Các chất ô nhiễm cần tránh trong thang đo của chỉ số AQI

Chỉ số AQI bao gồm rất nhiều thông số đo tình trạng chất lượng không khí, mỗi quốc qua có cách tính chỉ số AQI khác nhau. Hiểu về các chất ô nhiễm trong thang đo AQI để có những phòng ngừa đúng cách.

AQI (Air Quality Index) là chỉ số chất lượng không khí được quy định bởi các cơ quan chính phủ. Chỉ số AQI dùng để đánh giá chất lượng không khí tại từng nơi và từng thời điểm cụ thể. Dựa vào các chỉ số AQI, các cơ quan chính phủ sẽ đưa ra các cảnh báo cụ thể cho người dân để chủ động bảo vệ sức khoẻ của họ.

Có bao nhiêu chuẩn AQI?

Chỉ số AQI thường được tính dựa trên các chỉ số của 5 loại ô nhiễm không khí gồm: Tầng Ozone (O3), ô nhiễm hạt bụi mịn (PM2.5, PM1.0),  Carbon dioxite (CO2), Sulfur oxit (SOx), Oxit nitơ (NOx). Nngoài ra còn tham khảo thêm các chỉ số Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), kim loại nặng (thuỷ ngân, chì…) Amoniac (NH3), mùi, chất phóng xạ…

Mỗi quốc gia sử dụng tiêu chí và công thức tính riêng tương ứng với tiêu chuẩn từng quốc gia. Chúng ta thường thấy các chỉ số như: US AQI (chuẩn của Mỹ), AUS AQI (chuẩn của Úc), VN AQI (Chuẩn của Việt Nam)… mỗi nơi có công thức tính khác nhau.

US AQI (chuẩn của Mỹ) được tính dựa theo nồng độ chất ô nhiễm. I=((I-high-I-low)/(C-high-C-low)) x (C-C-low) + I-low

Trong đó:

I = chỉ số chất lượng không khí C = nồng độ chất ô nhiễm I-hight  = điểm dừng tương ứng với Chight    I-low = điểm dừng chỉ số tương ứng Clow   C-hight = điểm dừng nồng độ < C C-low = điểm dừng nồng độ > C

https://en.wikipedia.org/wiki/Air_quality_index#Computing_the_AQI

Các chất ô nhiễm cần tránh trong thang đo của chỉ số AQI - Capture

Các cấp độ của chuẩn AQI Mỹ

AUS AQI (chuẩn của Úc) được tính toán theo tiêu chuẩn của Tổ chức biện pháp bảo vệ môi trường quốc gia (NEPM)

AQI = nồng độ chất ô nhiễm/tiêu chuẩn chất ô nhiễm x 100

https://soe.environment.gov.au/theme/ambient-air-quality/topic/2016/air-quality-index

Các chất ô nhiễm cần tránh trong thang đo của chỉ số AQI - AUSAQI(AQIc)

VN AQI (chuẩn Việt Nam) tính giá trị AQI theo giờ, theo ngày hoặc theo từng thông số AQIxh được tính theo công thức.

Giá trị AQI theo giờ

Giá trị AQI theo giờ của từng thông số (AQIxh)

AQIxh  = (TSx/QCx) x 100

AQIxh  : giá trị AQI theo giờ của thông số X và được làm tròn thành số nguyên TSx : giá trị quan trắc 1 giờ của thông số X QCx : giá trị quy chuẩn trung bình 1 giờ của thông số X

Giá trị AQI theo giờ

Sau khi có giá trị xh theo giờ của mỗi thông số, chọn giá trị AQI lớn nhất của 05 thông số trong cùng một thời gian (01 giờ) để lấy làm giá trị AQI theo giờ.

AQIh = max (AQIxh)

Giá trị AQI theo ngày

Giá trị AQI theo ngày của từng thông số

Đầu tiên tính giá trị trung gian là AQI trung bình 24 giờ của từng thông số theo công thức sau đây:

AQIx24h = (TSx/QCx) × 100

TSx: Giá trị quan trắc trung bình 24 giờ của thông số X QCx: Giá trị quy chuẩn trung bình 24 giờ của thông số X AQIx24h : Giá trị AQI tính bằng giá trị trung bình 24 giờ của thông số X (được làm tròn thành số nguyên). Lưu ý: không tính giá trị AQIO324h

Giá trị AQI theo ngày của từng thông số được xác định là giá trị lớn nhất trong số các giá trị AQI theo giờ của thông số đó trong 01 ngày và giá trị AQI trung bình 24 giờ của thông số đó.

AQIxd = max (AQIx24h , AQIxh)

Lưu ý: Giá trị AQIO3d = max(AQIO3d) AQIxd là giá trị AQI ngày của thông số X

 Giá trị AQI theo ngày

Sau khi đã có các giá trị AQI theo ngày của mỗi thông số, giá trị AQI lớn nhất của các thông số đó được lấy làm giá AQI theo ngày của trạm quan trắc đó.

AQId = max (AQIxd)

Quyết định 878/QĐ-TCMT

Các chất ô nhiễm trong thang đo AQI

Bụi mịn PM2.5&PM10

PM còn được gọi là bụi mịn hay còn gọi là ô nhiễm dạng hạt: thuật ngữ để chỉ hỗn hợp các hạt rắn và giọt chất lỏng được tìm thấy trong không khí. Một số hạt đủ lớn để nhìn thấy bằng mắt thường như bụi, bồ hóng, khói thuốc. Nhiều hạt nhỏ đến mức chỉ có thể phát hiện được bằng kính hiển vi electron. Trong đó PM10 hạt có kích thước 10 micromet (bụi, phấn hoa, mốc), PM2.5 hạt có kích thước nhỏ hơn 2,5 micromet (hạt kim loại, sản phẩm của quá trình đốt).

Các chất ô nhiễm cần tránh trong thang đo của chỉ số AQI - kich thuoc pm25

Trung bình kích thước sợi tóc khoảng 70 micromet lớn hơn 30 lần so với kích thước của hạt mịn lớn nhất.

PM được tạo thành từ hàng trăm dạng hoá chất khác nhau được phát tán vào không khí từ nhiều nguồn như xây dựng, quá trình đốt (than đá, củi gỗ, hoá chất) hoặc quá trình phản ứng phức tạp của Sulfur đioxit và Nitơ Oxit, những chất gây ô nhiễm của nhà máy điện, hoạt động của khu công nghiệp, quá trình sản xuất ôtô…

PM có khả năng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Với kích thước siêu nhỏ hạt PM có thể đi sâu vào cơ thể phá huỷ tế bào, gây ung thư, bệnh hô hấp, tim mạch, ảnh hưởng trực tiếp lên não, thậm chí gây tổn hại đến ADN. Ô nhiễm hạt mịn là nguyên nhân gây giảm tầm nhìn (khói mù) hiện tượng không lạ với người TP.HCM và Hà Nội những ngày gần đây.

Để hạn chế tác hại của PM, sử dụng cảnh báo AQI để bảo vệ bản thân khi PM đạt đến mức gây hại. Luôn đeo khẩu trang chuyên dụng có khả năng chống bụi mịn khi ra đường, ưu tiên sử dụng xe buýt hoặc xe ôtô khi di chuyển, không tập thể dụng hoặc vận động ở nơi ô nhiễm. Sử dụng máy lọc không khí khi ở nhà hoặc văn phòng làm việc và trồng nhiều cây xanh.

AirVisual chỉ công bố chỉ số AQI tổng theo quy chuẩn của Mỹ, ứng dụng lưu tâm đến hạt bụi mịn PM10 và PM2.5 nhưng chưa cung cấp đủ thông tin của những chất ô nhiễm khác cũng độc hại không kém.

Carbon Monoxide (CO)

Là chất khí không mùi, không màu, được giải phóng khi một vật gì đó bị cháy. Nguồn phát tán CO lớn nhất trong môi trường là từ ôtô xe máy, các động cơ đốt trong dùng xăng dầu hoặc than đá.

Việc hít thở quá nhiều khí CO làm giảm lượng Oxy trong máu, dẫn đến tuỳ mức độ nặng nhẹ có thể gây hôn mê và tử vong. CO chỉ nguy hiểm trong môi trường kín như trong nhà, và khó gây hại ở môi trường bên ngoài. Việc tiếp xúc với CO ngắn hạn sẽ làm đau ngực còn được gọi là đau thắt ngực, với người bình thường sẽ không có gì nguy hại nhưng với người bệnh tim việc tiếp xúc với khí CO rất nguy hiểm.

Như đã nói khí CO rất độc hại trong môi trường kín, do đó cần đảm bảo nhà cửa luôn thông thoáng, thường xuyên kiểm tra các thiết bị đốt trong nhà, đảm bảo tất cả phải đang hoạt động an toàn và khí độc từ các chất đốt không tích tụ trong nhà. Những người có vấn đề về tim cần thường xuyên theo dõi các cảnh báo về AQI để phòng tránh những nguy cơ có thể xảy đến với bản thân. Không bao giờ đốt than hoặc động cơ xăng trong tầng hầm của nhà tránh những nguy hiểm không đáng có.

O3 (Ozone)

Là loại khí gồm 3 nguyên tử Oxi liên kết với nhau, nếu Oxy là khí không thể thiếu để duy trì sự sống thì khí O3 gây hại cho sức khỏe con người ngay cả ở nồng độ thấp. O3 tìm thấy ở 2 khu vực trong khí quyển là ở bầu khí quyển phía trên và trên mặt đất.

Ở bầu khí quyển phía trên, O3 lọc các bức xạ cực tím gây hại từ mặt trời, trong khi đó O3 ở mặt đất là hậu quả của sự tương tác giữa ánh sáng mặt trời và khí thải từ các nguồn như xe cơ giới và công nghiệp. Khí O3 được sinh ra từ phản ứng hoá học với chất ô nhiễm tiền chất như NOx và hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOC. Do đó, khí O3 dễ hình thành trên mặt đất trong những tháng hè và đạt nồng độ cao nhất vào buổi chiều tối.

O3 có thể di chuyển và tích tụ đến nồng độ cao ở cách xa nguồn phát sinh ban đầu và gây hại kể cả khí O3 được tạo ra từ máy O3 trong gia đình.

O3 gây kích ứng mắt, mũi, họng, đường hô hấp, giảm chức năng phổi không thể hít thở sâu đặc biệt nguy hiểm với người bị hen suyễn. O3 có thể tiếp tục phá huỷ phổi cả khi các triệu chứng không còn.

Để bảo vệ bạn khỏi vùng phơi nhiễm O3, không còn cách nào khác là thường xuyên theo dõi chỉ số AQI, hạn chế tập thể dục vào buổi chiều hoặc đầu giờ tối.

SO2 (Sulphur dioxide)

Sulfur dioxide (SO2) là một loại khí chủ yếu được phát ra từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch như: nhà máy điện và các khu công nghiệp hoặc hình thành từ việc đốt nguyên liệu từ các động cơ sử dụng dầu, xăng để vận hành. SO2 được mô tả là một loại khí vô cơ không màu, nặng hơn không khí.

Việc tiếp xúc ngắn hạn với nồng độ SO2 cao có thể gây ảnh hưởng xấu đến chức năng hô hấp, đặc biệt nguy hại với người có bệnh hen suyễn. SO2 cũng phản ứng với các hóa chất khác trong không khí tạo thành các hạt sunfat nhỏ đó là bụi PM2.5. SO2 còn phản ứng với những hóa chất khác tạo thành mưa axit phá hoại rừng và hoa màu, thay đổi tính chất của đất, nước.

Để bảo vệ sức khoẻ trước khí SO2, tránh lưu trú ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi khói từ các nhà máy nhiệt điện hoặc các hoạt động công nghiệp. Nếu buộc phải vào khu vực có nồng độ S02 cao thì cần có mặt nạ hoạt chất, sử dụng kem bảo vệ phần da tiếp xúc với không khí. Duy trì các bài tập luyện cơ quan hô hấp và ăn nhiều protein, bổ sung vitamin.

NO2 (Nitrogen dioxideôn)

Nitrogen Dioxide (NO2) thuộc nhóm khí có khả năng phản ứng cao còn gọi là oxit của nitơ hoặc oxit nitơ (NOx). Các oxit nitơ khác bao gồm axit nitric và axit nitric. Khí NO2 gây kích ứng đường thở trong hệ hô hấp. Việc phơi nhiễm NO2 trong thời gian ngắn làm nặng thêm các bệnh về đường hô hấp. Phơi nhiễm lâu hơn với nồng độ NO2 tăng cao khiến bệnh hen suyễn chuyển biến xấu và tăng khả năng nhiễm trùng đường hô hấp. NO2 đặc biệt nguy hại với trẻ em và người già.

NO2 cùng với NOx phản ứng với các hóa chất khác trong không khí để tạo thành bụi mịn PM và ozone. NO2 và NOx khác tương tác với nước, oxy và các hóa chất khác trong khí quyển để tạo thành mưa axit. Mưa axit gây hại cho các hệ sinh thái nhạy cảm như hồ và rừng. Hạt Nitrat tạo ra từ NOx làm cho không khí bị mờ khó thấy.

NO2 chủ yếu hình thành từ quá trình đốt cháy nhiên liệu, từ khí thải của ô tô, xe tải và xe buýt, nhà máy điện và thiết bị ngoài đường.

Cần lưu ý, khu vực nhà bếp bất kể khí than, dầu hỏa, khí đốt đều tạo ra khí độc. Trong đó, khí hình thành từ việc đốt than là nguy hại nhất vì nó tạo ra NO2, SO2 và khói bụi gấp 5-6 lần so với bên ngoài.

Cây xanh và máy lọc khí khá hiệu quả trong việc bảo vệ gia đình khỏi những nguồn khí nguy hại.

Có thể thấy, bụi mịn PM10 và PM2,5 khá độc hại và là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ nhưng không phải là tất cả. Việc trang bị khẩu trang chuyên dụng có khả năng chống bụi mịn PM10 & PM2.5 chỉ giảm bớt 1 phần nguy cơ sức khoẻ. Các nguy cơ khác vẫn còn đó như O3, SO2,CO… không thể lọc được bằng khẩu trang mà cần đến mặt nạ chuyên dụng với lõi lọc đặc biệt.

Việt Nam mới chỉ có gần 4.700 doanh nghiệp khoa học công nghệ

Trong khoảng 900.000 doanh nghiệp đang hoạt động, chỉ 4.685 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KHCN).

Paypal rút khỏi liên minh tiền ảo Libra của Facebook

Nền tảng thanh toán trực tuyến PayPal vừa thông báo sẽ rời khỏi liên minh phát triển và vận hành các dịch vụ xung quanh đồng tiền điện tử Libra của Facebook.

Tự bảo vệ mình trước tình trạng ô nhiễm không khí, chuyện chưa bao giờ thừa

Những ngày qua, tình trạng bầu trời mù mịt, ô nhiễm không khí, các chỉ số đo lường về các loại bụi ảnh hưởng đến sức khỏe, cùng những khuyến cáo được đưa ra đặc biệt với những người dân sống tại các thành phố lớn Hà Nội, TP.HCM đã thực sự dấy lên nhiều lo ngại.

Thanh tra toàn diện việc quản lý thông tin thuê bao di động

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có văn bản chỉ đạo tiến hành thanh tra diện rộng quản lý thông tin thuê bao di động trên phạm vi toàn quốc.

Cảnh báo trà túi lọc màng nhựa, nguy cơ nạp hạt nhựa vào cơ thể rất cao

Một nghiên cứu cho thấy khi uống 1 gói trà túi lọc sử dụng màng lọc nhựa đồng nghĩa với việc đưa vào cơ thể gần 15 tỷ hạt vi nhựa. Tức là chỉ 1 gói trà cơ thể người đã nạp đủ hạt nhựa được phép trong hơn 200.000 năm.

Hà Nội ô nhiễm nhất thế giới, TP.HCM xếp thứ ba

Ngày 26/9, bảng xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất thế giới của ứng dụng quan trắc không khí Airvisual đã gọi tên Hà Nội ở vị trí số 1 và TP.HCM ở vị trí số 3.

Huawei công bố hệ thống đào tạo AI nhanh nhất thế giới?

Huawei cho biết hệ thống của mình chỉ mất 59,8 giây để đào tạo ResNet-50 – tiêu chuẩn vàng để đo hiệu suất đào tạo AI. Tốc độ này nhanh hơn 10 giây so với kỷ lục thế giới trước đó.

Kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam với toàn cầu

Các startup Việt sẽ có cơ hội được tham gia cuộc thi khởi nghiệp toàn cầu Startup World Cup, cũng như được các chuyên gia từ trung tâm Silicon tư vấn phát triển.

iPhone 11 đứng nhì trong top 10 tìm kiếm của người Việt tuần qua

iPhone 11 là từ khoá công nghệ duy nhất lọt vào top 10 từ khoá được người dùng Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất trong tuần.

Yêu cầu Facebook chặn quảng cáo thực phẩm chức năng, dược phẩm sai luật

Bộ Y tế Việt Nam đề nghị Facebook hợp tác, phối hợp trong việc quản lý tình trạng rao bán, quảng cáo trái pháp luật những sản phẩm liên quan đến sức khỏe con người.