Công nghệ robot đang được ứng dụng triệt để trong công tác phòng chống đại dịch

Công nghệ robot, tự động hóa đang được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ nhất trong đại dịch Covid-19, góp phần giải quyết hàng loạt vấn đề thiếu hụt nhân sự, hỗ trợ điều trị, khử trùng và hạn chế lây nhiễm...

Mặc dù các nhà khoa học đã cảnh báo về các bệnh lây lan nhanh của dịch bệnh Covid-19, hầu hết các chính phủ đều không được chuẩn bị trước dẫn đến các công ty thuộc mọi quy mô đang dần yêu cầu nhân viên làm việc từ xa hoặc đang phải đối mặt với việc ngừng hoạt động. Dịch Covid-19 làm tăng sự quan tâm đến robot, công nghệ tự động, trí thông minh nhân tạo…, do robot có thể hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, AI hỗ trợ chẩn đoán điều trị, đối phó với tình trạng thiếu hụt nhân sự lớn.

Dưới đây là một số cách mà robot và máy bay không người lái đang được sử dụng để chiến đấu với COVID-19 trên thế giới cũng như tại Việt Nam.

Chăm sóc, chẩn đoán và điều trị từ xa

COVID-19 đang thử thách các hệ thống chăm sóc sức khỏe và các chuyên gia y tế ở mọi quốc gia mà nó lan tới. TelemForine – là giải pháp y tế từ xa hoặc hệ thống chẩn đoán bệnh từ xa, sử dụng viễn thông và công nghệ thông tin để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe lâm sàng từ xa cho người bệnh. Hệ thống được robot hỗ trợ để giúp các chuyên gia y tế có thể giao tiếp với bệnh nhân từ xa tiết kiệm thời gian và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Robot không chỉ có thể giao tiếp với các cá nhân bị cách ly do coronavirus, mà họ còn có thể có được thông tin bệnh nhân quan trọng và giúp bác sĩ điều trị cho bệnh nhân.

Công nghệ robot đang được ứng dụng triệt để trong công tác phòng chống đại dịch - robotcovid 194

Hệ thống điều trị thăm khám từ xa ở một bệnh viện Singapore

Tại bệnh viện dã chiến ở thành phố Wuchang (Trung Quốc), một khu vực được bố trí robot 5G-powered không chỉ giúp giảm bớt áp lực thiếu nhân sự y tế mà còn giảm lây lan cho các nhân viên y tế. Robot 5G ngoài nhiệm vụ khử trùng robot 5G còn trang bị cảm biến nhiệt, thăm khám và theo dõi sức khoẻ bệnh nhân cũng như tận dụng sức mạnh của mạng 5G để chuẩn đoán và hỗ trợ từ xa cho các khu vực cách ly dã chiến.

Giao hàng miễn nhiễm, an toàn

Để giảm sự lây nhiễm của Covid-19, robot sẽ đóng vai trò trung gian và thay thế, giúp giảm thiểu sự tiếp xúc giữa người với người. Các công ty công nghệ như JD.com đã thử thách giới hạn mới của robot khi cải tiến nó trở thành công cụ giao nhận các vật tư y tế trong, giữa các vùng dịch. Robot cũng đang đóng vai trò rất tốt ở khâu giao nhận các mặt hàng thiết yếu cho những người mua hàng trực tuyến đang bị cách ly tại nhà.

Một ứng dụng giao hàng khác của Trung Quốc là Meituan Dianping có thêm tùy chọn giao hàng không tiếp xúc thông qua robot. Công ty khởi nghiệp Pudu Technology có trụ sở tại Thâm Quyến cung cấp dịch vụ giao thuốc tại nhà và các bữa ăn thông qua robot nhằm giảm khả năng lây nhiễm chéo.

Dù hầu hết các công ty của Trung Quốc này đang thử nghiệm và triển khai robot trong phạm vi nhỏ, nhưng đại dịch đang tạo ra nhu cầu rất lớn, nên các công ty đã và đang mạnh dạng tăng quy mô dịch vụ, thậm chí đã có giải pháp robot sử dụng trong nhà hàng thay vị trí của bếp.

Robot khử trùng

Công ty UVD Robots của Đan Mạch đã gửi nhiều robot đến các bệnh viện Trung Quốc để khử trùng, vệ sinh phòng. Những robot này phát ra ánh sáng cực tím để tiêu diệt virus và vi khuẩn kể cả trong khu vực cách ly hạn chế tối đa để nhân viên y tế tiếp xúc với các khu vực có khả năng lây nhiễm. Robot được điều khiển từ xa bởi nhân viên y tế, mỗi năm có hàng ngàn ca tử vong vì nhiễm trùng trong bệnh viện, tuy vậy vấn đề này chỉ được quan tâm đúng mức cho đến khi đại dịch Covid-`9 bùng phát. Công ty UVD Robots hiện đã gửi robot đến Ý, nơi đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi căn bệnh này.

Youibot, một nhà sản xuất robot Trung Quốc khác, đã tạo ra một robot khử trùng chỉ trong 14 ngày dựa trên nhu cầu từ thị trường.

Tập đoàn đường sắt đô thị Hong Kong (MTR) và công ty nghiên cứu công nghệ sinh học Hong Kong nhằm ứng phó với dịch viêm đường hô hấp cấp đang sử dụng 20 robot hydro peroxide (VHP) để khử trùng tàu điện nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách.

Cơ hội ứng dụng tự động hóa vào sản xuất

Là công xưởng, nhà máy của toàn cầu, trận đại dịch này đã đẩy các công ty Trung Quốc vào tình thế thiếu nhân lực nghiệm trọng hoặc ngưng sản xuất. Theo dự đoán của các chuyên gia, sự trì trệ của các nhà máy vẫn sẽ còn kéo dài kể cả khi Trung Quốc kiểm soát được đại dịch. Hơn 50% số công ty được khảo sát cho biết thách thức lớn nhất của họ chính là đủ nguồn nhân viên để vận hành dây chuyền sản xuất.

Nhưng đây cũng chính là cơ hội để các nhà máy bắt đầu nghĩ đến và ứng dụng mạnh mẽ hơn tự động hóa bằng robot vào sản xuất, vừa giảm chi phí, đảm bảo sản xuất liên tục, tăng năng suất vừa không bị phụ thuộc quá nhiều nhân sự vận hành nhà máy.

Drone – tuần tra trên không

Công ty MicroMultiCopter của Thâm Quyến đã triển khai hơn 100 máy bay không người lái đến nhiều thành phố của Trung Quốc để tuần tra các khu vực và quan sát đám đông điều tiết giao thông hiệu quả hơn. Các máy bay còn tìm kiếm những người không đeo khẩu trang nơi công cộng và nhanh chóng nhắc nhở. Các máy bay không người lái này còn có thể phát tán thông tin ở khu vực lớn hơn so với các loa truyền thống hoặc khử trùng nơi công cộng. Máy bay được trang bị cảm biến nhiệt, phát hiện người có thân nhiệt cao để báo các cơ quan chức năng cách ly người này khỏi đám đông nhằm hạn chế việc lây lan virus.

Là đơn vị đầu tiên có giấy phép giao hàng bằng máy bay không người lái đô thị do Cục hàng không dân dụng Trung Quốc cấp, Công ty Nhật Bản Terra Drone đảm bảo rằng các thiết bị y tế và các vật tư khác sẽ được vận chuyển an toàn từ trung tâm kiểm soát dịch bệnh của quận Xinchang đến Bệnh viện Nhân dân quận Xinchang mà không cần đến sự can thiệp của con người. Theo báo cáo của GPS World, sử dụng máy bay không người lái tăng tốc vận chuyển bằng 50% so với vận tải đường bộ. Ngoài tốc độ, máy bay không làm lộ ra lộ trình của máy bay để giảm rủi ro.

Dù ở mức tự động hóa cơ bản, nhưng Việt Nam đã có những phát kiến hiệu quả, đáng ghi nhận

Tại Huế, xuất phát từ nhu cầu giảm áp lực tiếp xúc trực tiếp của nhân viên y tế với người nhiễm Covid-19, thạc sĩ Huỳnh Phúc Minh đã cải tiến chiếc xe đồ chơi trẻ em thành robot có thể mang thức ăn, nước uống vật tư y tế đến các bệnh nhân được cách ly. Sau hai tháng, thạc sĩ Huỳnh Phúc Minh và đồng sự đã phát hoàn thiện thành công ý tưởng của mình và đưa vào ứng dụng. Hiện tại robot đang được sử dụng hiệu quả ở khu cách ly ở Bệnh viện TW Huế cơ sở 2.

Công nghệ robot đang được ứng dụng triệt để trong công tác phòng chống đại dịch - robotcovid 195

Robot giao thức ăn tại Bệnh viện TW Huế, cơ sở 2

Tại TP.HCM, Sở Y tế vừa cho biết, sẽ triển giao 2 robot khử khuẩn phòng cách ly cho Bệnh viện dã chiến Củ Chi và Bệnh viện điều trị Covid-19 Cần Giờ sau khi sản phẩm được nghiệm thu vào thời gian tới.

Phòng công nghệ thông tin của Bệnh viện Nhiệt đới phối hợp với Phòng Công nghệ thông tin của Bệnh viện Quận Thủ Đức cũng nghiên cứu lắp đặt hệ thống telemedicine để hội chẩn từ xa với các bệnh viện chuyên khoa khi có ca nặng.

Công nghệ robot đang được ứng dụng triệt để trong công tác phòng chống đại dịch - robotcovid 191

Robot khử khuẩn phòng cách ly cho bệnh viện. Ảnh Sở Y tế

Một sản phẩm robot khác được chế tạo bởi hai sinh viên khoa Cơ khí Chế tạo máy trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh nhằm giúp hạn chế phần nào việc lây nhiễm ở các cơ sở chữa bệnh. Robot sẽ như y tá hướng dẫn để người bệnh có thể trò chuyện thăm khám thông qua màn hình cảm ứng và micro mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp với bác sĩ. Bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo, robot có thể hỗ trợ người bệnh đo các số liệu sức khỏe như huyết áp, nhịp tim, nhiệt độ… Tất cả thông số thu được sẽ được lập thành hồ sơ bệnh án điện tử và cập nhật trực tiếp cho bác sĩ để theo dõi tình hình sức khỏe.

Công nghệ robot đang được ứng dụng triệt để trong công tác phòng chống đại dịch - 5b5009905da1 uhka

Robot có khả năng kết nối với các thiết bị y tế khác và đồng bộ hóa các dữ liệu đó. Ngoài ra, robot sẽ san sẻ phần nào công việc lặp đi lặp lại hằng ngày của các bác sĩ và chuyên viên y tế như cấp phát thuốc cho bệnh nhân, đo nhịp tim, huyết áp… Hơn nữa, robot có thể giúp chuyển các mẫu thử, mẫu bệnh phẩm vào những khu vực cách ly hạn chế.

Công nghệ và toán học: Những “anh hùng” thầm lặng giúp con người chống lại COVID-19

Trong đại dịch COVID-19 do virus Corona chủng mới gây ra, 2 nền tảng công nghệ và toán học là những liều “vắc xin” giúp con người phòng ngừa, hạn chế lây lan của dịch bệnh.

Kêu gọi làm đúng hạn chế giao tiếp xã hội, kéo giãn đỉnh dịch Covid-19

Cộng đồng mạng xã hội đang kêu gọi hạn chế giao tiếp xã hội bằng hastag #SocialDistancing và #FlattenTheCurve (kéo giãn đỉnh dịch).

Không để vỡ trận, hãy chung tay trì hoãn dịch

Những tưởng Việt Nam là quốc gia đầu tiên thành công trong công tác cô lập dịch, tuy vậy chuyến bay VN0054 đã thay đổi mọi thứ. Dù dịch bệnh vẫn đang trong vòng kiểm soát nhưng chính phủ Việt Nam vẫn không chủ quan và đưa ra rất nhiều phương án để ứng phó với mục đích cố gắng cô lập và trì hoãn dịch để không bị rơi vào khủng hoảng như Ý.

ICNIRP khẳng định mạng 5G không ảnh hướng đến sức khỏe

Ủy ban quốc tế về bảo vệ bức xạ không ion hóa (ICNIRP) gần đây đã cập nhật Hướng dẫn về Hạn chế tiếp xúc với điện từ trường với nội dung cho biết dải tần 5G là an toàn cho người tiêu dùng.

Trung Quốc dùng AI của HUAWEI định lượng CT phổi chẩn đoán bệnh COVID-19

HUAWEI CLOUD đã làm việc với Đại học Khoa học & Công nghệ Hoa Trung (Huazhong) và Công ty Công nghệ Lanwon để phát triển và công bố dịch vụ phân tích hình ảnh y tế định lượng được hỗ trợ bởi AI cho công cuộc chống virus COVID-19.

Sẽ dùng hệ thống định vị GPS để giám sát người bị cách ly do Covid-19

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết sẽ sớm triển khai phương án giám sát người cách ly do Covid-19 bằng hệ thống định vị (GPS) trên điện thoại thông minh.

Virus Corona có thể sống lên đến 96 giờ trên màn hình điện thoại

Sự lây lan của virus Covid -19 rất nhanh. Theo các chuyên gia, đối với từng cá nhân, cách tốt nhất để ngăn sự lây lan đơn giản là giữ vệ sinh thật tốt. Trong đó không thể bỏ qua việc vệ sinh điện thoại – thiết bị di động bất ly thân của mỗi người.

FDA nghiên cứu khẳng định sóng điện thoại không gây ung thư

FDA – Cơ quan Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ gần đây đã ban hành một báo cáo khoa học nói rằng điện thoại di động không gây ung thư.

Dịch châu chấu lớn nhất lịch sử sắp tấn công Trung Quốc?

Dịch cúm Covid-19 vẫn còn đang là chủ đề nóng thì thế giới chuẩn bị đối mặt với nạn châu chấu lớn nhất lịch sử với số lượng đàn lên đến 400 tỷ con và sẽ tăng gấp 500 lần nếu không kiểm soát được trước tháng 6 này. Trung Quốc được cảnh báo có thể sẽ phải đối mặt với dịch châu chấu bởi hai nước láng giềng Paskitan và Ấn Độ đang bị đàn châu chấu tấn công.

Kỹ thuật siêu âm có thể tiêu diệt tế bào ung thư

Các nhà khoa học tại Caltech nói rằng sử dụng siêu âm cường độ cao có thể làm nóng mô, tiêu diệt tế bào ung thư và tế bào bình thường trong khu vực mục tiêu.