Các khởi nghiệp ứng dụng AI chiến thắng tại Thử thách đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam (QVIC) 2024

Ba công ty đoạt giải tại QVIC năm nay lần lượt là Vbee- Nền tảng AI hội thoại, HSPTek - Thiết bị đeo được giám sát thời gian thực chống tĩnh điện và Met EV- xe điện thông minh với giải pháp hoán đổi pin năng lượng AI với các giải thưởng lần lượt là 100.000 USD, 75.000 USD và 50.000 USD.

Được hỗ trợ bởi Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam kể từ khi ra mắt vào năm 2019, QVIC tiếp tục thúc đẩy các công ty khởi nghiệp sáng tạo bằng cách cung cấp các lợi ích sâu rộng như ươm tạo kỹ thuật và kinh doanh, ưu đãi nộp bằng sáng chế và cố vấn chuyên gia.

Tất cả những đội tham gia sẽ gia nhập mạng lưới toàn cầu của Qualcomm Technologies, tăng cường tiếp xúc với ngành và cơ hội của họ trong các triển lãm thương mại toàn cầu và các hợp tác với khách hàng tiềm năng.

Chương trình QVIC khuyến khích phát triển hệ sinh thái công nghệ mới nổi của Việt Nam bằng cách xác định và nuôi dưỡng các công ty đổi mới sáng tạo vừa và nhỏ đang thiết kế các sản phẩm trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng như trí tuệ nhân tạo (AI), 5G, IoT, robot và máy bay không người lái, thành phố thông minh, thiết bị đeo được và công nghệ đa phương tiện, đồng thời sử dụng các nền tảng và công nghệ di động tiên tiến của Qualcomm Technologies. Sử dụng ưu đãi nộp bằng sáng chế của chương trình, các công ty khởi nghiệp QVIC đã nộp hơn 101 đơn xin cấp bằng sáng chế.

Các khởi nghiệp ứng dụng AI chiến thắng tại Thử thách đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam (QVIC) 2024 - Giai nhat

Quán quân  giải năm nay, Vbee.ai là công ty nổi bật trong lĩnh vực AI đàm thoại giống con người tại Việt Nam. Công ty theo đuổi thay các tương tác giữa người với người bằng  tự động hóa bằng trợ lý ảo, hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí hơn. Trong giai đoạn tham gia QVIC, Vbee.ai chuyển giải pháp của mình từ nền tảng đám mây sang nền tảng AI tại biên, máy chủ tại chỗ dựa trên nền tảng hỗ trợ tăng hiệu năng cho ứng dụng AI – Cloud AI100 của Qualcomm để cung cấp cho khách hàng thêm lựa chọn.

Ông Sudeepto Roy, Phó Chủ tịch Kỹ thuật, tập đoàn Qualcomm cho biết, “Chương trình năm 2024 không chỉ có số lượng đơn đăng ký cao nhất trong lịch sử chương trình của chúng tôi mà còn giới thiệu một đội hình mạnh mẽ gồm các công ty khởi nghiệp chuyên về công nghệ AI tại biên, chiếm 70% số đội lọt vào vòng chung kết năm nay. Các công ty này đi đầu trong các lĩnh vực như bảo mật sinh trắc học, robot, tự động hóa chăm sóc sức khỏe, công nghệ đeo được, di động thông minh, giải trí được hỗ trợ bởi AI, phân tích bán lẻ, hệ thống nhiều camera, AI đàm thoại và các giải pháp năng lượng bền vững. Những đóng góp sáng tạo của họ đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bằng cách tạo ra các ngành công nghiệp và cơ hội việc làm mới, đảm bảo vị trí nổi bật của Việt Nam trên trường toàn cầu và lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.”

Giải nhì HSPTek đang phát triển giải pháp tổng thể phần cứng và phần mềm để cung cấp khả năng đo thông số tĩnh điện theo thời gian thực ở các dây chuyền sản xuất. Dựa trên nền tảng bluetooth và QCS5430 của Qualcomm, hệ thống này cho phép thay thế hệ thống cũ dùng thảm và dây đeo cổ tay trong khi vẫn đảm bảo khả năng giám sát thông số tĩnh điện thời gian thực, đem lại sự thoải mái cho người lao động và tối đa hóa hiệu quả sản xuất.

Giải ba MET EV là một công ty công nghệ đang phát triển giải pháp tổng thể (HW/SW) cho xe điện 2 bánh bao gồm thiết bị IoT gateway, HMI, trạm hoán đổi pin. Khởi nhiệp này mong muốn đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang vận tải bền vững của Việt Nam đồng thời trao quyền cho thế hệ trẻ tạo ra tác động đáng kể đến tương lai của họ. Các nền tảng khác nhau của Qualcomm được tích hợp trong giải pháp xe 2 bánh để cung cấp các chức năng khác nhau như: Quectel EC21 (MDM9207) cho tính năng IoT, QCM2290 cho HMI và QCS6490 cho trạm đổi pin thông minh.

Có thể thấy các sản phẩm vào gia đoạn chung kết này có tính ứng dụng cụng như khả năng thương mại hóa rất cao.

Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp SME chuyển đổi số cần nghĩ đến nền tảng có khả năng tích hợp cao và chia sẻ tài nguyên số

Ngày 23/8, Công ty TNHH MTV Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC), Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn Chuyển đổi số TP.HCM (DXCenter) phối hợp tổ chức Hội thảo “Hành trình chuyển đổi số – Đột phá từ doanh nghiệp nhỏ đến thành công lớn”, nhằm giúp các doanh nghiệp có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và tìm ra những giải pháp đột phá để phát triển mạnh mẽ hơn trong thời đại số.

Mini App cấp xã/phường trên Zalo, chuyển đổi số từ cơ sở

Hiện nay, nhiều địa phương cấp dưới huyện/quận đã áp dụng phương án này, đẩy mạnh chuyển đổi sâu sắc và trực diện đến người dân thông qua việc chủ động xây dựng và phát triển Mini App riêng của xã/phường/thị trấn trên nền tảng Zalo.

Nền tảng TMĐT y tế Buymed chống gian lận bằng giải pháp của SHIELD

Buymed, nền tảng thương mại điện tử chăm sóc sức khỏe, y tế của Việt Nam và đang mở rộng ra Đông Nam Á đã công bố chính thức hợp tác với SHIELD, nền tảng phân tích rủi ro trên các thiết bị dựa vào AI nhằm hạn chế tối đa các rủi ro hay lừa đảo trực tuyến.

Ưu tiên chuyển đổi số, doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn về tốc độ đổi mới sáng tạo

Zebra Technologies Corporation, nhà cung cấp giải pháp số vừa công bố kết quả của nghiên cứu Tầm nhìn trong ngành sản xuất (Manufacturing Vision Study) năm 2024.

Visa thúc đẩy trải nghiệm số trong giao thông đô thị tại Việt Nam

Visa vừa tổ chức Diễn đàn Chính phủ số lần đầu tiên diễn ra tại Việt Namvới sự tham gia của các Bộ, Ngành, ngân hàng, công ty trung gian thanh toán và các công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam.

CMC dùng AI làm đòn bẩy cho cuộc chuyển đổi toàn diện

Với tầm nhìn chiến lược và sự đầu tư mạnh mẽ, Tập đoàn Công nghệ CMC đang chuyển mình để đáp ứng xu hướng chuyển đổi trí tuệ nhận tạo (AI) không chỉ tại Việt Nam mà còn trên quy mô toàn cầu.

Klook đầu tư cho Kreator – các nhà sáng tạo nội dung của mình

Klook đầu tư vào các workshop “Kreator Labs” và các quan hệ đối tác nhằm nâng tầm nội dung do người dùng sáng tạo, đồng thời mở rộng chương trình “Klook Kreator” (nhà sáng tạo nội dung Klook).

FPT Software ký kết hợp tác với Meerana, nghiên cứu AI, thúc đẩy chuyển đổi số khu vực Trung Đông

FPT Software vừa ký kết hợp tác chiến lược với Meerana Technologies – nhà cung cấp các giải pháp công nghệ thông minh tại UAE (Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất), nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển công nghệ tại khu vực Trung Đông này.

Từ sự cố “màn hình xanh chết chóc”, doanh nghiệp cần làm gì để duy trì hệ thống vận hành ổn định?

Như đã biết, vào ngày 19/7/2024, công ty an ninh mạng CrowdStrike đã cố gắng cập nhật “Falcon Sensor” nhằm phát hiện mối đe dọa theo thời gian thực và bảo vệ thiết bị đầu cuối, nhưng điều này đã dẫn đến sự cố “màn hình xanh chết chóc”, ảnh hưởng đến 8,5 triệu thiết bị chạy Windows Microsoft, gây tê liệt làm gián đoạn hệ thống vận hành trên toàn thế giới trong hai đến ba ngày.

Viettel là nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam triển khai thành công mạng 5G độc lập – 5G Standalone (SA)

Khác với 5G Non-Standalone (NSA) được phát triển trên hạ tầng mạng 4G, 5G SA là phiên bản tiên tiến hơn và hoàn toàn độc lập giúp nâng cao tính linh hoạt, khả năng mở rộng và cung cấp nhiều dịch vụ mới.