Vụ kiện giữa Bộ Tư pháp Mỹ với Apple nêu bật khó khăn trong việc điều chỉnh Big Tech

Vụ kiện gần đây của Apple nêu bật khó khăn trong việc điều chỉnh các công ty công nghệ lớn. Ảnh: @Getty Images.

Tính đầy đủ của luật chống độc quyền hiện hành được thử nghiệm trong bối cảnh thời đại kỹ thuật số đang thay đổi nhanh chóng.

Gần đây, Bộ Tư pháp Mỹ đã kiện Apple vì vi phạm luật chống độc quyền. Chính phủ Mỹ tuyên bố công ty này đã độc quyền thị trường điện thoại thông minh, và cản trở sự đổi mới trên nhiều loại sản phẩm và dịch vụ công nghệ khác nhau.

Apple thì đã cách mạng hóa thị trường công nghệ thông tin với iPhone, nhưng trong những năm gần đây, hãng này đã có thái độ phòng thủ hơn, nổi tiếng với việc khóa chặt khách hàng vào hệ sinh thái sản phẩm công nghệ của mình. Thế nên, vụ kiện gần đây của Bộ Tư pháp Mỹ mang đến cơ hội làm rõ vấn đề nằm ở đâu, và điều gì cần xem xét lại trong luật cạnh tranh vốn đã lỗi thời ở một số khía cạnh.

Khi khởi kiện Apple, Bộ Tư pháp Mỹ cũng đã viện dẫn lại vụ kiện chống độc quyền chống lại Microsoft từ cuối những năm 1990. Lập luận của Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng, vụ việc này đã làm giảm sự thống trị thị trường của Microsoft, nhưng cuối cùng lại tạo cơ hội cho Apple và Google phát triển.

Tuy nhiên, trong khi Microsoft từng nắm giữ hơn 90% thị phần hệ điều hành máy tính vào thời điểm đó thì Apple hiện chỉ kiểm soát khoảng hơn 20% ​​thị trường điện thoại thông minh toàn cầu. Ngay cả ở Mỹ, tỷ lệ của Apple cũng nằm trong khoảng 60%. Samsung Electronics của Hàn Quốc chỉ là một trong nhiều đối thủ điện thoại thông minh của họ.

Kể từ những năm cuối cùng của chính quyền Cựu Tổng thống Donald Trump, ở Mỹ đã có động thái kiện các Big Tech vì vi phạm luật chống độc quyền, trong đó có cả 4 gã khổng lồ công nghệ Mỹ bao gồm Apple, Google, Amazon và Meta Platforms (trước đây là Facebook) – tất cả đều đã bị đưa ra tòa. Tuy nhiên, diễn biến sau đó không diễn ra như Chính quyền Mỹ đã tưởng tượng và mong đợi.

Đó là vì luật chống độc quyền hiện tại chưa được trang bị đầy đủ để đối phó với bối cảnh thời đại kỹ thuật số, trong đó bản chất thì các dịch vụ công nghệ luôn thay đổi nhanh chóng, và thường được cung cấp miễn phí. Một số chuyên gia thị trường công nghệ cũng lưu ý rằng, các quy định dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố địa chính trị, cũng như thiếu khả năng thấy trước những hậu quả có thể xảy ra. Nếu các bộ luật hiện hành chưa đầy đủ, các cơ quan chức năng nên xem xét cải cách pháp lý, hoặc tạo ra các quy định mới.

Trên thực tế, sau khi nhận thấy rằng các bộ luật cạnh tranh hiện hành – vốn là các quy định thực tế có nhiều chức năng bị hạn chế, Liên minh Châu Âu đã ban hành Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số như một biện pháp phòng ngừa. Vào ngày 25 tháng 3, Ủy ban Châu Âu, cơ quan thực thi chính cũng đã bắt đầu điều tra Apple và hai công ty công nghệ lớn khác là Meta và Alphabet (công ty mẹ của Google) – theo đạo luật này.

Tại Nhật Bản, Chính phủ cũng đang xem xét ban hành luật mới, nhằm ngăn chặn việc lạm dụng vị trí độc quyền trong các lĩnh vực như dịch vụ phân phối ứng dụng điện thoại thông minh, và chuẩn bị trình dự luật lên Quốc hội vào cuối năm 2024. Nhật Bản cần học hỏi từ những ví dụ đi trước của các nước như Mỹ và Châu Âu, đồng thời họ phải đạt được sự cân bằng giữa thúc đẩy cạnh tranh công bằng, và đảm bảo sự thuận tiện, an toàn, hiệu quả.

Mọi thay đổi phải dựa trên các cuộc thảo luận có sự tham gia của nhiều bên liên quan. Một số chuyên gia ở Mỹ và Châu Âu cho biết, vẫn chưa rõ liệu người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi như thế nào từ các vụ kiện và luật mới, thế nên các cơ quan chức năng phải đưa ra lời giải thích chi tiết để có thể hiểu sâu hơn về vấn đề nan giải này.

Có thể bạn quan tâm
Người Nga bắt đầu sửa chữa smartphone thường xuyên hơn

Số liệu thống kê từ các dịch vụ Avito Services và Profi.ru cho thấy nhu cầu dịch vụ sửa chữa đồ gia dụng và điện tử di động ở Nga đang ngày càng tăng, trong khi việc sửa chữa PC ít thường xuyên hơn.

Vì sao nhân tài AI liên tục rời bỏ Meta?

Nhu cầu tuyển dụng nhân tài trí tuệ nhân tạo (AI) đang cao đến mức Giám đốc điều hành Meta, Mark Zuckerberg được cho là đã phải thu hút các kỹ sư và nhà nghiên cứu AI hàng đầu bằng những lời kêu gọi cá nhân. Nhưng Meta cũng đang mất đi những tài năng AI giàu kinh nghiệm thực sự của mình.

Các giám đốc tài chính ASEAN đồng ý mở rộng thanh toán QR xuyên biên giới

Hôm 5/4, các quan chức tài chính hàng đầu của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đồng ý thúc đẩy việc mở rộng thanh toán QR xuyên biên giới, thông qua các nền tảng tương thích.

Thượng viện Mỹ tiếp tục đẩy mạnh về dự luật TikTok

Lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Thượng viện Mỹ, Chuck Schumer báo hiệu Thượng viện Mỹ sẽ thông qua dự luật đa đảng về lệnh cấm TikTok.

Nvidia có kế hoạch xây dựng một trung tâm AI trị giá 200 triệu USD ở Đông Nam Á

Nvidia sẽ hợp tác với công ty viễn thông Indosat Ooredoo Hutchison trong dự án mới, nhằm củng cố cơ sở hạ tầng viễn thông và tài năng kỹ thuật số ở Indonesia. Sự hiện diện ngày càng tăng của Nvidia tại Indonesia cũng thể hiện sự thúc đẩy mạnh mẽ hơn của họ vào Đông Nam Á.

Google đang xem xét thu phí tính năng tìm kiếm khi tích hợp AI tiên tiến

Google được cho là đang xem xét một sự thay đổi căn bản trong mô hình kinh doanh của mình khi tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến vào công cụ tìm kiếm của mình.

Giải vô địch các Câu Lạc Bộ Đông Nam Á (ASEAN) đổi tên thành Shopee Cup™

Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) vừa công bố Shopee là đối tác tài trợ chính (title partner) cho Giải vô địch các Câu Lạc Bộ Đông Nam Á (ASEAN), qua đó, tên gọi mới của giải được đổi thành Shopee Cup™.

Google khởi kiện những kẻ lừa đảo tiền điện tử lạm dụng kho ứng dụng Android

Google thực hiện hành động pháp lý chống lại những kẻ lừa đảo tiền điện tử bị cáo buộc đưa ứng dụng lừa đảo lên kho ứng dụng Google Play Store.

Apple theo đuổi dự án Robot di động theo dõi người dùng quanh nhà, sau khi từ bỏ xe điện

Vào tháng 2, Apple đã tuyên bố đóng cửa dự án xe điện của mình, gây chấn động làng công nghệ. Giờ đây, Apple đang phát triển dòng robot gia đình, sau khi từ bỏ dự án xe điện, tờ Bloomberg đưa tin.

EU sẽ kiểm tra các tấm pin mặt trời của Trung Quốc vì cạnh tranh không lành mạnh

Ủy ban Châu Âu (EU) đã thông báo mở cuộc điều tra về khả năng chính quyền Trung Quốc trợ cấp cho các nhà sản xuất tấm pin mặt trời của nước này.