Bật mí khả năng chống ung thư “siêu đỉnh” của chuột dũi trụi lông

Các nhà nghiên cứu tin rằng, sự cực kỳ nhạy cảm của hệ thống microenvironment là thứ ngăn chặn các tế bào ung thư giai đoạn đầu phát triển.

Theo nghiên cứu mới, chuột dũi trụi lông (Heterocephalus glaber) có thể sống trong một thời gian dài đến khó tin, và có khả năng chống ung thư đặc biệt, nhờ các điều kiện độc nhất trong cơ thể.

Việc hiểu được chuột dũi trụi lông (Heterocephalus glaber) hoàn toàn miễn dịch với bệnh ung thư thế nào có thể giúp cải thiện sự hiểu biết của chúng ta về cơ chế phát bệnh ung thư ở người, từ đó tìm ra những cách mới để ngăn ngừa hoặc điều trị ung thư tốt hơn.

Cho đến bây giờ, nhiều người nghĩ rằng, chuột dũi trụi lông hầu như không bao giờ bị ung thư, vì các tế bào khỏe mạnh của chúng có khả năng chống lại việc chuyển đổi thành tế bào ung thư.

Tuy nhiên, lần đầu tiên các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge đã chỉ ra rằng, các gen gây ung thư khi tiếp xúc với các tế bào của loài gặm nhấm này trong môi trường thí nghiệm cũng khiến các tế bào chuột này trở thành khối ung thư.

Phát hiện này cho thấy, những gì chuột dũi trụi lông chống lại ung thư không phải là nhờ tế bào miễn dịch khỏe mạnh, mà là nhờ vào hệ thống microenvironment (vi môi trường), đây là hệ thống phức tạp chứa nhiều tế bào và phân tử đặc thù bọc chặt từng tế bào riêng lẽ liên kết chặt chẽ với nhau thành một khối cực bền vững, cả hệ thống miễn dịch của nó cũng mang cấu trúc này.


Các nhà nghiên cứu tin rằng, sự cực kỳ nhạy cảm của hệ thống microenvironment là thứ ngăn chặn các tế bào ung thư giai đoạn đầu phát triển.

Nghĩa là khi có một tế bào ung thư lạ nào đó muốn hình thành và nhân lên trong bộ tế bào “chặt chẽ”, “khuôn mẫu” của chuột trụi lông, lập tức việc này kích hoạt gửi tín hiệu đến hệ thống microenvironment, hệ thống này nhanh chóng kìm hãm ngay việc phát triển nhân lên của tế bào ung thư đó, thay vì cơ chế kháng ung thư trong các tế bào miễn dịch khỏe mạnh như đã nghĩ trước đây.

Tiến sĩ Walid Khaled, một trong những tác giả cao cấp của nghiên cứu đến từ Khoa Dược của Đại học Cambridge cho biết: “Kết quả thật bất ngờ đối với chúng tôi, điều này đã làm thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết về khả năng kháng ung thư ở chuột dũi trụi lông, từ đó chúng ta có thể phát triển các biện pháp can thiệp để ngăn ngừa bệnh ung thư ở người”.

Được biết, chuột dũi trụi lông là loài gặm nhấm có nguồn gốc từ Đông Phi. Chúng có thể sống tới 37 năm và có khả năng chống ung thư cao, là loài động vật có vú máu lạnh duy nhất, thiếu độ nhạy cảm với các kích thích hóa học trên da và có thể chịu được lượng oxy rất thấp.

Trong nghiên cứu, các chuyên gia đã phân tích 79 dòng tế bào khác nhau được phát triển từ 5 mô khác nhau (ruột, thận, tụy, phổi và da) của 11 con chuột dũi trụi lông.
Họ đã nhiễm các tế bào chuột này với virus biến đổi gen gây ung thư.

Fazal Hadi, trưởng nhóm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh cho biết: “Thật ngạc nhiên, các tế bào chuột dũi trụi lông bị nhiễm bệnh bắt đầu nhân lên và nhanh chóng hình thành các ổ ung thư trên đĩa thí nghiệm. Sau đó nhanh chóng trở thành ung thư”.

Nhưng khi nhóm nghiên cứu tiêm những tế bào ung thư vào chính cơ thể chuột và trong vài tuần, những con chuột dũi trụi lông hoàn toàn khỏe mạnh, những tế bào ung thư bị tiêm vào không thể phát triển thành ung thư.

Kết quả nổi bật này chỉ ra rằng, hệ thống microenvironment của cơ thể chuột dũi trụi lông có thể ngừa ung thư phát triển.

Các nhà khoa học giờ đây sẽ tiếp tục điều tra các cơ chế mà chuột dũi trụi lông ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển thành khối u.

Và họ cũng muốn tìm hiểu xem, ngoài hệ thống tế bào microenvironment, hệ thống miễn dịch của nó có thực sự tham gia vào cơ chế thần kỳ này hay không, vì như chúng ta biết, bản thân hệ thống miễn dịch cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chúng ta khỏi ung thư, và sức mạnh này đã được khai thác hiệu quả trong các phương pháp điều trị miễn dịch hiện đại.

Công trình này với tiêu đề: “Sự biến đổi của các tế bào chuột dũi trụi lông” vừa được công bố trên Tạp chí Nature (Anh) vào ngày 2/7.

Có thể bạn quan tâm
Sở TT-TT kiến nghị xử lý hình sự New Life vì độc quyền Internet Phú Mỹ Hưng

Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM vừa có kết luận hành vi vi phạm độc quyền mạng viễn thông của công ty New Life (Cuộc Sống Mới) tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7 và kiến nghị xử lý hình sự.

Phát hiện chủng Covid-19 mới xâm nhập vào tế bào người

Các nhà nghiên cứu quốc tế cho rằng, có một biến thể trong bộ gen virus Covid-19 có khả năng lây nhiễm tế bào con người cực cao, giúp nó trở thành chủng virus chủ đạo hoành hành trên toàn thế giới.

Chơi game trên laptop “cỏ” chạy Windows 10 mượt hơn nhờ tính năng tăng tốc mới

Tính năng tăng tốc phần cứng mới giúp hệ điều hành khai thác tối đa hơn phần cứng xử lý, giúp gia tăng thêm khung hình khi chơi game. Nhưng các thử nghiệm ban đầu cho thấy tính năng này sẽ chỉ hoạt động tốt hơn với các phần cứng cấp thấp.

Anonymous kêu gọi xóa ngay TikTok vì là “phần mềm gián điệp Trung Quốc”

Tổ chức hacker lớn nhất thế giới Anonymous đang đồng loạt “tổng tấn công” TikTok – mạng xã hội video lớn nhất Trung Quốc trên nhiều phương tiện truyền thông với cáo buộc ứng dụng video này là một “phần mềm gián điệp của Trung Quốc”.

Có thể nộp phạt giao thông bằng VNPT PAY qua dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia

6 dịch vụ mới cung cấp giúp nâng dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia 725, trong đó có đóng phạt giao thông đường bộ, tất cả thành toán được qua ví điện tử VNPT Pay.

Google chi trả hàng tỉ USD cho Apple để làm công cụ tìm kiếm mặc định

Mỗi năm, Google đã chi hàng tỉ USD mỗi năm cho Apple để làm công cụ tìm kiếm mặc định. Đó là một trong những báo cáo được biên soạn bởi Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường của chính phủ Anh.

Chặn chiều gọi các thuê bao phát tán cuộc gọi rác từ ngày 1/7

Theo Công văn số 2568/CVT-TNTK, các nhà mạng sẽ triển khai thực hiện biện pháp chặn chiều gọi các thuê bao phát tán cuộc gọi rác từ ngày 1/7.

Lộ ảnh thực tế Galaxy Note20 với ống kính tiềm vọng

Bất ngờ hình ảnh được cho là Samsung Galaxy Note20 đăng tải trên webiste chính thức của hãng tại Ucraina, tiết lộ một số điểm đáng chú ý.

Men răng con người ở cấp độ nguyên tử có gì đặc biệt?

Bằng cách sử dụng kết hợp kính hiển vi tiên tiến, với kỹ thuật phát hiện phân tử hóa học, các nhà khoa học đã khám phá cấu trúc men răng của con người ở độ phân giải nguyên tử chưa từng có, cho thấy các kiểu mạng tinh thể độc đáo, và nhiều thứ bất ngờ khác.

Mạng 5G phát triển bất chấp đại dịch Covid-19: Phần 1

Rất nhiều ngành nghề đang bị thiệt hại nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, song vẫn có những lĩnh vực đang phát triển bất chấp tình hình dịch bệnh. Trong đó tốc độ triển khai mạng 5G c.ó thể thấy là nhanh vượt bậc.