Facebook giới thiệu đồng Libra với tham vọng trở thành ngân hàng số

Facebook muốn việc chuyển khoản thanh toán điện tử trở nên đơn giản như việc gởi một tin nhắn, đó là một trong những lý do hãng phát hành đồng tiền ảo Libra để tiếp cận đến hàng tỉ người chưa có tài khoản ngân hàng.

Facebook mô tả đồng Libra là “hạ tầng tài chính và tiền tệ toàn cầu”, cũng là tài sản kỹ thuật số được Facebook phát triển dựa trên công nghệ blockchain – công nghệ mã hóa được nhiều loại tiền tệ khác sử dụng. Ký hiệu riêng của đồng Libra là ≋.

Đồng Libra là gì?

Năm 2008, đồng tiền ảo Bitcoin đầu tiên ra đời, sau đó hàng ngàn loại tiền ảo được khai sinh với mục đích trở thành đồng tiền tiên phong trong việc thay đổi tiền truyền thống. Đồng Libra là đồng tiền ảo mới nhất được Facebook giới thiệu với nhiều khác biệt đáng kể.

Facebook giới thiệu đồng Libra với tham vọng trở thành ngân hàng số - LibraFB(1)

Tên gọi Libra có nghĩa là “tự do, công lý và tiền bạc”. Theo tài liệu White Paper được Facebook cung cấp, tiền ảo Libra không còn được “đào” (mining) như các đồng tiền ảo dựa trên blockchain hiện tại, mà được phát hành dựa trên “tài sản bảo chứng” nền tảng cơ bản của việc phát hành tiền tệ.

Mỗi một đồng Libra được phát hành đồng nghĩa với việc có một tài sản tương đương được đưa vào tài khoản ngân hàng để bảo chứng. Facebook không dùng vàng hay vật chất có giá trị để bảo chứng mà dùng “tài khoản ngân hàng” và “trái phiếu chính phủ” để làm giá trị bảo chứng. Nhờ đó, tiền ảo Libra không có sự tăng giảm hỗn loạn và bị thao túng bởi một nhóm người hoặc bất kỳ ai.

Hoạt động của Facebook Libra như một ngân hàng trung ương, các chính sách tiền tệ sẽ được đưa ra để kiểm soát giá trị của tiền Libra. Vì Libra được triển khai ở quy mô toàn cầu nên công nghệ blockchain sẽ giúp giảm nhẹ công việc của ngân hàng trung ương Facebook.

Được ai quản lý?

Đồng Libra được quản lý bởi hiệp hội Libra (Libra Association). Được phát triển hướng đến Libra trở thành đồng tiền ổn định, có bảo chứng, điều này có nghĩa Libra không được gắn với một giá trị tiền tệ. Do đó, giá trị của Libra sẽ không có sự tăng giảm đột biến về giá như với Bitcoin, Ethereum…

Facebook giới thiệu đồng Libra với tham vọng trở thành ngân hàng số - LibraFB(1)

Theo Facebook, Libra Association là một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận, có trụ sở tại Thụy Sĩ. Libra Association có 2 nhiệm vụ là xác thực những giao dịch dùng blockchain Libra và quản lý số tiền Libra đang lưu hành.

Để tham gia và trở thành thành viên sáng lập của Libra Association, các công ty phải đóng 10 triệu USD. Hiện Libra Association có gần 30 thành viên với những tên tuổi lớn trong ngành công nghệ và tài chính như: Paypal, Ebay, Spotify, Uber, Lyft, Andreessen Horowitz, Thrive Capital, Visa, Mastercard…

Các thành viên sáng lập Libra Association được quyền bỏ phiếu và tham gia bỏ phiếu cho các quyết định chính sách và hoạt động của Libra. Khi đồng Libra được phát hành, Facebook sẽ không còn vai trò lãnh đạo, các thành viên sẽ bình đẳng trong việc quản lý Libra.

Cách sở hữu và sử dụng

Facebook chưa đưa bất kỳ thông tin nào về cách sở hữu đồng Libra, giá trị quy đổi của đồng Libra ra sao. Tuy nhiên, có thể thấy trong hiệp hội Libra có sự hiện diện của các tổ chức tài chính truyền thống như Visa, Mastercard, điều này cho thấy có khả năng bạn có thể mua đồng Libra bằng chính tài khoản của mình.

Facebook giới thiệu đồng Libra với tham vọng trở thành ngân hàng số - LibraFB(2)

Nhiều khả năng Facebook sẽ phát hành miễn phí một lượng Libra để khởi động cho hệ sinh thái tiền điện tử của mình. Điều này sẽ giúp những người không có tài khoản ngân hàng nhanh chóng tiếp cận được các dịch vụ tài chính. Ngoài ra, các thành viên sáng lập của hiệp hội Libra sẽ trả lương cho nhân viên bằng đồng Libra để tăng số lượng đồng Libra được sở hữu và lưu hành.

Ban đầu, người dùng Facebook sẽ có thể gởi và nhận tiền với nhau. Tiếp đến, người dùng của các hãng công nghệ, dịch vụ tài chính là thành viên sáng lập của Libra Association sẽ nhanh chóng được tiếp cận đồng Libra và sử dụng cho các dịch vụ được cung cấp bởi các hãng này.

Đồng Libra ngay từ ban đầu định hướng tiếp cận với các quốc gia đang phát triển, thị trường mà nhiều người vẫn chưa có tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng. Những nơi này thậm chí các ví điện tử, thanh toán online cũng không thể tiếp cận được đến với người dùng.

Có an toàn không?

Như các đồng tiền điện tử khác, người dùng sử dụng và quản lý đồng Libra trong ví điện tử Calibra. Calibra hỗ trợ các nền tảng tin nhắn Messenger, WhatsApp, Instagram và Facebook, cho phép bên thứ 3 cùng kết nối vào.

Facebook giới thiệu đồng Libra với tham vọng trở thành ngân hàng số - LibraFB(6)

Calibra cũng là tên của một công ty mới thành lập với mục đích tập trung vào việc xây dựng các dịch vụ tài chính, phần mềm dựa trên công nghệ blockchain. Về cơ bản, ví Calibra cũng tương tự như những ứng dụng thanh toán điện tử khác như MoMo, ZaloPay, Google Pay, Apple Pay, Amazon Pay… Điểm mạnh của Calibra chính là được phát triển bởi Facebook với số lượng người dùng tiềm năng cực lớn, nên dễ dàng được chấp nhận và sử dụng hơn bất cứ dịch vụ truyền thống nào.

Nếu các đồng tiền ảo khác đều được bảo mật danh tính thì ví Calibra sẽ yêu cầu bạn đăng ký với giấy tờ tuỳ thân của người dùng. Điều này hạn chế lừa đảo, gian lận hoặc rửa tiền. Theo đó dữ liệu người dùng của Facebook sẽ độc lập với dữ liệu của Calibra, nhằm đảo bảo an toàn thông tin của người dùng.

Facebook cho biết, hãng sẽ triển khai các công nghệ chủ động ngăn các hoạt động lừa đảo và rửa tiền, cũng như hỗ trợ trực tuyến liên tục giúp người dùng không mất tài khoản. Nếu người dùng bị mất tiền do lừa đảo, Facebook sẽ bồi thường.

Dự kiến, blockchain Libra sẽ được thiết lập dựa trên mã nguồn mở, để cộng đồng có thể cùng phát triển và khắc phục các lỗi thiết kế, bảo mật. Theo đó, Facebook sẽ tổ chức các cuộc thi “săn lỗi nhận thưởng” để thu hút sự tham gia của những chuyên gia bảo mật trên toàn cầu.

Với tiền ảo Libra, Facebook sẽ mạnh như thế nào?

Nếu được triển khai thành công, tiền ảo Libra sẽ giúp Facebook trở thành ngân hàng số kiểu mới, khi đó người dùng có thể tham gia các dịch vụ tài chính mà không cần phải có tài khoản ngân hàng – điều mà chưa có một tổ chức tài chính nào có thể làm được.

Chuyển mạng giữ số: đi ở nằm ở “thái độ”

Dịch vụ chuyển mạng giữ số (Mobile Number Portability – MNP) đang khiến các thuê bao tính toán thiệt hơn chuyện “đi và đến”, và nhà mạng vừa tìm cách giữ chân thuê bao cũ, vừa tung những chiêu độc để thu hút thuê bao mới…

Lắm phiền phức khi mua phần mềm bảo mật trôi nổi

Người dùng hiện nay rất dễ dàng tìm mua những giải pháp bảo mật với giá thấp hơn từ 2 đến 10 lần so với giá niêm yết trên một số cửa hàng online. Các hãng bảo mật cảnh báo, có thể đó là phần mềm không chính hãng và người mua sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro.

Điện thoại Android ra sao nếu không được Google “độ”

Đối với các thị trường di động không đặc thù như Trung Quốc hay Nga, thì việc bị Google cắt hỗ trợ trên Android là một “thảm họa”…

Dữ liệu di động tăng mạnh cùng lượng thuê bao 4G và nhu cầu thích xem video

Báo cáo Di động (Ericsson Mobility Report) tháng 6/2019 của Ericsson vừa công bố, dung lượng dữ liệu mỗi tháng trên mỗi máy smartphone sẽ tăng từ 3.6 GB lên tới 17 GB với tỷ lệ tăng trưởng 29% tại Đông Nam Á và châu Đại Dương. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng này là do số lượng thuê bao 4G LTE đang tăng mạnh, người dùng trẻ tuổi thích xem video trên di động.

Hoàn tiền 100% nếu điện thoại Huawei không sử dụng được Google, Facebook…

Đó là chính sách bảo hành mới vừa được các nhà phân phối điện thoại Huawei tại Philippines áp dụng dành cho người dùng tại quốc gia này.

Viettel++ chủ động tích điểm mọi giao dịch, khách hàng chỉ việc nhận ưu đãi

Ngày 18/6/2019 tại Hà Nội, Tổng Công ty Viễn thông Viettel tổ chức lễ ra mắt chương trình khách hàng thân thiết Viettel++ áp dụng cho toàn bộ khách hàng đang sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Viettel (gồm Di động, Điện thoại cố định, Internet, Truyền hình số).

Hưởng ứng “Ngày không tiền mặt” 16/6, Viettel ưu đãi thanh toán cho thuê bao

Hướng ứng “Ngày không tiền mặt” tại Việt Nam 16/6, ViettelPay triển khai chương trình ưu đãi dành cho các thuê bao trả trước và trả sau thực hiện thanh toán tiền điện thoại cho chính mình từ 50.000 đồng trở lên qua ứng dụng ViettelPay.

Chuyển mạng giữ số: Cuộc chiến “giữ-bắt”

Trong nửa đầu tháng 6/2019, lượng thuê bao chuyển đến và đi của dịch vụ chuyển mạng giữ số (Mobile Number Portability – MNP) đã có chiều lắng xuống, nhưng lúc này lại là lúc các nhà mạng tăng cường cuộc chinh phục người dùng, “giữ cũ, bắt mới”.

MobiFone cho khách hàng thân thiết đi du thuyền, phòng chờ thương gia, giảm giá mua vé máy bay

Từ ngày 15/6/2019 đến hết ngày 15/8/2019, Hội viên Hạng Kim cương, Hạng Vàng và Hạng Titan của chương trình Kết nối dài lâu của MobiFone sẽ được hưởng đặc quyền ưu đãi chỉ từ 1 triệu đồng/ đêm khi sử dụng dịch vụ tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng và du thuyền cao cấp có mức tiêu chuẩn 4 sao trở lên.