Vì sao “mất” ARM lại khiến Huawei thê thảm hơn so với Google?

Tưởng chừng như Google là đòn chí mạng mà phía Mỹ "dành" cho Huawei, nhưng không, ARM mới thực sự là "con bài" khiến cho nhà sản xuất Trung Quốc điêu đứng và khốn đốn.

ARM có gì mà Huawei phải sợ hơn Google?

Khó khăn đang ngày càng bủa vây Huawei sau khi nhà thiết kế chip lớn ARM (Anh) quyết định dừng mối quan hệ làm ăn với công ty Trung Quốc. Đây thực sự là một thông tin vô cùng bất lợi khiến cho mảng kinh doanh của Huawei rơi vào hoàn cảnh khốn cùng. 

Vì sao "mất" ARM lại khiến Huawei thê thảm hơn so với Google? - 1(5)

ARM hiện được xem như là “mạch sống” của thị trường smartphone toàn cầu. Công ty này cấp phép truy cập các bộ hướng dẫn và kiến ​​trúc của mình cho tất cả các công ty trong ngành công nghiệp smartphone. Nếu người dùng đang tự hỏi: Cách điện thoại thông minh nghĩ và xử lý mọi thứ ra sao? Đó là cách ARM làm việc.

ARM chịu trách nhiệm thiết kế CPU và GPU được sử dụng trong phần lớn điện thoại trên toàn thế giới. Ngoại trừ Apple, hầu như mọi nhà sản xuất chip di động từ Qualcomm, bộ phận chip HiSilicon của Huawei, MediaTek hay Exynos của Samsung…, phải thông qua công ty này để được cấp phép cho các thiết kế CPU và/hoặc GPU.

Vì sao "mất" ARM lại khiến Huawei thê thảm hơn so với Google? - 2(9)

Nói một cách đơn giản, việc dừng hợp tác này khiến cho Huawei không thể sản xuất chip, ảnh hưởng nặng nề đến lĩnh vực kinh doanh smartphone của họ trên toàn cầu. 

Huawei sống sao khi không có công nghệ của ARM?

Với việc bị ARM quay lưng, Huawei vẫn được phép sản xuất các chip hiện có (như Kirin 710 tầm trung hay Kirin 980 cao cấp). Bên cạnh đó, việc sản xuất chip thế hệ tiếp theo của Huawei là Kirin 985 cũng có thể không bị ảnh hưởng vì nó được thực hiện trước lệnh cấm. Nhưng nhìn về tương lai, một bầu trời đen tối đang đổ ập xuống cho lĩnh vực sản xuất chip và smartphone của ông lớn Trung Quốc. 

Huawei không thực sự có bất kỳ giải pháp nào nếu không có công nghệ của ARM. Một khả năng là công ty có thể sử dụng chip xử lý của một nhà sản xuất chip khác (ví dụ Samsung Exynos hoặc MediaTek) vì họ có tất cả các giấy phép ARM cần thiết. Nhưng điều này rất khó xảy ra, bởi ARM có thể sẽ bị buộc phải hành động chống lại công ty để thực thi lệnh của Mỹ.

Huawei cũng không thể chuyển sang chip dựa trên kiến ​​trúc x86 tập trung vào PC của Intel vì hãng này đã không sản xuất dòng chip này và sẽ không được phép bán chúng ra thị trường. 

Vì sao "mất" ARM lại khiến Huawei thê thảm hơn so với Google? - 3(6)

Một khả năng khác là Huawei tự tạo CPU và GPU, nhưng họ sẽ cần sử dụng kiến ​​trúc thay thế cho x86 và ARM. Tuy nhiên, đến thời điểm này không có kiến ​​trúc nào khác tương thích với Android ngay từ đầu (ngoại trừ MIPS do Mỹ sản xuất ). Hơn nữa, họ không thể chỉ thiết kế CPU và GPU trong một vài tháng bởi thường phải mất vài năm lập kế hoạch và thực hiện.

Có thể thấy, mối lương duyên này bị chấm dứt thực sự là đòn giáng rất mạnh vào tham vọng chiếm lĩnh thị trường di động của Huawei trên toàn cầu tan tành mây khói. Không có Google, Huawei có thể sử dụng các biện pháp chế ngự mà họ chuẩn bị một thời gian dài. Huawei đã có một hệ điều hành thay thế Android được phát triển từ năm 2012 và có thể sống tốt tại quê nhà, nơi từ lâu đã không còn dựa vào dịch vụ từ Google. Dĩ nhiên, với người dùng trên toàn thế giới lại hoàn toàn khác khi họ gần như sống không thể thiếu một vài dịch vụ của Google.

Nhưng không có ARM, công ty gần như chưa chuẩn bị cho phương án mất quyền truy cập vào thành phần phần cứng được đánh giá là nòng cốt để tạo ra một chiếc điện thoại ngay từ đầu.

An Yên

HP ra mắt hệ thống cửa hàng trực tuyến tại Việt Nam

Ngày 22/5 tại sự kiện “HP Vietnam Day 2019 – Cùng thúc đẩy tương lai” diễn ra ở Hà Nội, HP đã chia sẻ định hướng và những hợp tác chiến lược của hãng tại thị trường Việt Nam.

Dcorp R-Keeper Việt Nam mở rộng, tập trung vào phân khúc nhà hàng và bán lẻ

Ngày 22/05/2019, tại TPHCM, Công ty Dcorp R-Keeper Việt Nam tổ chức buổi công bố “Chiến lược mở rộng thành Technology Holding” sau hơn 10 năm hoạt động, với tầm nhìn trở thành một tập đoàn công nghệ chuyên sâu trong việc tư vấn và triển khai giải pháp quản lý cho ngành Hospitality, Retail, Công nghệ Thanh toán và các Dịch vụ quản trị hệ thống IT.

Viettel đoạt hai giải thưởng tại Telecom Asia Awards 2019

Viettel đã được xướng tên ở 2/5 hạng mục tại vòng chung kết Giải thưởng Viễn thông Châu Á – Telecom Asia Awards 2019, vào ngày 20/5 vừa qua.

Trí tuệ nhân tạo và robot đang khiến các nhà máy thông minh hơn

Trí thông minh nhân tạo (AI) và Robot giúp giảm thiểu sai sót trong bảo trì, tăng năng suất và chất lượng hoạt động, đồng thời giảm thiểu tai nạn lao động trong các nhà máy sản xuất hiện đại.

Ai là người thắng, kẻ thua khi Huawei bị cấm?

Các công ty chủ chốt của Mỹ đã ngừng giao dịch với Huawei trong một động thái có thể làm thay đổi toàn bộ bối cảnh di động. Vấn đề có thể bắt đầu với Huawei, nhưng nó sẽ lan rộng đến người tiêu dùng, nhà cung cấp linh kiện và các nhà sản xuất smartphone khác.

Không còn Google chống lưng, điện thoại Huawei “sống sao”?

Việc bị dừng mọi hỗ trợ, hợp tác liên quan tới công nghệ và các dịch vụ cho Android từ Google, nhà sản xuất Huawei chắc chắn sẽ ảnh hưởng nặng nề đến mảng di động của mình. Nếu mất đi hợp tác này, liệu Huawei có tồn tại nỗi trong thị trường di động toàn cầu không?

Đòn trừng phạt của Mỹ nhắm vào Huawei, thê thảm “tứ bề”

Chính phủ Mỹ vừa thông qua lệnh cấm hợp tác với Huawei đối với các công ty công nghệ Mỹ, chỉ một lệnh ban ra, đã dồn hãng công nghệ lớn này vào cửa khó “sống sót” ở nhiều mảng sản phẩm.

Hoa Vĩ, vì đâu nên nỗi!

Cơn ác mộng thực sự sẽ đến với Huawei nếu thông tin Google cắt quyền truy cập của Huawei vào các ứng dụng và cập nhật chính của Android thành hiện thực trong vài ngày tới.

Huawei Việt Nam trao tặng 20 máy tính cho trường học tại Phú Thọ

Chương trình trao tặng máy tính kết hợp tư vấn khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí, tặng quà đối tượng chính sách, và phát động cuộc thi đi bộ “10.000 bước chân mỗi ngày” đã diễn ra ngày 18/5 tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

Doanh nghiệp Việt sản xuất thành công tủ điện hạ thế theo công nghệ Schneider

Ngày 17/5, Công ty TNHH Đạt Vĩnh Tiến ra mắt sản phẩm tủ điện hạ thế Prisma iPM được sản xuất theo công nghệ của tập đoàn Schneider Electric.