“Nghê nơi cửa Khổng sân Trình” sách vật lý số đầu tiên tại Việt Nam

Tượng Nghê Văn Miếu, là vật phẩm được đúc bằng đồng thau, theo nguyên mẫu của Nghê đang chầu trên cột tứ trụ của Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long

Sáng ngày 18/1, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội đã diễn ra sự kiện công bố dự án hợp tác Ứng dụng công nghệ vật lý số nâng tầm giá trị di sản do Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam chủ trì.

Thành quả bước đầu của dự án là chiến dịch “Tầm Chân” do Trung tâm Thông tin UNESCO (UNET) và công ty Phygital Labs thực hiện, ứng dụng công nghệ vật lý số để đưa hình ảnh Nghê đi vào đời sống đương đại thông qua định danh số công trình nghiên cứu về Nghê mang tên “Nghê nơi cửa Khổng sân Trình”, tạo ra cuốn sách vật lý số đầu tiên tại Việt Nam.

Hợp tác Ứng dụng công nghệ vật lý số nâng tầm giá trị di sản mở đầu bằng chiến dịch Tầm Chân, tên gọi này được tạo thành từ hai từ Hán Việt: tầm – tìm kiếm, và chân – cái thực. Theo đó, mạng lưới các học giả của dự án sẽ tìm kiếm các giá trị văn hóa truyền thống có nguy cơ bị mai một và tiếp đó đội ngũ chuyên gia văn hóa do UNET sẽ tập hợp, thực hiện các nghiên cứu hiện vật hay những giá trị văn hóa. Từ đây các giá trị này được lưu giữ và phát huy nhờ ứng dụng công nghệ định danh số Nomion do Phygital Labs cung cấp. Các nghiên cứu kết hợp giữa công nghệ và văn hóa truyền thống này sẽ được phát triển thành các sản phẩm vật lý số, được định danh số trên nền tảng blockchain và truyền tải thông tin qua chip NFC…

“Nghê nơi cửa Khổng sân Trình” sách vật lý số đầu tiên tại Việt Nam - IMG 8538

Trong khuôn khổ chiến dịch Tầm Chân, dự án Nghê Văn Miếu đánh dấu sự hợp tác sáng tạo giữa UNET, Phygital Labs cùng với Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám và Tiến sĩ mỹ thuật Trần Hậu Yên Thế, người có công trình nghiên cứu về Nghê Việt và đã ra mắt cuốn sách mang tên “Nghê nơi cửa Khổng sân Trình”, nhằm đưa hình ảnh Nghê – một linh thú thuần Việt đang canh giữ không gian thiêng liêng của Văn Miếu Quốc Tử Giám tại Hà Nội… đến gần hơn với người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Hơn nữa trong chiến dịch Tầm Chân này, công trình nghiên cứu về Nghê mang tên “Nghê nơi cửa Khổng sân Trình” đã còn được định danh số, tạo ra cuốn sách vật lý số đầu tiên tại Việt Nam. Cụ thể, công nghệ Nomion chuyển đổi cuốn sách “Nghê nơi cửa Khổng sân Trình” thành sách điện tử, được lưu giữ và bảo mật bằng công nghệ blockchain cùng chip RFID. 

Bằng việc dùng smartphone tương tác với chip RFID gắn trên tượng Nghê Văn Miếu, là vật phẩm được đúc bằng đồng thau, theo nguyên mẫu của Nghê đang chầu trên cột tứ trụ của Văn Miếu – Quốc Tử Giám Thăng Long, người tương tác sẽ được trải nghiệm sách vật lý số đầu tiên tại Việt Nam, mở ra thế giới tri thức phong phú, là sự kết nối quá khứ với hiện tại trong không gian số sinh động. Để gia tăng tính trải nghiệm, thể hiện tính độc bản, nội dung sách này chỉ truy cập được khi tương tác với chip RFID gắn trên tượng Nghê Văn Miếu. 

“Nghê nơi cửa Khổng sân Trình” sách vật lý số đầu tiên tại Việt Nam - IMG 8563

Ông Đinh Đức Hoàng, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm thông tin UNESCO chia sẻ: “Nghê là một tượng đồng hay là một cuốn sách? Nếu Nghê chỉ hiện diện trong những trang sách, nó có thể sẽ chung số phận với nhiều thứ mà giờ chỉ còn trong trang sách, nếu Nghê chỉ tồn tại dưới dạng một bức tượng, nó có thể trở thành một món đồ trưng bày mang ý nghĩa trang trí mà người ta không biết phải trân trọng nó vì lý do gì. Công nghệ đã cho chúng ta câu trả lời”.

Tại sự kiện, ông Nguyễn Hùng Sơn, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng công bố Bản Báo cáo khoa học “Định danh số đưa vạn vật thành chìa khóa mở kho tàng tri thức”, được nghiên cứu bởi CEO Phygital Labs, Huy Nguyễn.

Theo đó, Huy Nguyễn cho rằng, công nghệ định danh số thích hợp cho việc chứng thực độc bản và lan tỏa thông tin kiến thức, là một điểm chạm rất tự nhiên với các di tích di sản văn hóa. Sự kết hợp này không chỉ là chìa khóa kết nối các giá trị di sản, văn hóa Việt Nam mà còn phát huy được hết các tiềm năng, thúc đẩy sự phát triển của một nền công nghiệp văn hóa Việt.

UNET và Phygital Labs sẽ tiếp tục ứng dụng công nghệ vật lý số để tạo nên những tài sản số được chứng thực, mang tính độc bản cho những di vật, di sản và di tích của Việt Nam. 

Có thể bạn quan tâm
Microsoft đồng hành tăng tốc cùng doanh nghiệp Việt với loạt giải pháp AI tiên tiến

Ngày 18/1, Microsoft cùng các đối tác công nghệ hàng đầu đã tổ chức hội nghị “Dẫn đầu Kỷ nguyên Trí tuệ Nhân tạo” cho các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam khám phá và đón đầu những xu hướng, giải pháp, và công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất, nhằm nâng cao giá trị kinh doanh, thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo, và tăng tốc hành trình chuyển đổi số trong kỷ nguyên AI.

APAC sẽ có nhiều hình thức giả mạo, lừa đảo và tấn công APT trong năm 2024

Các chuyên gia tại Kaspersky nhận định, phong trào chuyển đổi số mạnh mẽ và những xung đột địa chính trị ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) là yếu tố tác động đến bối cảnh mối đe dọa an ninh mạng tại APAC năm 2024.

Mã QR Nhận Tiền cải tiến của MoMo, “cân” mọi nguồn tiền vào

MoMo vừa chính thức ra mắt mã QR Nhận Tiền Đa Năng mới với nhiều cải tiến ưu việt hơn từ mã QR Nhận Tiền trước đó. Theo đó, với mã QR Nhận Tiền Đa Năng vừa ra mắt của MoMo, người dùng có thể nhận tiền từ đa nguồn, bao gồm từ MoMo, các ứng dụng ngân hàng và các ví điện tử khác, đáp ứng được mọi thói quen chuyển trả của người gửi.

VinHMS cung cấp trải nghiệm “all in one” trong quản trị khách sạn

Bộ giải pháp toàn diện từ VinHMS đang tạo nên những thay đổi lớn trong cách vận hành hằng ngày của các doanh nghiệp quản trị khách sạn và sau 5 năm, muốn chinh phục thị trường Đông Nam Á.

Tắt sóng 2G và các ảnh hưởng đối với người dùng Việt?

Việc tắt sóng 2G không chỉ giúp tối ưu hạ tầng, nguồn lực cho những mạng GSM mới mà còn để đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi số quốc gia.

CES 2024 – Samsung đề ra chiến lược ‘AI cho mọi người’

Samsung đề ra chiến lược sử dụng công nghệ AI để tạo ra trải nghiệm kết nối đa thiết bị một cách an toàn, đa dạng và tiết kiệm năng lượng hơn.

Hệ thống “chấm điểm tín dụng” cho ô tô đã qua sử dụng

Vehicle Facts là một nền tảng công nghệ dùng để “chấm điểm tín dụng” cho ô tô đã qua sử dụng tại Việt Nam, do các bạn trẻ viết nên.

Nền tảng đám mây AWS giúp các nhà khai thác drone toàn cầu gia tăng doanh thu

Aerodyne, nhà cung cấp giải pháp drone (thiết bị bay không người lái) đã vận hành nền tảng phần mềm dạng dịch vụ (SaaS) DRONOS của mình trên nền tảng đám mây AWS để giúp các nhà khai thác drone trên toàn thế giới phát triển hoạt động kinh doanh.

Để đi từ Chính phủ điện tử đến Chính phủ số, cần sớm có Khung kiến trúc tổng thể

Thực tế cho thấy, mức độ thông minh hóa (máy làm thay người) trong bộ máy chính phủ sẽ tăng dần theo cấp độ trưởng thành số của chính phủ, nhưng không thể thay thế hoàn toàn con người. Vì thế, cả Chính phủ điện tử (CPĐT) và Chính phủ số (CPS) sẽ cùng tồn tại với xu thế nghiêng dần sang CPS hay “thấm dần tinh thần số” trong một thời gian dài nhiều chục năm nữa.

Trong 9 tháng của 2023, có 12 tỉnh thành xây dựng Zalo mini app

Tháng 3/2023, tỉnh Tây Ninh là tỉnh đầu tiên ra mắt Zalo mini app phục vụ người dân. Chỉ 9 tháng sau đó, đã có 12/63 tỉnh thành trên cả nước lựa chọn Zalo mini app như một công cụ chuyển đổi số trong hành chính và hướng đến người dân.