hấp và truyền nhiễm ở các bệnh viện của Bắc Kinh, áp dụng trí thông minh nhân tạo AI và mạng 5G, các công nghệ thông tin video và y tế từ xa, từ đó cho phép các bác sĩ trả lời các câu hỏi thông qua truyền hình trực tiếp hoặc tin nhắn trực tuyến. Các bác sĩ sẽ được xếp theo một lịch thông minh để có thể cung cấp dịch vụ tham vấn 24/24 giờ. Bệnh nhân có thể đăng ký và trả mức chi phí y tế trực tuyến thông qua nền tảng này.

Trong khi đó, các kỹ sư của công ty AI Megvii cũng đã tối ưu hóa hệ thống quét thân nhiệt giúp nhận dạng tốt hơn những người đeo khẩu trang hoặc đội mũ, với sai số chỉ khoảng 0,3 độ C. Hệ thống này cũng sẽ hỗ trợ thiết bị đo thân nhiệt không cần tiếp xúc trực tiếp, ở khoảng cách 3m.

Công nghệ này đã góp phần to lớn trong cuộc chiến chống lại sự lây lan của COVID-19. Không có nghĩa là sẽ không có ICU và mặt nạ phòng độc, thì bệnh nhân bị bệnh nặng sẽ không có cơ hội. Các công nghệ mới dựa trên các dữ liệu cho phép của chính phủ có trách nhiệm theo dõi người bị nhiễm bệnh, liên hệ với họ và thông báo cách ly họ sớm.

Trước kia, những công nghệ này đã bị chỉ trích trong nhiều năm gần đây. Bây giờ, khi chúng đang cứu sống chúng ta và chúng xứng đáng có được sự vinh danh của mình.

Khởi nguồn cho chuỗi tìm vacxin bằng Robot và công nghệ               

Những nỗ lực siêu phàm của các y, bác sĩ và đội ngũ nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới là rất to lớn. Nhưng đôi khi, cho dù chúng ta có cố gắng đến mức nào, và dù chúng ta có hy sinh bản thân của mình đến đâu, ta cũng không thể chống lại kẻ thù mạnh hơn. COVID-19 là một kẻ thù như vậy. Nếu không nhờ có công nghệ thì chúng ta sẽ là kẻ thua cuộc trong cuộc chiến chống lại bệnh dịch này.

Nhờ có Toán học và Công nghệ, việc tăng trưởng theo cấp số nhân, nó đã góp phần đưa ra quyết định tấn công trực diện vào kẻ thù – COVID- 19. Với sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật hiện đại thì thời gian có thể được rút ngắn lại đáng kể so với trước kia.

Công nghệ và toán học: Những "anh hùng" thầm lặng giúp con người chống lại COVID-19 - unnamed7

Tìm vacxin bằng Robo dự đoán là xu hướng trong tương lai

Để tạo ra được một văcxin có thể sử dụng được ở trên con người thì văcxin đó phải thỏa mãn được 3 điều kiện chính: an toàn, hiệu quả và khả dụng. Điều kiện an toàn ở đây đó là văcxin không gây nguy hiểm cho người dùng, có ít tác dụng phụ không mong muốn.

Tính hiệu quả đã được đánh giá dựa vào khả năng kích hoạt hệ miễn dịch và tác dụng tạo hiệu ứng nhớ, giúp bảo vệ lâu dài cho người được nhận văcxin. Sự khả dụng dựa vào tính ổn định của sản phẩm văcxin, phải tương đối bền, dễ vận chuyển, dễ bảo quản và giá thành phải hợp với túi tiền của người dân.

Bằng những cách này hay cách khác, đại dịch đang thúc đẩy các xu hướng công nghệ hiện có và đem lại những lợi ích quan trọng mà chúng ta nên nắm lấy, cả bây giờ và sau khi cuộc khủng hoảng qua đi. Khi nhịp sống bình thường trở lại, chúng ta có khả năng phải đối mặt một lần nữa về việc đổi mới công nghệ.

Kêu gọi làm đúng hạn chế giao tiếp xã hội, kéo giãn đỉnh dịch Covid-19

Cộng đồng mạng xã hội đang kêu gọi hạn chế giao tiếp xã hội bằng hastag #SocialDistancing và #FlattenTheCurve (kéo giãn đỉnh dịch).

Không để vỡ trận, hãy chung tay trì hoãn dịch

Những tưởng Việt Nam là quốc gia đầu tiên thành công trong công tác cô lập dịch, tuy vậy chuyến bay VN0054 đã thay đổi mọi thứ. Dù dịch bệnh vẫn đang trong vòng kiểm soát nhưng chính phủ Việt Nam vẫn không chủ quan và đưa ra rất nhiều phương án để ứng phó với mục đích cố gắng cô lập và trì hoãn dịch để không bị rơi vào khủng hoảng như Ý.

ICNIRP khẳng định mạng 5G không ảnh hướng đến sức khỏe

Ủy ban quốc tế về bảo vệ bức xạ không ion hóa (ICNIRP) gần đây đã cập nhật Hướng dẫn về Hạn chế tiếp xúc với điện từ trường với nội dung cho biết dải tần 5G là an toàn cho người tiêu dùng.

Trung Quốc dùng AI của HUAWEI định lượng CT phổi chẩn đoán bệnh COVID-19

HUAWEI CLOUD đã làm việc với Đại học Khoa học & Công nghệ Hoa Trung (Huazhong) và Công ty Công nghệ Lanwon để phát triển và công bố dịch vụ phân tích hình ảnh y tế định lượng được hỗ trợ bởi AI cho công cuộc chống virus COVID-19.

Sẽ dùng hệ thống định vị GPS để giám sát người bị cách ly do Covid-19

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết sẽ sớm triển khai phương án giám sát người cách ly do Covid-19 bằng hệ thống định vị (GPS) trên điện thoại thông minh.

Virus Corona có thể sống lên đến 96 giờ trên màn hình điện thoại

Sự lây lan của virus Covid -19 rất nhanh. Theo các chuyên gia, đối với từng cá nhân, cách tốt nhất để ngăn sự lây lan đơn giản là giữ vệ sinh thật tốt. Trong đó không thể bỏ qua việc vệ sinh điện thoại – thiết bị di động bất ly thân của mỗi người.

FDA nghiên cứu khẳng định sóng điện thoại không gây ung thư

FDA – Cơ quan Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ gần đây đã ban hành một báo cáo khoa học nói rằng điện thoại di động không gây ung thư.

Dịch châu chấu lớn nhất lịch sử sắp tấn công Trung Quốc?

Dịch cúm Covid-19 vẫn còn đang là chủ đề nóng thì thế giới chuẩn bị đối mặt với nạn châu chấu lớn nhất lịch sử với số lượng đàn lên đến 400 tỷ con và sẽ tăng gấp 500 lần nếu không kiểm soát được trước tháng 6 này. Trung Quốc được cảnh báo có thể sẽ phải đối mặt với dịch châu chấu bởi hai nước láng giềng Paskitan và Ấn Độ đang bị đàn châu chấu tấn công.

Kỹ thuật siêu âm có thể tiêu diệt tế bào ung thư

Các nhà khoa học tại Caltech nói rằng sử dụng siêu âm cường độ cao có thể làm nóng mô, tiêu diệt tế bào ung thư và tế bào bình thường trong khu vực mục tiêu.

Ngăn nước tràn vào từ vịnh Gành Rái – giải pháp chống ngập triệt để cho TP.HCM và Đông Nam Bộ

Nếu mực nước biển tăng thêm nửa mét thì ở TPHCM vào những ngày triều cường, chỗ nào cũng ngập. Như vậy, chỉ có một cách duy nhất giải quyết triệt để vấn đề ngập nước của TPHCM và cả Đông Nam Bộ là ngăn không cho lượng nước khổng lồ đó tràn vào ngay từ ngoài vịnh Gành Rái. Đó là vấn đề mấu chốt đi kèm giải pháp mà Nhóm chuyên gia Viện Kinh tế xanh đã nghiên cứu và đề xuất.