Keysight mua Quantum Benchmark đẩy nhanh phát triển máy tính lượng tử

Hôm nay 31/5, Keysight Technologies công bố mua lại Quantum Benhchmark - doanh nghiệp trong lĩnh vực phần mềm chẩn đoán, ngăn chặn lỗi và xác thực hiệu năng cho máy tính lượng tử.

Có trụ sở tại Ontario, Canada, Quantum Benchmark là một doanh nghiệp tư nhân được quỹ đầu tư mạo hiểm VanEdge Capital and Quantonation hỗ trợ. Quantum Benchmark cung cấp các giải pháp phần mềm để cải thiện và xác thực năng lực phần cứng của máy tính lượng tử bằng cách xác định và khắc phục các tình huống lỗi đặc thù để đảm bảo năng lực tính toán lượng tử hiệu năng cao.

Điện toán lượng tử là một công nghệ mới nổi, được kỳ vọng sẽ mô phỏng được các hệ thống trong thế giới thực và giải quyết các vấn đề khó khăn mà điện toán thông thường không thể xử lý. Hệ thống lượng tử sử dụng qubit (bit lượng tử) để xử lý dữ liệu. Cùng với sự phát triển của công nghệ điện toán lượng tử, khả năng thực hiện các phép tính có nghĩa của máy tính lượng tử được xác định bởi số lượng cũng như chất lượng của các qubit. Phần cứng qubit có thể gặp các sai lỗi làm giảm hiệu năng tính toán, và đó là thách thức chính đối với công nghệ điện toán lượng tử quy mô lớn. Công nghệ của Quantum Benchmark cải thiện chất lượng của qubit trên tất cả các nền tảng phần cứng lượng tử và cung cấp các giải pháp cho cả bên cung cấp và sử dụng. Công nghệ này giúp các nhà sản xuất phần cứng lượng tử thiết kế các qubit tốt hơn, giúp người dùng thiết bị lượng tử khả năng bình ổn hiệu năng các qubit cho các phương án sử dụng cụ thể.

Công nghệ của Quantum Benchmark được phát triển trên cơ sở kết quả nhiều năm nghiên cứu của một số chuyên gia hàng đầu thế giới về tính toán lượng tử tại Viện Máy tính Lượng tử của Đại học Waterloo. Keysight mua lại Quantum Benchmark nhằm mục tiêu cung cấp đầy đủ các sản phẩm công nghệ lượng tử, đáp ứng toàn diện nhu cầu của khách hàng trên các lớp vật lý, giao thức và ứng dụng.

Quantum Benchmark là thương vụ mua lại thứ ba của Keysight trong lĩnh vực điện toán lượng tử sau khi mua lại Signadyne vào năm 2016 và Labber Quantum vào năm 2019.

Có thể bạn quan tâm
Mất việc vì chê hệ điều hành HarmonyOS sắp ra mắt của Huawei

Gần đây, thông tin được lan truyền trên mạng cho thấy, một nhân viên của thương hiệu sản xuất điện thoại thông minh OPPO đã đưa ra một số nhận xét không tốt về hệ điều hành HarmonyOS do Huawei tự phát triển trên nhóm WeChat. Anh ấy đã phải từ chức sau sự cố này.

LG gram thế hệ mới 2021 cho đặt hàng, giá từ 34,9 triệu đồng

Dòng máy tính nổi tiếng nhẹ, cấu hình cao và bền là LG gram đang được LG Việt Nam cho đặt hàng trước tại Việt Nam, giá máy bắt đầu từ 34,9 triệu đồng.

Spotify Premium miễn phí 3 tháng cho người dùng mới

Spotify Premium sẽ miễn phí ba tháng sử dụng gói Premium cho người dùng miễn phí và người dùng mới, đáp ứng đủ điều kiện với gói Premium cá nhân.

Thức Vũ và Maggie Võ: kết nối tạo thế giới robot AI

TS. Vũ Duy Thức, đồng sáng lập kiêm CEO của startup tại Silicon Valley là OhmniLabs và Kambria, và Maggie Võ, lãnh đạo Fuel Venture Capital, quỹ đầu tư trị giá hàng trăm triệu USD tại Mỹ, vẽ hướng cho những startup Việt có thể “kết nối thế giới”.

Xiaomi tăng trưởng tốt hầu hết các lĩnh vực trong quý đầu năm 2021

Tập đoàn Công nghệ Xiaomi vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất chưa qua kiểm toán của ba tháng đầu năm 2021. Báo cáo cho thấy, hãng đã có sự tăng trưởng ngoạn mục ở hầu hết các lĩnh vực.

SmartPay và Vietcombank hợp tác thanh toán bằng mã QR

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Công ty TNHH Mạng lưới Thông minh (SmartNet) – đơn vị sở hữu Ứng dụng thanh toán SmartPay đã ký kết thỏa thuận hợp tác thanh toán bằng mã QR trên ứng dụng ngân hàng số VCB Digibank của Vietcombank.

Cho thuê ngoài quy trình tuyển dụng đang trở thành xu hướng tại Việt Nam

Cho thuê ngoài quy trình tuyển dụng (Recruitment Process Outsourcing -RPO) đang trở thành xu hướng mới trong tuyển dụng tại thị trường Việt Nam – theo báo cáo nghiên cứu cùng tên do Navigos Search vừa công bố.

IBM Việt Nam được vinh danh tại giải thưởng Tình nguyện viên Xuất sắc 2020

Nhóm tình nguyện viên IBM Việt Nam là 1 trong 15 nhóm đã được tập đoàn IBM toàn cầu vinh danh tại giải thưởng Tình nguyện viên Xuất sắc 2020. Giải thưởng 10.000 USD sẽ được gửi tới Câu lạc bộ Sáng tạo của Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông để tiếp tục mở rộng quy mô dự án mà nhóm tình nguyện đã khởi động.

Rò rỉ bản ghi nhớ nội bộ của Huawei với kế hoạch đánh bại lệnh trừng phạt của Mỹ

Huawei đã phải chịu đựng một thời gian hỗn loạn và thất bại sau khi Mỹ áp đặt các hạn chế cứng rắn đối với các nhà cung cấp Mỹ lên Huawei vì hoạt động gián điệp kể từ năm 2019. Các lệnh trừng phạt nhằm mục đích phá vỡ quỹ đạo tăng trưởng của công ty.

Facebook tái khởi động chương trình “Bệ phóng doanh nghiệp”

Ngày 27/5, Facebook công bố tái khởi động chương trình “Bệ phóng doanh nghiệp” năm 2021 với mục tiêu hỗ trợ DNNVV Việt Nam nhanh chóng chuyển đổi số để phục hồi và tăng trưởng.