Hợp tác số hóa trải nghiệm khách hàng, hướng chiến lược mới của ngành ngân hàng

Khi chất lượng và giá thành không còn là thứ duy nhất ảnh hưởng đến quyết định thêm một thương hiệu vào “giỏ hàng”, số hóa trải nghiệm khách hàng trở thành lợi thế cạnh tranh sống còn giữa các doanh nghiệp. Đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, hợp tác tạo dựng và quản trị trải nghiệm số hóa cho các “thượng đế” được nhiều ngân hàng hiện nay xem là hướng đi chiến lược.

Sau đại dịch Covid-19, các ngân hàng buộc phải tăng tốc trong cuộc chạy đua ứng dụng công nghệ để duy trì vận hành và chinh phục khách hàng. Đồng thời, các tiến bộ vượt trội trong công nghệ như Big data, điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép các ngân hàng đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng trong thời đại số.

Thực tế nhiều năm trở lại đây, cùng với xu hướng Big data và AI, hầu hết các ngân hàng lớn thế giới đã chuyển sang “đám mây” để đảm bảo nền tảng hạ tầng mạnh mẽ cho việc lưu trữ dữ liệu và vận hành ứng dụng. Những tiến bộ của công nghệ đám mây cho phép các ngân hàng mở rộng mạng lưới phân phối linh hoạt và phục vụ khách hàng mới từ xa, đồng thời gia tăng trải nghiệm khách hàng trên đa kênh trực tuyến, từ ứng dụng di động cho đến trang web, mạng xã hội,… thay cho trải nghiệm trực tiếp tại các phòng giao dịch.

Không nằm ngoài làn sóng vận hành của thế giới, nhiều ngân hàng lớn tại Việt Nam cũng đã sẵn sàng chuyển “nhà” lên các “đám mây”. Theo ước tính từ Hiệp hội Ngân hàng, trung bình một doanh nghiệp sẽ đầu tư khoảng hơn 66 triệu đồng/năm cho dịch vụ “đám mây” và con số này có thể đạt tới 53.000 tỷ đồng vào năm 2025. Nhiều tổ chức nghiên cứu cũng đã đưa ra dự báo về mức độ tăng trưởng của thị trường “đám mây” Việt Nam có thể đạt mức 26%/năm – chỉ số cao nhất Đông Nam Á hiện nay.

Lý giải cho làn sóng “đám mây” trong ngành tài chính-ngân hàng tại Việt Nam, các chuyên gia cho rằng tiềm năng dân số trẻ và tỷ lệ hiểu biết về công nghệ thông tin cao là 2 yếu tố then chốt để ngành ngân hàng tiếp cận và triển khai các giải pháp công nghệ tiên tiến nhằm gia tăng trải nghiệm số cho khách hàng. Song song đó, việc hợp tác chiến lược với các tập đoàn công nghệ quốc tế hàng đầu cũng là một trong những bước đi quan trọng cho phép các ngân hàng áp dụng nhanh, mạnh, linh hoạt và an toàn các công nghệ mới, phù hợp với quy mô cơ sở hạ tầng và kế hoạch kinh doanh dài hạn của mỗi doanh nghiệp.

Có thể nói, việc lên “đám mây” không còn là khái niệm công nghệ đơn thuần, mà đã trở thành xu thế tất yếu của ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đầu tư cho đám mây trong ngành ngân hàng cần những bước đi chắc chắn, chặt chẽ, để vừa có thể tối ưu hóa cơ hội, vừa tối thiểu hóa rủi ro trong quá trình vận hành hệ thống. Tiên phong nhưng thận trọng cũng là cách VIB định hướng đầu tư số hóa điện toán đám mây ngay từ khi còn rất sớm. Cụ thể, thông qua hợp tác chiến lược với Microsoft Việt Nam, VIB đã trở thành ngân hàng Việt đầu tiên xây dựng ứng dụng ngân hàng di động Cloud-native trên nền tảng Azure – công nghệ “đám mây” được hơn 80% các ngân hàng lớn nhất và 75% các tổ chức tài chính trên thế giới đang sử dụng. 

“Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai chiến lược đa đám mây, chúng tôi rất vui khi có sự đồng hành về chuyên môn của Microsoft. Trên cùng nền tảng tư duy sáng tạo, đột phá về tốc độ và đổi mới dịch vụ, quá trình hợp tác của chúng tôi đang gặt hái một số kết quả tích cực ban đầu”, ông Trần Nhất Minh, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Dịch vụ Công nghệ VIB cho biết.

Mối quan hệ hợp tác chiến lược này đã giúp VIB gia tăng và cá nhân hóa trải nghiệm cho khách hàng trên đa kênh trực tuyến, nâng tầm bảo mật dữ liệu, đồng thời tiết kiệm chi phí, thời gian đầu tư cho việc lưu trữ dữ liệu. Cụ thể, MyVIB 2.0 xây dựng trên nền tảng Azure mang lại trải nghiệm liền mạch và các dịch vụ tài chính xuyên suốt cho khách hàng nhờ khả năng có thể thay đổi, cập nhật ứng dụng nhanh chóng khi cần thiết mà không làm ảnh hưởng đến quá trình sử dụng ứng dụng. Công nghệ đám mây Azure cũng giúp tối ưu hóa trải nghiệm cho khách hàng trên MyVIB 2.0 với tính năng thực tế tăng cường (AR) hay Trợ lý ảo AI, mang lại sự thuận tiện và hiệu quả tương đương những trải nghiệm tại quầy giao dịch. Song song đó, việc chuyển sang điện toán đám mây Microsoft Azure với hơn 100 chứng chỉ tuân thủ cũng nâng tầm bảo mật cho dữ liệu của VIB nhờ dịch vụ bảo mật tiên tiến Microsoft Sentinel, đảm bảo giám sát an ninh 24/7 và sao lưu, nhanh chóng phục hồi dữ liệu của các ứng dụng kinh doanh quan trọng trên đám mây. Ngoài ra, kể từ khi chuyển sang giải pháp đám mây Azure, VIB đã giảm đáng kể chi phí và thời gian đầu tư vào việc chọn lựa, cài đặt và thử nghiệm các máy chủ truyền thống, cũng như gia tăng tính linh hoạt trong việc sử dụng chi phí vận hành doanh nghiệp.

Chuyển dịch sang nền tảng đám mây chỉ là bước khởi đầu của lộ trình 10 năm chuyển đổi số tại VIB, trước khi ngân hàng này hiện đại hóa khối lượng công việc điện toán trên môi trường mới, tăng cường bảo mật và khởi động các dự án về Dữ liệu lớn (Big data), Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT),…

Có thể bạn quan tâm
FPT đồng hành triển khai, chia sẻ dữ liệu và công nghệ dùng chung, đẩy mạnh ứng dụng AI

Trong khuôn khổ Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam (AI4VN 2023), Tập đoàn FPT được vinh danh Công ty có môi trường công nghệ tốt nhất và có nhiều hoạt động ý nghĩa với Bộ ngành và cộng đồng chuyên gia.

Người lao động và doanh nghiệp Long An tìm thấy nhau qua kết nối việc làm trên Zalo

Tính năng “Kết nối việc làm” được tích hợp mini app “Long An số” trên nền tảng Zalo giúp người dân giảm và doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian cũng như chi phí so với tiếp cận các kênh tuyển dụng truyền thống.

Kinh nghiệm sử dụng Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm của Anh

Trong khuôn khổ Ngày Trí tuệ nhân tạo Việt Nam (AI4VN) 2023, Tổng Lãnh sự quán Anh tại TPHCM và Đại sứ quán Anh tại Hà Nội đã phối hợp cùng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo “Sử dụng Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm” vào chiều ngày 21/9.

Ra mắt Microsoft Copilot – trợ lý AI cho công việc hằng ngày của bạn

Hôm nay 22/9, tại một sự kiện quy mô lớn ở New York, Microsoft đã công bố ra mắt Microsoft Copilot, một trợ lý AI đột phá được thiết kế để hỗ trợ người dùng tương tác với công nghệ và nâng cao năng suất làm việc. Giải pháp này sẽ có sẵn trên Windows 11, Microsoft 365, Edge và Bing.

Huawei Connect 2023: hợp tác “Tăng tốc trí thông minh”

Huawei Connect 2023, vừa chính thức khởi động tại Thượng Hải, với chủ đề “Tăng tốc Trí thông minh”.

Đắk Lắk là tỉnh đầu tiên của khu vực Tây Nguyên phát hành Zalo mini app

Xem camera trực tuyến, tra cứu quy hoạch, phản ánh hiện trường, đặt lịch làm thủ tục hành chính (TTHC), thực hiện dịch vụ công trực tuyến… là những tiện ích dành cho người dân Đắk Lắk qua mini app “Đắk Lắk Trực Tuyến” trên nền tảng Zalo.

Nhất Tín Logistics ứng dụng thành công quét mã vạch Zebra trên toàn hệ thống

Nhất Tín Logistics đã triển khai thành công giải pháp quét mã vạch của Zebra tại tất cả các chi nhánh của mình, nhằm tăng cường khả năng truy xuất thông tin bưu kiện và đáp ứng nhu cầu giao hàng đang gia tăng.

Hệ thống giám sát côn trùng thông minh đạt giải thưởng 100 ngàn USD của QVIC 2023

CTCP Công nghệ RYNAN với Hệ thống giám sát côn trùng thông minh, đã đoạt giải nhất mùa thứ ba của Cuộc thi Thử thách Đổi mới Sáng tạo Qualcomm® Việt Nam (QVIC), giành lấy 100 ngàn USD giải thưởng và cnhiều cơ hội kinh doanh sắp tới.

Long An triển khai mini app trên Zalo cho người dân tìm việc, kiến nghị…

Lần đầu tiên, người dân trên địa bàn tỉnh Long An được kết nối việc làm qua ứng dụng Zalo. Đây chỉ là một trong nhiều tính năng thiết thực được chính quyền tỉnh Long An xây dựng trong mini app “Long An Số” trên nền tảng công nghệ Zalo.

2 ngân hàng tăng tốc độ chuyển tiền qua di động bằng cách kết hợp với Zalo

Hiện, Techcombank và Nam A Bank là hai ngân hàng đầu tiên đã liên kết với Zalo, xây dựng deeplink (liên kết sâu), giúp người dùng rút gọn thao tác chuyển khoản, nhưng vẫn đảm bảo, tuân thủ tính bảo mật, an toàn. Mô hình này được phát triển nhờ sự hỗ trợ của AI.