Nhật Bản ra bộ luật mới, chống sự độc quyền kho ứng dụng của Apple và Google

Nếu quy định đề xuất được quốc hội Nhật Bản thông qua vào năm 2024, Ủy ban Thương mại Công bằng Nhật Bản sẽ được phép phạt các công ty lên tới 6% doanh thu thu được từ các hoạt động trái pháp luật. Ảnh: @Google.

Nhật Bản đã gia nhập danh sách các quốc gia quyết tâm phá vỡ sự thống trị của Apple và Google đối với các cửa hàng ứng dụng trên hệ điều hành di động tương ứng của họ.

Vào tháng 2/2023, một cơ quan giám sát chống độc quyền Nhật Bản thống kê cho thấy hai công ty công nghệ khổng lồ Apple và Google đã nắm giữ sự độc quyền trong hệ điều hành di động tại quốc gia này, với thị phần iOS của Apple là 46,6% và Android của Google là 53,4%. Họ cũng thống trị thị trường cửa hàng ứng dụng cùng các quy tắc độc quyền gây nên nhiều tranh cãi suốt thời gian qua.

Vì thế, các biện pháp chống độc quyền mới yêu cầu các công ty công nghệ khổng lồ phải cho các phép nền tảng ứng dụng và thanh toán của bên thứ ba hoạt động, miễn là chúng an toàn theo quy định, điều này nhằm hạn chế lạm dụng vị trí thống trị độc quyền của các công ty tại thị trường Nhật Bản.

Ở đây, Apple và Google thống trị thị trường hệ điều hành điện thoại thông minh sẽ có nghĩa vụ cho phép người dùng tải xuống ứng dụng bằng cách sử dụng các dịch vụ không phải thuộc cửa hàng ứng dụng của riêng họ. Chính phủ Nhật Bản hy vọng rằng, động thái này sẽ thúc đẩy cạnh tranh công bằng và dẫn đến giảm giá ứng dụng phù hợp.

Đặc biệt, hai công ty cũng sẽ có nghĩa vụ cho phép người dùng thanh toán thông qua nền tảng của bên thứ ba. Ngoài ra, hai công ty sẽ có nghĩa vụ cho phép người dùng xóa ứng dụng một cách dễ dàng, không được ưu tiên các dịch vụ của họ trong các công cụ tìm kiếm.

Bộ luật mới đầy đủ dự kiến ​​​​sẽ được gửi tới quốc hội vào năm 2024, nó sẽ hạn chế cách mà các nhà khai thác công nghệ cố tình giữ người dùng trong hệ sinh thái của chính mình, cố tình loại bỏ các đối thủ dẫn tới cạnh tranh không công bằng. Luật sẽ tập trung chủ yếu vào bốn lĩnh vực: cửa hàng ứng dụng và thanh toán, tìm kiếm, trình duyệt và hệ điều hành.

Bộ luật dự kiến này hứa hẹn cho phép Ủy ban Thương mại Công bằng Nhật Bản áp dụng mức phạt đối với các hành vi vi phạm. Nếu luật cũng được áp dụng theo luật chống độc quyền hiện hành, mức phạt thường sẽ lên tới khoảng 6% doanh thu kiếm được từ các hoạt động trái pháp luật tại thị trường Nhật Bản. Các chi tiết về luật sẽ được công bố vào mùa xuân năm 2024.

Phía Chính phủ Nhật Bản cũng sẽ xác định những công ty nào sẽ áp dụng luật này, dựa trên các tiêu chí như doanh số và số lượng người dùng. Dự kiến, luật sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến các công ty công nghệ đa quốc gia khổng lồ như Apple và Google, không tập trung vào công ty công nghệ địa phương tại Nhật Bản.

Trên thực tế, Apple không cho phép tải ứng dụng xuống iPhone thông qua các kênh khác, ngoài kho ứng dụng App Store của chính họ. Thanh toán trong kho ứng dụng này cũng đi qua hệ thống của Apple, với mức phí hoa hồng lên tới 30% gây thất vọng cho các nhà phát triển ứng dụng. Mặc dù Google cho phép các nền tảng phân phối ứng dụng từ bên thứ ba, nhưng nhìn chung Google vẫn yêu cầu các ứng dụng sử dụng hệ thống thanh toán của riêng mình.

Chính phủ Nhật Bản coi các hình thức này là sự củng cố thống trị độc quyền của các công ty công nghệ lớn trên thị trường di động. Vì thế, bộ luật mới nhằm mục đích buộc các công ty phải cho phép các cửa hàng ứng dụng và hệ thống thanh toán của bên thứ ba hoạt động, miễn là chúng an toàn và bảo vệ quyền riêng tư của người dùng theo quy định của Nhật Bản.

Nhật Bản ra bộ luật mới, chống sự độc quyền kho ứng dụng của Apple và Google - Nhat Ban 1
Nhật Bản có kế hoạch phạt Apple và Google về cửa hàng ứng dụng và các vấn đề chống độc quyền khác. Ảnh: @Google.

Hiện tại, phía Apple, Google chưa đưa ra bình luận nào về động thái mới nhất này của Nhật Bản.

Đầu năm nay, sau khi nghe về kế hoạch sơ bộ của Chính phủ Nhật Bản, đại diện văn phòng Apple tại Nhật Bản cho biết, họ phản đối nhiều đề xuất, và lưu ý rằng chúng gây nguy hiểm cho khả năng của công ty trong việc hỗ trợ các nhà phát triển ứng dụng, cũng như bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật của người dùng. Họ cho biết sẽ tiếp tục thảo luận với chính phủ.

Thời điểm đó, Google cũng kêu gọi chính phủ Nhật Bản nên có lập trường thận trọng vì lợi ích của người tiêu dùng, không ngăn cản động cơ đổi mới của các nhà phát triển ứng dụng.

Theo các chuyên gia công nghệ, Nhật Bản không đơn độc trong việc theo đuổi những cải cách này. phía EU, Mỹ đã làm như vậy với nhiều kết quả ban đầu khác nhau, còn Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia cùng nhiều nước khác cũng mong muốn làm điều tương tự.

Nguồn iPhone 15 có thể sẽ khan hiếm do Apple ưu tiên phân phối qua châu Âu

Theo nhận định của hệ thống Di Động Việt, iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max tại Việt Nam có thể sẽ tiếp tục thiếu hụt trong thời gian tới khi hãng Apple chủ yếu phân phối nguồn hàng qua các nước châu Âu.

Kỷ niệm một năm ra mắt, Microsoft bổ sung nhiều ứng dụng AI cho Copilot

Năm 2023 đánh dấu một cột mốc đặc biệt khi Microsoft bắt đầu ứng dụng sức mạnh của Trí tuệ Nhân tạo (AI) vào cuộc sống hàng ngày của mọi người. 2024 sẽ là một năm tiếp tục có nhiều cải tiến trên ứng dụng này.

Các nhà đầu tư bắt đầu rót tiền nhiều hơn cho công nghệ khí hậu

2023 là năm nóng kỷ lục mang đến những hiện tượng thời tiết cực đoan, cùng một số thiệt hại kinh tế nhất định. Điều này đặt ra nhu cầu cấp thiết phải áp dụng các biện pháp bền vững, cũng như báo trước một kỷ nguyên mới của việc đầu tư có ý thức hơn về khí hậu.

TP.HCM tổ chức diễn tập thực chiến và theo kịch bản về an toàn thông tin liên tục trong 4 ngày

Ngày 26/12/2023, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Chi hội An toàn thông tin phía Nam và Công viên Phần mềm Quang Trung tổ chức chương trình “Diễn tập an toàn thông tin mạng Thành phố Hồ Chí Minh 2023” liên tục trong 4 ngày theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Trung Quốc nới lỏng lập trường đối với trò chơi trực tuyến

Sau khi công bố các quy định mới gây chấn động ngành cờ bạc Trung Quốc vào cuối tuần trước, cơ quan quản lý địa phương đã thực hiện một bước nữa nhằm nới lỏng lập trường đối với trò chơi điện tử.

CEO Intel thừa nhận tốc độ Định luật Moore nay là 3 năm, thay cho 1 năm trước đây

Sau khi lên lãnh đạo Intel cách đây ba năm, CEO Pat Gelsinger, đã đặt mục tiêu sửa chữa những sai sót mà các CEO tiền nhiệm gặp phải và điều chỉnh lại hướng đi của Định luật Moore.

Dự báo an ninh mạng năm 2024

Với việc công nghệ không ngừng phát triển nhanh chóng, năm 2024 là năm định hình để tiếp tục những đột phá có thể làm thay đổi hoàn toàn cách thế giới của chúng ta sinh sống, tương tác và giao tiếp. Đổi mới sáng tạo, sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML) đang tác động mạnh mẽ tới mọi khía cạnh trong đời sống của chúng ta, bao gồm cả an ninh mạng.

Nhập khẩu thiết bị in thạch bản từ Hà Lan sang Trung Quốc tăng gấp 10 lần

Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt thắt chặt, các nhà sản xuất chip Trung Quốc đang tích cực thu mua tất cả các thiết bị in thạch bản được chào bán.

Thế Giới Di Động tái cấu trúc toàn diện, hướng đến năm 2024 sáng hơn

Thông báo từ Thế Giới Di Động cho hay, cuối năm 2023, quá trình tái cấu trúc toàn diện của công ty vẫn đang tiếp tục diễn ra trên mọi mặt, từ khối cửa hàng, khối mua hàng, kho vận đến các phòng ban hỗ trợ. Quá trình này chắc chắn sẽ gây ra nhiều thay đổi, tuy nhiên công ty buộc phải thực hiện nhằm thoát khỏi tình hình thị trường không thuận lợi 2023, hướng đến 2024 tăng trưởng doanh thu, thị phần và cải thiện mạnh mẽ lợi nhuận.

240 triệu PC có thể sớm biến thành rác thải điện tử

Việc ngừng hỗ trợ Windows 10 sắp tới có thể khiến hàng trăm triệu thiết bị trở nên lỗi thời, có khả năng góp phần đáng kể vào việc tạo ra rác thải điện tử.