Chuyện về thế giới máy chơi game mang tên “Lite”

Nintendo Switch Lite là một sản phẩm console di động mới nhất mang tên Lite - một yếu tố nói lên sự rút gọn so với sản phẩm gốc trước đó. Đây không phải lần đầu tiên Nintendo làm điều này, và các nhà sản xuất console cũng vậy.

Chuyện về thế giới máy chơi game mang tên "Lite" - swlite

Nintendo Switch Lite

Với cách đặt tên sản phẩm mới nhất của mình là Switch Lite, đã cho thấy Nintendo sẵn sàng rút gọn nhiều tính năng so với chiếc Switch gốc. Tuy nhiên, việc rút gọn mất tính năng chuyển đổi tay cầm và loại bỏ khả năng kết nối với TV cũng đồng nghĩa với cách định nghĩa của thương hiệu Switch không còn như trước nữa. Từ việc hướng đến khả năng cơ động mọi lúc mọi nơi với nhiều loại kết nối khác nhau, giờ đây chiếc Switch Lite chỉ còn một mục đích duy nhất là đưa máy chơi game, hay đúng hơn là kho game của Nintendo đến nhiều người dùng tiềm năng hơn, trong một mức giá rẻ hơn. Thực tế cũng đã cho thấy, đây không phải lần đầu tiên Nintendo hay bất kỳ các nhà sản xuất console nào khác trên thế giới mới làm như vậy. Lịch sử của dòng máy chơi game với cái tên (hoặc định nghĩa) từ Lite đã đi được một chặng đường dài.

Chuyện về thế giới máy chơi game mang tên "Lite" - nes101

NES-101

Có lẽ, chiếc máy chơi game đầu tiên mang định nghĩa như một sản phẩm Lite đã có từ năm 1993, thời điểm chiếc NES-101 được ra mắt. Đây là một sản phẩm kế nhiệm của chiếc NES huyền thoại (1985) với tay cầm mới, khe cắm băng tốt hơn cùng mức giá chỉ 49,99 USD. Sức mạnh xử lý của hai thiết bị giống nhau, nhưng chiếc NES-101 đã được loại bỏ jack âm thanh và cổng video, qua đó buộc người dùng phải sử dụng kết nối RF để nối được với TV.

Tiếp theo đó là phiên bản SNES được ra mắt vào năm 1997, Nintendo tiếp tục loại bỏ đèn LED trên nút nguồn và nút nhả băng, đồng thời loại bỏ cổng S-video và RGB để thay bằng một cổng tích hợp duy nhất, tương tự, cổng ngoại vi cho modem vệ tinh Satellaview cũng bị loại bỏ, người dùng sẽ không thể truy cập vào các nội dung khác qua truyền hình vệ tinh trên chiếc SNES. Bù lại, kích thước của sản phẩm đã được thu nhỏ đáng kể.

Đến hai thế hệ console tiếp theo là N64 và GameCube, Nintendo đã không tung ra bản cập nhật Lite nào cho hai hệ máy này. GameCube chỉ có một phiên bản mới vào năm 2004 với một sửa đổi rất nhỏ là loại bỏ cổng AV, theo đó tính năng upscale 480p của các trò chơi hỗ trợ không còn xuất hiện trên hệ máy Nintendo – một bước đi có thể coi là thụt lùi khi so sánh với Playstation 2 của Sony.

Chuyện về thế giới máy chơi game mang tên "Lite" - wii mini 3

Nintendo Wii Mini

Wii là một hệ thống kế nhiệm cho GameCube với nhiều điểm tương đồng, bao gồm khả năng tương thích ngược với các nội dung cũ, hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ và các tay cầm cũ cũng được tương thích. Tuy nhiên, đáng tiếc là phiên bản Wii 2011 đã loại bỏ hết các tùy chọn này, ép buộc người dùng phải sử dụng các tay cầm/ phụ kiện Wii mới. Bên cạnh đó, phiên bản Wii mới cũng không được bán kèm chân đế dọc, tức buộc người dùng phải đặt nằm máy nếu không muốn bị đổ. 

Phiên bản cắt giảm mạnh của Wii mang tên Wii Mini thậm chí còn nhỏ gọn và ít tùy chọn kết nối mở rộng hơn cả bản Wii gốc. Với thiết kế khác biệt hoàn toàn, chiếc Wii Mini chỉ bao gồm một vỏ nhựa đỏ với bề mặt chính được sơn đen nhám. Đây là phiên bản Wii “tù nhất” khi ngay cả kết nối Internet cũng bị cắt giảm, không có khả năng tương thích ngược, thậm chí không có cả khả năng lưu trữ game cục bộ. Tất cả những gì chiếc Wii Mini làm được là chơi game của Wii bằng đĩa. Do đó, dù chỉ có mức giá 99,99USD, nhưng Wii Mini vẫn là một thất bại về doanh số.

Chuyện về thế giới máy chơi game mang tên "Lite" - gameboy micro

Game Boy Micro

Đối với phân nhánh console cho di động, một điều tốt là các phiên bản kế nhiệm của Nintendo luôn có xu hướng nâng cấp mạnh mẽ so với phiên bản tiền nhiệm, cũng như giữ được khả năng tương thích ngược. Khởi đầu với hệ máy Game Boy với màn hình màu xanh “huyền thoại”, cho đến Game Boy Pocket với thiết kế nhỏ hơn nhưng giữ đầy đủ các tính năng, cho đến Game Boy Color và cuối cùng là Game Boy Advance dù đã thay đổi từ thiết kế dạng thanh sang nắp gập. Tuy nhiên, vẫn có những phiên bản Game Boy được đánh giá là dạng Lite, như mẫu Game Boy Micro. Chiếc máy game này là phiên bản cuối cùng của thương hiệu Game Boy, nhưng thiếu khả năng tương thích ngược cùng khả năng xử lý cực hạn chế. Đây hoàn toàn là một thất bại về doanh số và là chương kết thúc buồn cho thương hiệu Game Boy.

Nintendo DS – dòng sản phẩm thời “hậu Game Boy” với triết lý rất khác biệt. Lần đầu tiên công ty Nhật Bản muốn người dùng tương tác với màn hình cảm ứng thay vì chỉ có nút bấm đơn thuần. Một sản phẩm “Lite” nổi tiếng của dòng DS chính là chiếc DS Lite năm 2006, với thiết kế nhỏ gọn hơn một chút, nhưng điểm tốt là có màn hình sáng hơn, sau đó 3 năm, công ty công bố chiếc DSi như một bản nâng cấp lớn đầu tiên của DS.

Chuyện về thế giới máy chơi game mang tên "Lite" - dsi 1(1)

Nintendo DSi (trái) và DS Lite (phải)

DSi có thể coi là một phiên bản nâng cấp rất hoàn thiện của Nintendo DS, với việc bổ sung camera, hệ thống xử lý được nâng cấp, cùng bộ nhớ trong lớn hơn, hỗ trợ kho game trực tuyến trong một thiết kế được đánh giá là đẹp và gọn hơn hẳn so với DS hay DS Lite. Tuy nhiên, DSi cũng đã loại bỏ khả năng tương thích ngược với một số phụ kiện mở rộng của Game Boy (vốn vẫn còn trên chiếc DS đầu tiên). Sau đó, Nintendo tiếp tục giới thiệu chiếc DSi XL – và bắt đầu mở ra một kỷ nguyên phần cứng mới: những phiên bản có thiết kế lớn, màn hình to hơn bên cạnh các phiên bản truyền thống – rất phù hợp với khái niệm XL.

Đến năm 2011, Nintendo trình làng 3DS, không chỉ là một bản console mạnh mẽ hơn hẳn mà còn mang đến rất nhiều tính năng mới, cải tiến kỹ thuật mới đã gần như định hình toàn bộ cách Nintendo định hình hệ sinh thái cho máy game cầm tay của họ tới hơn nửa thập kỷ tiếp theo. Tương tự DSi, thế hệ 3DS bao gồm 3DS tiêu chuẩn và 3DS XL. Đến năm 2014, công ty tiếp tục trình làng dòng New 3DS với nhiều nâng cấp quan trọng về sức mạnh xử lý và giao diện phần mềm cũng được cải tiến nhiều. 

Chuyện về thế giới máy chơi game mang tên "Lite" -

Nintendo 2DS (trái) và 2DS XL (phải)

Không giống như 3DS, dòng 2DS có vẻ như một trò đùa cá tháng Tư của Nintendo, khi mà tính năng trọng tâm là 3D đã không còn xuất hiện trên chiếc console có hình dáng của màn hình Wii U này. Thay vào đó, 2DS dường như được định nghĩa như một phiên bản nằm giữa chiếc DSi và 3DS thì đúng hơn. Chính sự nửa nạc nửa mỡ này đã khiến Nintendo 2DS đi theo vết xe đổ của chiếc Game Boy Micro khi xét về doanh số, và mọi thứ chỉ được cải thiện khi công ty tung ra mẫu 2DS XL, và 2DS cũng là dòng máy game 2 màn hình duy nhất của Nintendo có sự khác biệt cơ bản giữa phiên bản tiêu chuẩn và bản XL.

Chuyện về thế giới máy chơi game mang tên "Lite" - ps1one

Sony PSOne (trên) và PlayStation 1 (dưới)

Không chỉ riêng Nintendo, Sony cũng là một công ty có số má bậc nhất về chơi game ngay từ những ngày đầu. Thương hiệu PlayStation chính là bằng chứng rõ ràng nhất. Và việc duy trì một vòng đời đến gần chục năm cho một hệ máy cũng kéo theo việc công ty phải ra mắt thêm các phiên bản mới (bao gồm cả bản rút gọn tính năng) để giữ chân người dùng. Sau khi chiếc PlayStation thế hệ đầu tiên (PS1) được ra mắt, Sony đã cung cấp các phiên bản PS1 tiếp theo với mức giá rẻ hơn với việc loại bỏ cổng AV, và đáng kể nhất là cổng RCA – một biểu tượng của giới sành âm thanh. Đầu năm 2000, Sony ra mắt chiếc PSOne với thiết kế tiếp tục thu gọn, và dĩ nhiên là các cổng kết nối dư thừa tiếp tục bị loại bỏ.

Chuyện về thế giới máy chơi game mang tên "Lite" - ps2 comparison

PlayStation 2 (trái) và PlayStation 2 Slim (phải)

Đến thế hệ Playstation 2 (PS2), chiếc console bán chạy nhất lịch sử của Sony trải qua hai phiên bản chính thức. Bản PS2 đầu tiên có kích thước khá cồng kềnh và bản PS2 Slim (2004) có kích thước mỏng gọn hơn nhiều, nhưng cùng với đó là rất nhiều cắt giảm về mặt tính năng như loại bỏ cổng FireWire, loại bỏ ổ HDD 3,5inch. Chiếc PS2 Slim giống với Nintendo Wii Mini về mặt tính năng, khi chỉ cho phép chơi game qua đĩa. Việc thiếu vắng ổ HDD cũng khiến hiệu năng của PS2 Slim bị suy giảm so với phiên bản gốc trong một số trường hợp, như tốc độ load game cục bộ chẳng hạn, cũng như những người dùng thích vọc vạch không còn có thể cài đặt hệ điều hành Linux lên chiếc PS2 Slim nữa. 

Không giống PS2, Playstation 3 (PS3) là chiếc console đầy tranh cãi, khi những tham vọng về công nghệ của Sony đã bị nhấn chìm ngay trong những ngày đầu tiên mở bán bởi sự thất vọng về mức giá thuộc hàng đắt nhất lịch sử: 599USD. Ngay sau đó, Sony đã phải làm mọi cách để cắt giảm giá thành của sản phẩm trong những phiên bản tiếp theo để kỳ vọng nâng cao doanh số sản phẩm.

Chuyện về thế giới máy chơi game mang tên "Lite" - ps3

PlayStation 3 (trái), PlayStation 3 Slim (giữa) và PlayStation 3 Super Slim (phải)

Khả năng tương thích ngược của PS3 với thư viện game PS2 là điều gây tranh cãi. Ban đầu, chiếc console thiết kế để chạy hoàn toàn game của PS2 nhờ CPU Emotion Engine và GPU Synthesizer của chiếc console này vẫn được tích hợp trực tiếp trên bo mạch của PS3, bên cạnh bộ xử lý chính Cell. Tuy nhiên, phiên bản PS3 của Châu Âu và các phiên bản PS3 thế hệ tiếp theo đều bị loại bỏ các con chip này, thay vào đó là phần mềm giả lập PlayStation Classic, người dùng chỉ có thể mua các game digital PS1 và PS2 trên cửa hàng Playstation Store (PS Store), thay vì cho phép chơi bằng đĩa.

Về thiết kế, các phiên bản kế nhiệm bao gồm PS3 Slim và PS3 Super Slim hầu như vẫn giữ nguyên những tính năng chủ chốt như phần cứng xử lý, khả năng kết nối mạng, chơi nội dung blu-ray cũng như hiệu xuất hoạt động dần được cải thiện tốt hơn. 

Điểm cắt giảm lớn nhất giữa các phiên bản PS3 có lẽ chỉ nằm ở tính năng Other OS – một công cụ cho phép người dùng cài đặt một hệ điều hành khác lên PS3 để tận dụng sức mạnh của nó. Tuy nhiên, các phiên bản PS3 Slim và Super Slim kế tiếp đã bị Sony loại bỏ và đây cũng là nguồn cơn cho rắc rối tới chính công ty, khi bị chính người dùng khởi kiện vì quyết định này. Vụ kiện diễn ra từ năm 2010 và phải đến 2017, Sony mới chấp nhận nộp tiền phạt – chủ yếu được quy đổi thành các mã giảm giá, mã thẻ cào PSN cho những người chứng minh được rằng mình bị thiệt hại từ quyết định của Sony.

Chuyện về thế giới máy chơi game mang tên "Lite" - psp

PSP Go (trên) và PSP (dưới)

Cũng trong khoảng thời gian PS3 bắt đầu được giới thiệu, Sony đã ra mắt chiếc máy chơi game cầm tay đầu tiên của mình – PlayStation Portable (PSP) và có thể coi là chiếc console di động bán chạy nhất lịch sử công ty. Các phiên bản kế nhiệm bao gồm PSP-2000 và PSP-3000 không có nhiều cắt giảm đáng chú ý, mà ngược lại là cải tiến về độ mỏng và các tính năng được nâng cấp đáng hoan nghênh như màn hình đẹp hơn, thiết kế bền bỉ, khó hỏng hóc hơn.

PSP Go – một phiên bản PSP với thiết kế trượt, đây cũng là phiên bản PSP bị đánh giá thấp nhất. Nó nhỏ hơn hầu hết các phiên bản PSP khác nhờ khả năng giấu tay cầm vào sau màn hình trượt, nhưng điều gây tranh cãi là ổ đĩa UMD bị loại bỏ hoàn toàn, người dùng chỉ có thể chơi các game dạng digital trên máy, được tải về từ cửa hàng PS Store. Dù thất bại về doanh số, nhưng PSP Go vẫn là một hệ máy đi trước thời đại với ý tưởng cung cấp game dạng kỹ thuật số hoàn toàn thay vì chơi bằng đĩa truyền thống – hướng đi mà Microsoft và Nintendo đã bắt đầu nhen nhóm thực hiện theo.

PSP E-1000 (còn gọi là PSP Street) là phiên bản PSP cuối cùng, và cũng là phiên bản mờ nhạt nhất. Nó chỉ được phát hành tại Châu Âu, có mức giá rẻ nhất trong gia đình PSP nhưng không hỗ trợ kết nối Wifi. Để chơi được game trên máy, người dùng chỉ có thể sử dụng đĩa UMD hoặc copy game từ máy PS3.

Chuyện về thế giới máy chơi game mang tên "Lite" - vita

PlayStation Vita (trên) và PSTV (dưới)

PlayStation Vita (PSVita) là phiên bản kế nhiệm hoàn hảo của PSP khi xét về thông số kỹ thuật. Ở thời điểm ra mắt, PSVita là chiếc console di động mạnh nhất thế giới với phần cứng xử lý còn cao hơn hầu hết các smartphone cùng thời. Ngoài ra còn thêm một loạt các công nghệ mới nổi bật như bàn rê cảm ứng, điều khiển bằng con quay hồi chuyển, màn hình cảm ứng OLED lớn cùng giao diện Live Area nổi bật. Tuy nhiên PSVita không thể kế nhiệm thành công PSP do chiến lược sai lầm của Sony. Bù lại, công ty Nhật Bản vẫn kịp ra mắt thêm phiên bản cập nhật PS Vita 2000 với một số thay đổi như chuyển màn hình OLED thành LCD, cổng sạc thành MicroUSB thông dụng hay bộ nhớ trong lớn hơn. 

PlayStation TV (PSTV) là một phiên bản “Lite” của PSVita, nhưng cách điều khiển lại mang đến cảm giác của PS3, với tay cầm Dual Shock 3 bán kèm. Chiếc console này được thiết kế như một TVBox thu nhỏ và mang đến phần cứng của PSVita, và người dùng phải kết nối tới TV để chơi do không có màn hình riêng.

Chuyện về thế giới máy chơi game mang tên "Lite" - ps4

PlayStation4 Slim

Thời hoàng kim nhất của PlayStation của thập kỷ này chính là PlayStation 4 (PS4). Phiên bản PS4 Slim có thể coi là một bản Lite từ PS4 tiêu chuẩn với thiết kế nhỏ hơn, bố trí lại hầu hết các chi tiết thiết kế và loại bỏ cổng quang. 

Tương tự như Nintendo và Sony, Microsoft cũng có một lịch sử cung cấp các phiên bản console dạng Lite gây tranh cãi với thương hiệu Xbox. Chiếc Xbox đầu tiên không có một phiên bản cập nhật mang tính chất thu gọn nào mà thay vào đó, Microsoft bắt đầu thực hiện điều này với thế hệ Xbox thứ hai – chiếc Xbox 360.

Chuyện về thế giới máy chơi game mang tên "Lite" - 360

Xbox 360 (trái), Xbox 360S (giữa) và Xbox 360E (phải)

Sau khi được ra mắt vào năm 2006, chiếc Xbox 360 đã có một phiên bản nhỏ hơn, mang tên Xbox 360S, với điểm bổ sung đáng chú ý là cổng độc quyền cho cảm biến Kinec, tích hợp thêm Wi-fi và một số cổng USB được bổ sung. Đây cũng là chiếc console dạng “Lite” duy nhất của Microsoft cho đến nay được bổ sung thêm cổng kết nối chứ không rút gọn khi so với phiên bản gốc. Bù lại, Microsoft cũng tinh chỉnh lại cách bố trí linh kiện như sử dụng giao tiếp SATA thông dụng để đọc ổ cứng thay vì khay bộ nhớ đắt tiền hơn trên Xbox 360 ban đầu.

Năm 2013, Microsoft giới thiệu chiếc Xbox 360E và đây chính là phiên bản Xbox 360 cuối cùng, với điểm nhấn lớn nhất có lẽ là ở kiểu dáng có nhiều nét tương đồng với chiếc Xbox One – mẫu console flagship thế hệ tiếp theo mà công ty ra mắt cùng lúc.

Chuyện về thế giới máy chơi game mang tên "Lite" - s

Xbox One S

Tuy nhiên, Xbox One đã thất bại hoàn toàn trong việc cạnh tranh với PS4 bởi mức giá đắt hơn (do bán kèm cảm biến Kinect khiến giá thành bị đội lên), phần cứng xử lý lại kém hơn và nhất là việc Kinect tỏ ra thất bại trong việc tiếp cận đến số đông người dùng. Chính vì vậy mà chỉ một năm sau, các phiên bản Xbox One tiếp theo đã loại bỏ Kinect để giảm giá bán.

Xbox One S là câu trả lời đầu tiên của Microsoft với PS4 Slim. Điểm đáng tiền nhất của chiếc console này là hỗ trợ ổ đĩa Blu-ray 4K HDR đắt tiền, cùng thiết kế được đánh giá rất đẹp và nhỏ gọn, nhưng chưa đủ để kéo lại sự thành công cho Microsoft.

NVTveron

Giải đấu tiền tỉ, tuyển quân SEA Games 30 của Liên Quân Mobile sắp khởi tranh

Mùa giải Đấu Trường Danh Vọng mùa Đông 2019 sẽ trở thành Vòng loại chọn đội tuyển Liên Quân Việt Nam tại SEA Games 30 sau lượt đi.

142 tựa game vi phạm luật phát hành tại Việt Nam bị gỡ bỏ

142 tựa game phát hành thông qua ứng dụng Google Play và App Store vi phạm luật phát hành tại Việt Nam đã bị Bộ Thông tin – Truyền thông yêu cầu gỡ bỏ, trong đó có 104 game cờ bạc đổi thưởng và 38 game có nội dung bạo lực.

Lộ diện hình ảnh chiếc Asus ROG Phone thế hệ 2

Một người dùng mạng xã hội Weibo ở Trung Quốc vừa đăng tải lên một số hình ảnh được cho là của chiếc Asus ROG Phone 2 sắp ra mắt vào ngày 23/7 tới.

Lịch sử ngắn gọn về thế giới máy chơi game “Lite”

Nintendo Switch Lite là một sản phẩm console di động mới nhất mang tên Lite – một yếu tố nói lên sự rút gọn so với sản phẩm gốc trước đó. Đây không phải lần đầu tiên Nintendo làm điều này, và các nhà sản xuất console cũng vậy.

Đánh bại đương kim vô địch AIC 2018, tuyển Việt Nam 1 vô địch AWC 2019

Sau 7 ván đầu căng thẳng và kịch tính, đội tuyển Việt Nam 1 đã vượt qua đội Đài Bắc, đương kim vô địch giải AIC 2018 để giành Ngôi vương giải AWC 2019. Đây cũng là lần đầu tiên một đội tuyển eSport của Việt Nam giành cup vô địch giải eSport mang tầm quốc tế.

Game thủ StarCraft sẽ được so tài trực tiếp cùng AI của DeepMind

Đầu năm nay, AI của DeepMind đã “nhét hành ngập miệng” cho một team StarCraft chuyên nghiệp bậc nhất thế giới.

MSI chính thức gia nhập cuộc chơi lớn PC Gaming tại Việt Nam

Thông qua nhà phân phối Network Hub và công ty CMC cung cấp dịch vụ bảo hành tận nơi, MSI đã chính thức gia nhập thị trường máy bộ chuyên game tại Việt Nam với dòng sản phẩm Trident.

Trung Quốc cấm “yêu” trong game

Theo Nhật báo Nhân dân Trung Hoa , Trung Quốc vừa đưa ra bộ qui tắt mới về quản lý nội dung trò chơi phân chia thành 4 nhóm tuổi, đặc biệt sẽ cấm các nội dung yêu đương trong game.

ASUS ROG nâng tầm laptop chuyên game lên tới 180 triệu đồng

Tại sự kiện “Be Unstoppable” diễn ra vào ngày 27/6, ASUS đã giới thiệu những nâng cấp mới cho dòng laptop chuyên game, nổi bật nhất là dòng laptop ROG Mothership GZ700 có giá bán lên đến 180 triệu đồng.

Colorful lấn sân sản xuất PC chơi game

Hãng Colorful đã đặt chân vào thị trường PC chuyên game khi ra mắt dòng sản phẩm đầu tiên của mình là iGame SIGMA M500.