Tác giả đoạt giải thưởng Pulitzer tham gia vụ kiện bản quyền với OpenAI, Microsoft

Vụ kiện được đệ trình lên tòa án liên bang Manhattan cáo buộc OpenAI và Microsoft lạm dụng sách của các tác giả để đào tạo chatbot phổ biến của OpenAI, ChatGPT và phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) khác. Ảnh: @Google.

Một nhóm gồm 11 tác giả sách phi hư cấu ((Non-fiction) đã tham gia một vụ kiện tại tòa án liên bang Manhattan, cáo buộc OpenAI và Microsoft lạm dụng sách mà các tác giả đã viết để đào tạo cho các mô hình đằng sau chatbot ChatGPT phổ biến của OpenAI, cũng như các phần mềm dựa trên trí tuệ nhân tạo khác.

OpenAI, cha đẻ tạo ra ChatGPT được Microsoft hậu thuẫn đã mở ra cánh cửa rộng lớn cho những cách sử dụng trí tuệ nhân tạo mới. Nhưng theo các chuyên gia, các công ty này đang và sẽ phải đối mặt với sự giám sát ngày càng tăng thông qua các vụ kiện bản quyền, các phiên điều trần của Quốc hội Mỹ, và cuộc điều tra của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ. Vì thế, đây là những điều mà các doanh nghiệp sử dụng mô hình AI tạo sinh cũng nên chú ý tới.

Bởi có một thực tế rằng, chính sự giao thoa giữa Trí tuệ nhân tạo (AI) và luật bản quyền đã tạo ra một bối cảnh pháp lý phức tạp, mang đến cả cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp công nghệ. Khi nội dung do AI tạo ra ngày càng trở nên phổ biến, nhiều câu hỏi và mối quan tâm đã xuất hiện, bao gồm kiểm tra ranh giới của quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ tác phẩm sáng tạo theo quy định.v.v.v…

Khả năng tạo nội dung của AI đã làm dấy lên mối lo ngại về vi phạm bản quyền. Hệ thống AI có thể vô tình tạo ra các tác phẩm tương tự với tài liệu có bản quyền đã được đưa đầu vào để đào tạo trước đó.

Mặc dù bản thân AI không thể chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi vi phạm này, nhưng những người chịu trách nhiệm về xây dựng các mô hình, triển hoạt động AI và sử dụng AI có thể bị tranh chấp về bản quyền.

Mới đây, các nhà văn bao gồm Taylor Branch, người đoạt giải thưởng danh giá Pulitzer của Mỹ, cùng Stacy Schiff và Kai Bird – những người đồng viết tiểu sử J. Robert Oppenheimer “American Prometheus” đã được chuyển thể thành bộ phim đình đám “Oppenheimer” năm nay – đã nói với tòa án liên bang Manhattan rằng, các công ty như OpenAI và Microsoft đã vi phạm bản quyền của họ, khi sử dụng trái phép các tác phẩm để đào tạo các mô hình ngôn ngữ lớn GPT của OpenAI, và các sản phẩm trí tuệ nhân tạo tương tự của Microsoft.

Vụ kiện nêu rõ rằng, các công ty này đã lấy trái phép tác phẩm của các tác giả và tài liệu có bản quyền khác từ Internet để đào tạo các mô hình AI học cách phản hồi từ các lời nhắc truy vấn bằng văn bản của con người.

“Các bên bị đơn đang kiếm được hàng tỷ USD từ việc sử dụng trái phép sách phi hư cấu, tác giả của những cuốn sách này xứng đáng được bồi thường và được đối xử công bằng sau những hành vi đó”, luật sư Rohit Nath cho biết. Trong đơn kiện, các tác giả cũng đồng lập luận rằng, việc sử dụng trái phép tác phẩm của họ đã cấu thành hành vi vi phạm bản quyền.

Tác giả đoạt giải thưởng Pulitzer tham gia vụ kiện bản quyền với OpenAI, Microsoft - openAI
Theo báo cáo, vụ kiện cáo buộc vi phạm bản quyền và yêu cầu bồi thường thiệt hại về tiền bạc, cũng như yêu cầu các công ty ngừng vi phạm bản quyền của tác giả. Ảnh: @Google.

Nhà văn và biên tập viên của Hollywood Reporter, Julian Sancton lần đầu tiên đệ trình vụ kiện tập thể vào tháng trước. Sancton nói rằng OpenAI đã sao chép các cuốn sách phi hư cấu, bao gồm “Madhouse at the End of the Earth” hay “The Belgica’s Journey into the Dark Antarctic Night” để đào tạo các mô hình ngôn ngữ lớn GPT của mình.

Justin Nelson, luật sư của Sancton cho biết: “Trong khi OpenAI và Microsoft từ chối trả tiền cho các tác giả sách phi hư cấu, nền tảng AI của họ lại có được nhiều giá trị lớn. Vì thế, hành vi của OpenAI không gì khác hơn là hành vi trộm cắp tràn lan các tác phẩm có bản quyền”.

Vụ kiện mới nhất cũng cho rằng, do Microsoft đã đầu tư hàng tỷ USD vào OpenAI và tích hợp hệ thống của OpenAI vào các sản phẩm của mình, nên Microsoft phải có liên quan sâu sắc đến việc đào tạo và phát triển các mô hình AI, cũng như phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm bản quyền này.

Các tác giả đã yêu cầu tòa án đưa ra một số tiền bồi thường thiệt hại không xác định, và ra lệnh cho các công ty phải ngừng vi phạm bản quyền các tác phẩm của họ.

Theo báo cáo, OpenAI và Microsoft trước đây đã bác bỏ các cáo buộc tương tự về vi phạm bản quyền. Microsoft cho biết vào tháng 9 rằng, họ sẽ cung cấp một số biện pháp bảo vệ pháp lý cho khách hàng sử dụng nền tảng AI của mình, bảo vệ những khách hàng lo lắng hay dính vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong quá trình sử dụng các sản phẩm AI của Microsoft.

Cổ phiếu Meta hồi sinh kỷ lục sau năm 2022 đầy thảm họa

Cổ phiếu của Meta đã và đang có một năm tốt nhất từ ​​trước đến nay, tăng 178% vào năm 2023 tính đến cuối ngày 15/12. Điều này minh chứng cho thấy cam kết của CEO Mark Zuckerberg thành hiện thực, khi cho rằng 2023 sẽ là “năm hiệu quả” của Meta.

Loạt iPhone đời cũ giảm giá mạnh hơn 8 triệu đồng

Vào dịp cuối năm, thị trường mua sắm các sản phẩm công nghệ bắt đầu sôi động trở lại, giá bán nhiều mẫu iPhone chính hãng tại Việt Nam đã được điều chỉnh và ghi nhận xu hướng giảm sâu, đặc biệt là các dòng iPhone cũ.

Viettel IoT Day 2023: Cơ hội mở rộng hệ sinh thái IoT cho cộng đồng doanh nghiệp

Ngày 19/12 tại TP.HCM, Tổng Công ty Viễn thông Viettel tổ chức sự kiện Viettel IoT Day, quy tụ nhiều diễn giả từ các doanh nghiệp công nghệ có trị giá hàng tỉ đô như Intel, Nokia, Qualcomm, Mediatek, Advantech… cùng lãnh đạo các Bộ ngành liên quan.

Apple sẽ bổ sung hai tính năng hấp dẫn cho Apple Watch X

Apple sẽ không chỉ nghiên cứu thiết kế mới mà còn mang đến cho Apple Watch X ra mắt năm sau khả năng đo huyết áp và phát hiện chứng ngưng thở khi ngủ.

Trung Quốc tăng cường mở rộng cấm quan chức và công ty sử dụng iPhone

Theo tờ Bloomberg, nhiều quan chức chính phủ Trung Quốc đã được yêu cầu ngừng sử dụng iPhone. Cuộc đàn áp iPhone của nước này hiện đã mở rộng tới ít nhất 8 tỉnh của Trung Quốc.

Apple tạm dừng bán Apple Watch tại Mỹ do tranh chấp bằng sáng chế

Apple đang tạm dừng bán Apple Watch Series 9 và Ultra 2 tại Mỹ, do các tranh chấp pháp lý đang diễn ra.

Năm 2024, người Việt sẽ tiêu dùng thế nào?

Dữ liệu từ báo cáo mới nhất của Visa ghi nhận, trong 12 tháng vừa qua, người tiêu dùng Việt Nam xếp thứ hai khu vực châu Á – Thái Bình Dương (41%) về tần suất tham dự hoạt động biểu diễn nghệ thuật ở cả trong và ngoài nước, trong đó dẫn đầu là Ấn Độ (45%) và thứ 3 là Indonesia (40%).

AirPods 4 ra mắt năm sau với nhiều tính năng mới lạ

Apple được cho là sẽ mang đến một cuộc thay đổi về nhiều mặt đối với mẫu AirPods 4 mà công ty ra mắt vào năm sau.

AQUA đồng hành công cuộc phủ xanh rừng ngập mặn ở Sóc Trăng

Ngày 17/12/2023, Công ty điện máy AQUA Việt Nam phối hợp cùng tổ chức Hạnh Phúc Xanh thực hiện dự án “AQUA Chăm Sóc Trăng – Trồng rừng Vững đất” để trồng và chăm sóc hệ sinh thái rừng ngập mặn tại bãi trồng Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Đây là dự án đầu tiên trong chuỗi các dự án dài hạn, bền vững mang tên “AQUA Chăm” nhằm hướng tới sứ mệnh bảo vệ, chăm sóc thiên nhiên, xã hội và con người.

FPT ký kết chuyển đổi số với hai doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực logistic và TMĐT

Ngày 16/12, trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế Việt Nam – Nhật Bản 2023 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, JETRO và Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chứng kiến lễ trao 30 thỏa thuận hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, doanh nghiệp hai nước trên các lĩnh vực phát triển hạ tầng khu công nghiệp, đô thị, trung tâm thương mại, sản xuất Hydro xanh, sản xuất pin, năng lượng, tài chính, chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực.