adidas hợp tác với Trạm vũ trụ quốc tế làm giày vi trọng lực

adidas và Trạm vũ trụ quốc tế (ISS - International Space Station) cho biết sẽ hợp tác chia sẻ với nhau các thành tựu liên quan đến lĩnh vực vi trọng lực, hướng đến giày chạy bộ êm nhẹ hơn, giảm thiểu trọng lực tốt hơn.

Trạm vũ trụ quốc tế (ISS – International Space Station) được chỉ định là Phòng thí nghiệm quốc gia của Mỹ từ năm 2005 Phòng này đã thực hiện một loạt các nghiên cứu về khoa học đời sống, khoa học vật lý, viễn thám, phát triển công nghệ và giáo dục. Phòng thí nghiệm quốc gia ISS Mỹ chịu trách nhiệm quản lý tất cả các nghiên cứu không thuộc NASA và các nghiên cứu đều hướng đến sử dụng vi trọng lực với mục đích có lợi cho Trái đất.

Trong khi đó, adidas gần đây liên tục tập trung cải tiến sản phẩm theo xu hướng nhẹ, vượt giúp runners tối ưu hóa khả năng để đạt được thành tích tốt nhất.

Được tiếp cận những thành tựu suốt 14 năm của Phòng thí nghiệm quốc gia ISS Mỹ, adidas hi vọng hiểu sâu hơn về cách các phi hành gia, một số người khỏe mạnh nhất trên Trái đất chuẩn bị cho những áp lực về thể chất lẫn tinh thần khi sống trong không gian. Với những hiểu biết này, adidas sẽ tạo ra một chương trình tập luyện độc quyền cho các runners trên toàn cầu, lấy cảm hứng từ những điều mà phi hành gia có thể trải qua để nghiên cứu và tạo ra những công nghệ mới tối ưu nhất. Hãng cũng hi vọng sự hợp tác sẽ tạo ra đột phá mới trong các sản phẩm, các đôi giày chạy bộ êm, nhẹ, giảm thiểu trọng lực.

Ngân Thành

Ứng dụng tính cước thời gian thực của Viettel được cấp bằng bảo hộ tại Mỹ

Ngày 4/11, Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) đã cấp bằng bảo hộ độc quyền cho Tập đoàn Viettel dành cho sáng chế “Phương thức phân chia dữ liệu ngẫu nhiên trong các hệ thống phân tán đa vi xử lý” bởi chưa từng được tìm ra và triển khai trên toàn thế giới.

Phát động cuộc thi đi bộ ảo ủng hộ bệnh nhân ung thư

Dự án sáng kiến ung thư Muối – Salt Cancer Initiative (SCI) tiếp tục phát động thử thách đi bộ ảo “5000 bước chân hạnh phúc” – đồng hành cùng bệnh nhân ung thư Việt Nam.

Năm 2050: 1/4 dân số Việt Nam sẽ di cư vì miền Nam bị nhấn chìm trong biển nước

Công bố ngày 29/10 của Climate Central – một tổ chức phi lợi nhuận chuyên phân tích về khoa học khí hậu trên chuyên san Nature cho biết: Năm 2050 nước biển dâng sẽ xóa sổ nhiều thành phố lớn ven biển. Theo đó, phần lớn miền Nam Việt Nam sẽ nằm dưới mực nước biển gây thiệt hại lớn về kinh tế cũng như an ninh lương thực quốc gia.

Thử nghiệm Wi-Fi 6 tại Đại học Mondragon

Ngày 29/10 tại Đại hội Vô tuyến Toàn cầu (Wireless Global Congress – WGC) do Liên minh băng thông rộng không dây (WBA) tổ chức ở Đức, Huawei công bố sẽ thực hiện loạt các thử nghiệm xác minh Wi-Fi 6 tại Đại học Mondragon (Tây Ban Nha), để khám phá các trường hợp sử dụng Wi-Fi 6 sáng tạo, truyền cảm hứng cho sinh viên và nâng cao các kết quả giáo dục.

Sản xuất điện từ phân ngựa

Một công ty năng lượng ở Phần Lan vừa tìm ra cách sản xuất điện mới rất thân thiện với môi trường từ nguồn nguyên liệu khá gần gũi với con người: phân ngựa.

Việt Nam ứng dụng công nghệ dự báo thời tiết của New ZeaLand

Công nghệ Weatherscape XT được cho là giúp cung cấp thông tin dự báo thời tiết chính xác hơn cũng như cảnh báo kịp thời các điều kiện thời tiết xấu.

Cho con lên mạng, cha mẹ kiểm soát hay đặt niềm tin?

Mặc dù 67% cha mẹ cho rằng con họ có thể nhận thức được rủi ro khi online, khoảng một nửa phụ huynh vẫn sử dụng các công cụ khác nhau để đảm bảo an toàn trực tuyến cho con.

Mạng xã hội học tập Việt đoạt giải vàng Asean ICT Awards 2019

Giải pháp mạng xã hội học tập trực tuyến ViettelStudy đã được vinh danh giải vàng chung cuộc tại vòng chung khảo giải thưởng Asean ICT Awards (AICTA) 2019.

Chung kết cuộc thi Tự động hóa với phương pháp học tập dựa trên dự án

Ngày 25/10, vòng chung kết cuộc thi Tự động hóa với phương pháp học tập dựa trên dự án đã diễn ra tại trường Đại học Công nghiệp TP HCM.

Robot xã hội thân thiện nhưng chứa nhiều bẩt ổn

Những chú robot có thể ra vào các tòa nhà có an ninh bảo vệ và khai thác những thông tin nhạy cảm từ những người dùng đặt niềm tin đối với robot, bằng cách thuyết phục những người này thực hiện những hành động bất cẩn – theo một nghiên cứu do Kaspersky và Đại học Ghent thực hiện.