Ngày 7/3, Google đã ra mắt một trung tâm an ninh mạng mới ở Nhật Bản, nhằm giúp nâng cấp hệ thống phòng thủ mạng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo các chính phủ và công ty an ninh mạng, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã và đang phải đối mặt với mối đe dọa mạng ngày càng tăng từ một loạt các chủ thể, bao gồm các băng nhóm tội phạm mạng đang tìm kiếm các khoản tiền lớn, và cả các chủ thể được các nhà nước hậu thuẫn để theo đuổi hoạt động tình báo hoặc phá hoại. Những kẻ tấn công này không chỉ nhắm mục tiêu vào các chính phủ và quân đội, mà còn nhắm vào các cơ sở hạ tầng quan trọng như cảng và doanh nghiệp thuộc mọi quy mô.
Vì thế, khi các nước châu Á – Thái Bình Dương ngày càng lo lắng về các mối đe dọa từ Trung Quốc và các khu vực khác, hãng công nghệ khổng lồ của Mỹ Google đã thành lập trung tâm an ninh mạng châu Á – Thái Bình Dương đầu tiên tại Tokyo, Nhật Bản. Nó tọa lạc tại văn phòng công ty ở quận Roppongi của Tokyo.
Google cho biết: “Chúng tôi chính thức ra mắt Trung tâm An ninh mạng Xuất sắc tại Nhật Bản, nhằm mục đích kết nối các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các đối tác bảo mật hàng đầu”. Trung tâm này sẽ tiến hành nghiên cứu về an ninh mạng, với sự cộng tác của các trường đại học và chính phủ ở Nhật Bản, cũng như các nơi khác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Google hy vọng sẽ thúc đẩy nghiên cứu về các biện pháp đối phó với tấn công mạng, bằng cách chia sẻ thông tin mới nhất với các quan chức, doanh nghiệp và trường đại học có liên quan của Nhật Bản. Đơn vị mới cũng sẽ đóng vai trò là cơ sở đào tạo các chuyên gia an ninh mạng trong khu vực.
Bên cạnh đó, Google cũng sẽ mời các kỹ sư đến từ Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản và các kỹ sư đến từ Đông Nam Á để nghiên cứu cách phòng chống tấn công mạng. Google cho biết, họ sẽ không nhận bất kỳ khoản thù lao nào cho việc nghiên cứu chung này.
Trung tâm này cũng sẽ giúp tăng cường an ninh mạng cho 300.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tổ chức phi lợi nhuận, và các tổ chức xã hội khác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Vào tháng 10/2023, Google đã cảnh báo rằng, khu vực châu Á-Thái Bình Dương là mục tiêu của nhiều cuộc tấn công mạng hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới. Các chính phủ, bao gồm cả Nhật Bản, cũng đã lặp lại những lo ngại này.
Ngoài hoạt động tấn công lừa đảo và ransomware quy mô lớn của các nhóm tội phạm, Mỹ và các đồng minh trong khu vực, bao gồm Australia còn đổ lỗi cho Trung Quốc và các nhóm liên kết với Bắc Kinh về các cuộc tấn công mạng.
Vào tháng 9 năm ngoái, Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản đã cùng với các đối tác Mỹ, bao gồm cả FBI, cảnh báo về các cuộc tấn công phần mềm độc hại trên diện rộng, do các tác nhân mạng có liên quan đến Trung Quốc được gọi là BlackTech. Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản cho biết trong một tuyên bố chung rằng, BlackTech đã nhắm mục tiêu vào các lĩnh vực chính phủ, công nghiệp, công nghệ, truyền thông, điện tử và viễn thông, bao gồm cả các thực thể hỗ trợ quân đội Mỹ và Nhật Bản.
Phía Washington cáo buộc rằng, Trung Quốc đại diện cho “mối đe dọa gián điệp mạng rộng lớn nhất, tích cực nhất và dai dẳng nhất” đối với chính phủ và khu vực tư nhân của Nhật Bản. Về phần mình, Bắc Kinh cáo buộc Mỹ là “đế chế hack lớn nhất thế giới”.
Reno11 F 5G vừa được OPPO ra mắt thị trường Việt Nam nổi bật với 3 phiên bản màu Xanh Dương, Tím, và Xanh Đen có thiết kế mặt lưng vân kim sa, sở hữu màn hình AMOLED 120Hz tràn viền, hệ thống camera 64MP chất lượng, đặc biệt bộ công cụ sáng tạo hình ảnh thú vị dành cho người dùng trẻ.
Apple từng là ông vua không thể tranh cãi của thế giới công nghệ, giờ đây lại đang bị tấn công trên nhiều mặt trận.
Linwei Ding bị buộc bốn tội trộm cắp bí mật thương mại. Nếu bị kết án, anh ta phải đối mặt với án tù 10 năm cho mỗi tội danh.
Elon Musk, người tham gia thành lập công ty khởi nghiệp OpenAI, gần đây đã đệ đơn kiện công ty này với cáo buộc OpenAI đi chệch khỏi các nguyên tắc của một tổ chức phi lợi nhuận.
Dell đã giới thiệu danh mục AI PC thương mại và máy trạm di động để nâng cao năng suất cho doanh nghiệp và người lao động trong kỷ nguyên AI.
Trong năm 2023, Kaspersky đã phát hiện và ngăn chặn 33,8 triệu cuộc tấn công trên thiết bị di động, cao hơn 50% so với năm trước. Theo đó, mối đe dọa nhắm vào thiết bị di động phổ biến nhất chính là phần mềm quảng cáo, chiếm đến 40,8% tổng số mối đe dọa đã được Kaspersky phát hiện.
Apple vừa chính thức phát hành iOS 17.4, một trong những bản cập nhật lớn nhất trong lịch sử công ty bởi nó được phát hành nhằm đáp ứng đạo luật DMA của Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực từ ngày 6/3.
Cisco Identity Intelligence (Nhận diện thông minh) là tính năng đầu tiên trong nhóm Security Cloud cải tiến vừa được Cisco công bố. Cùng với những sự đổi mới liên tục về trí tuệ nhân tạo (AI), sự ra mắt tính năng mới này hướng tới tầm nhìn của Cisco về một nền tảng bảo mật đa miền hợp nhất.
Giới lập pháp Mỹ vừa giới thiệu Dự luật Bảo vệ người Mỹ khỏi các ứng dụng được kiểm soát bởi đối thủ nước ngoài. Đây là nỗ lực mới nhất của Chính quyền Washington, nhằm cấm TikTok ở Mỹ.
Nhóm ứng dụng của Meta bao gồm Facebook, Messenger, Instagram và Threads đã gặp phải sự cố kỹ thuật vào đêm qua 5/3, với hàng trăm nghìn người dùng báo cáo lỗi khi truy cập các dịch vụ. Người dùng Facebook tại Việt Nam cũng một phen hốt hoảng vì tưởng tài khoản mình bị hack.