Người dùng cần cảnh giác khi giao dịch vay tiền trực tuyến

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương vừa đưa ra một số khuyến cáo người dùng cần cảnh giác khi thực hiện các giao dịch vay tiền trực tuyến.

Người dùng cần cảnh giác khi giao dịch vay tiền trực tuyến - onlinebanking1

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương, hiện đang có nhiều mô hình cho vay online, cho vay trực tuyến đang hoạt động tại Việt Nam. Đối với các mô hình này, hiện chưa có các quy định pháp luật để phân loại rõ ràng, cụ thể. Do vậy, việc giao dịch với các mô hình này có thể tiềm ẩn nguy cơ và rủi ro cho người tiêu dùng, đặc biệt trong trường hợp giao dịch với các đơn vị “trá hình”, “tín dụng đen núp bóng”. 

Từ thực tế đó, Cục khuyến cáo người tiêu dùng cần thận trọng, cân nhắc kỹ về việc sử dụng dịch vụ này. Cụ thể, trong trường hợp quyết định sử dụng, người tiêu dùng cần lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ có thể hiện đầy đủ thông tin. Ví dụ website hoặc ứng dụng của đơn vị đó phải có đầy đủ các thông tin về: tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, điện thoại… 

Ngoài ra, website hoặc ứng dụng phải thể hiện rõ các thông tin, tài liệu liên quan đến giao dịch, chẳng hạn như công bố rõ ràng chính sách bảo vệ thông tin, mẫu hợp đồng, biểu phí, xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia giao dịch…        

Các giao diện website hoặc ứng dụng không hiển thị đầy đủ các thông tin nêu trên có dấu hiệu là đơn vị kinh doanh không rõ ràng, tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng.

Cũng trong nội dung cảnh báo, Cục cho biết đặc trưng của các dịch vụ cho vay trực tuyến là lãi suất và các mức phí kèm theo thường rất cao. Do vậy, để tránh các phát sinh nằm ngoài dự kiến, người tiêu dùng cần biết rõ các mức lãi suất, các mức phí và các chi phí có thể phát sinh trong những trường hợp cụ thể (trả nợ trước hạn, chậm trả, gia hạn thời gian vay, phí tư vấn dịch vụ…).

Trong quá trình tìm hiểu các thông tin nêu trên, người tiêu dùng cần đảm bảo việc lưu giữ thông tin để có cơ sở đối chiếu khi phát sinh tranh chấp. Ví dụ, có nhiều trường hợp người tiêu dùng nghe nhân viên tư vấn qua điện thoại nhưng không kiểm tra lại nội dung hợp đồng trước khi ký, dẫn đến khi có tranh chấp phát sinh mới phát hiện nội dung hợp đồng không đúng như nội dung tư vấn.

Sau khi ký hợp đồng, nếu đơn vị cho vay không gửi hợp đồng hoặc không có thông tin hướng dẫn người tiêu dùng cách thức tải về, tham khảo hợp đồng đã ký thì người tiêu dùng cần ngay lập tức liên hệ và yêu cầu đơn vị cho vay cung cấp bản sao hợp đồng đã ký.

Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh, người tiêu dùng cần phản ánh, khiếu nại trực tiếp tới đơn vị cho vay. Người tiêu dùng cần lưu ý việc phản ánh, khiếu nại phải được thực hiện qua các phương thức có thể lưu lại bằng chứng như gửi email, gửi thư có xác nhận báo phát… Họ cần tránh sử dụng hình thức gọi điện thoại để phản ánh, khiếu nại do hình thức này không đảm bảo được sự cam kết của đơn vị cho vay trong quá trình giải quyết tranh chấp phát sinh.

 

OPPO thực hiện thành công cuộc gọi 5G tích hợp công nghệ DSS đầu tiên thế giới

Ngày 2/12/2019, OPPO công bố thực hiện thành công cuộc gọi DSS (Dynamic Spectrum Sharing) đầu tiên thông qua smartphone đầu tiên trên thế giới với sự hợp tác cùng Ericsson, Qualcomm, Swisscom và Telstra.

Hỗ trợ thủ tục giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia sàn thương mại toàn cầu

Ngày 4/12, Amazon Global Selling đã ký kết cùng Bộ Công thương Việt Nam biên bản ghi nhớ hợp tác chung về hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia thương mại điện tử và đẩy mạnh xuất khẩu trực tuyến trong năm 2020.

Những trục trặc người dùng hay gặp phải với iPhone và cách khắc phục

iPhone bị thoát ứng dụng đột ngột, không gọi và nhắn tin được! Không xóa được ứng dụng trên iPhone! Không tắt nguồn được! Download ứng dụng từ App Store yêu cầu thẻ Visa!… Đó là loạt trục trặc mà Thế Giới Số thường hay nhận được từ bạn đọc gửi về nhờ cách khắc phục.

Quyết hạ Huawei đến cùng, FCC tung quỹ 5G cực khủng hỗ trợ nông thôn Mỹ

FCC vừa công bố 5G Fund trị giá 9 tỷ USD để hỗ trợ đưa kết nối tốc độ cao đến khu vực nông thôn Mỹ, trong đó ít nhất 1 tỷ USD sẽ được dành cho việc áp dụng 5G trong nông nghiệp. Điều này sẽ khiến các nhà cung cấp dịch vụ ở nông thôn dễ quay lưng với thiết bị mạng từ Huawei.

iPhone 11 Pro vẫn thu thập dữ liệu vị trí bất chấp cài đặt của người dùng

Nhà nghiên cứu bảo mật tại KrebsOnSecurity đã phát hiện ra một lỗ hổng tồn tại trong chiếc điện thoại cao cấp mới nhất của Apple nhằm mục đích thu thập dữ liệu vị trí người dùng.

Samsung sẽ đóng chip cũ của Note 9 lên Note 10 Lite và bán giá cắt cổ?

Các tin đồn cho thấy nhiều khả năng Samsung sẽ trang bị cho Galaxy Note 10 Lite con chip Exynos 9810 của năm 2018.

Motorola Razr 2020 sẽ hỗ trợ module Motomods

Có vẻ Motorola vẫn chưa thôi tham vọng về điện thoại có thể “xếp hình”. Mới đây, Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) đã chính thức phê duyệt một bằng sáng chế về thiết kế điện thoại màn hình gập mà Motorola đã nộp vào năm 2018. Nhiều khả năng đây sẽ là thiết kế của chiếc Motorola Razr thế hệ tiếp theo, dự kiến ra mắt vào năm 2020.

Vi xử lý Snapdragon 865 hỗ trợ camera có độ phân giải lên đến 200 MP

Snapdragon 865 là chip di động cao cấp mới nhất mà Qualcomm vừa ra mắt nhằm hướng đến đại đa số smartphone cao cấp của năm 2020.

Qualcomm ra mắt cảm biến vân tay siêu âm kích cỡ lớn mà Apple đã chờ đợi từ lâu

Qualcomm vừa giới thiệu phiên bản cảm biến vân tay dưới màn hình siêu âm thế hệ tiếp theo mang tên 3D Sonic Max với nhiều cải tiến, giúp xác thực dấu vân tay tốt hơn, đáp ứng mong đợi từ các nhà sản xuất như Apple.

Bộ ảnh GIAO THÔNG Ở XỨ SỞ DIỆU KỲ: châm biếm, hài hước thời công nghệ

Với thông điệp nhắn gửi người tham gia giao thông ý thức hơn trong việc đi đúng làn đường cho phép và hành xử văn hoá nơi công cộng, fanpage với cái tên ngộ nghĩnh K0 Còi đăng tải bộ ảnh đường phố pha lẫn nghệ thuật, phản ảnh về hành vi xấu của người đi đường đang gây sốt trên mạng.